ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ-Bài thuốc cổ phương

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN: BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG

   Ngành: Y Học Cổ Truyền                                                   Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 30 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Phương thuốc lý khí là những bài thuốc được phối bởi  các vị thuốc có tác dụng gì?

  1. Hành khí
  2. Giáng khí
  3. Cả A và B đều đúng
  4. Cả A và B đều sai

Câu 2: Hành khí chữa các khí uất với những triệu chứng đặc trưng như:

  1. Đầy bụng
  2. Nôn
  3. Nghẹn
  4. Tất cả đều đúng

Câu 3: Các phương thuốc hành khí là phối hợp những vị thuốc cay thơm có tác dụng hành khí khai uất như?

  1. Sa nhân, Mộc hương
  2. Ô dược, Sa nhân, Mộc hương
  3. Hương phụ, Ô dược, Sa nhân, Mộc hương
  4. Mộc hương

Câu 4: Vị thuốc Việt cúc hoàn có chỉ định nào sau đây?

  1. Đầy bụng, ợ chua, ợ hơi
  2. Đầy bụng, nôn hoặc ăn uống không tiêu
  3. Nôn hoặc ăn uống không tiêu
  4. Đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, nôn hoặc ăn uống không tiêu

Câu 5: Thành phần của vị thuốc Việt cúc hoàn có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 3 loại thành phần
  2. 6 loại thành phần
  3. 4 loại thành phần
  4. 5 loại thành phần

Câu 6: Cách dùng và liều dùng đối với vị thuốc Bán hạ hậu phác thang?

  1. Sắc nước uống với nước lạnh, ngày chia 3 lần
  2. Sắc nước uống với nước ấm, ngày chia 3 lần
  3. Sắc nước uống với nước lạnh, ngày chia 4 lần
  4. Sắc nước uống với nước ấm, ngày chia 4 lần

Câu 7: Phương thuốc giáng khí phối hợp những vị thuốc đắng ấm có tác  dụng giáng khí hóa đờm như?

  1. Hậu phác
  2. Bán hạn
  3. Trần bì
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Thành phần của vị thuốc Tô tử giáng khí thang có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 6 loại thành phần
  2. 8 loại thành phần
  3. 7 loại thành phần
  4. 5 loại thành phần

Câu 9: Phương thuốc lý huyết là những bài thuốc được phối hợp bởi những vị thuốc có tác dụng hoạt  huyết, chỉ huyết để chữa các chứng bệnh?

  1. Huyết ứ
  2. Huyết thoát.
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 10: Công dụng của Ôn kinh thang là gì?

  1. Ôn kinh
  2. Dưỡng huyết
  3. Khử ứ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 11: Chỉ định sau đây là của Vị thuốc nào: “Phụ nữ sau khi sanh sản dịch không ra hết gây đau trằn bụng dưới”

  1. Ôn kinh thang
  2. Sinh hóa thang
  3. Bán hạ hậu phác thang
  4. Tiểu kế ẩm tử

Câu 12: Công dụng, chỉ định và cách dùng của Tiểu kế ẩm tử là gì?

  1. Thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết chỉ huyết
  2. Các chứng tiểu ra máu kèm sốt cao
  3. Sắc nước uống
  4. Thanh nhiệt lợi thủy, lương huyết chỉ huyết; các chứng tiểu ra máu kèm sốt cao; sắc nước uống

Câu 13: Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói về vị thuốc an thần?

  1. Thuốc an thần là những bài thuốc có tác dụng giúp người bệnh bớt căng thẳng tinh thần, dễ ngủ, chống lại các cơn kích động tinh thần, lo âu, bứt rứt…
  2. Thuốc an thần có tác dụng giúp con người bớt căng thẳng tinh thần, dễ ngủ, chống lại các cơn kích động tinh thần, lo âu, bứt rứt…
  3. Thuốc an thần có tác dụng giúp người bệnh bớt căng thẳng tinh thần, trị mất ngủ, chống lại các cơn kích động, lo âu, bứt rứt…
  4. Tất cả đều đúng

Câu 14: Thành phần của vị thuốc Thiên vương bổ tâm đơn có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 10 loại thành phần
  2. 11 loại thành phần
  3. 12 loại thành phần
  4. 13 loại thành phần

Câu 15: Thành phần của vị thuốc Toan táo nhân thang có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 5 loại thành phần
  2. 7 loại thành phần
  3. 8 loại thành phần
  4. 6 loại thành phần

Câu 16: Thành phần của vị thuốc Chu sa an thần hoàn có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 5 loại thành phần
  2. 7 loại thành phần
  3. 8 loại thành phần
  4. 6 loại thành phần

Câu 17: Thành phần của vị thuốc Chỉ thực tiêu bí hoàn có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 10 loại thành phần
  2. 11 loại thành phần
  3. 12 loại thành phần
  4. 13 loại thành phần

Câu 18: Thành phần cơ bản của vị thuốc Bảo hòa hoàn có bao nhiêu loại thành phần?

  1. 6 loại thành phần
  2. 7 loại thành phần
  3. 8 loại thành phần
  4. 9 loại thành phần

Câu 19: Vị thuốc Thiên vương bổ tâm đơn có chỉ định nào sau đây?

  1. Tư âm thanh nhiệt
  2. Bổ tâm an thần
  3. Dùng trong các trường hợp mất ngủ kéo dài, rối loạn lo âu
  4. Tất cả đều đúng

Câu 20: Vị thuốc Thiên vương bổ tâm đơn có cách dùng như thế nào?

  1. Sắc nước uống chia làm 3 lần sáng và tối trước khi ngủ
  2. Sắc nước uống chia làm 3 lần sáng và chiều
  3. Sắc nước uống chia làm 2 lần sáng và tối trước khi ngủ
  4. Sắc nước uống chia làm 2 lần sáng và chiều

Câu 21: Để gia giảm chứng mệt mỏi, ngủ hay giật mình ta làm như thế nào?

  1. Gia Đảng sâm, Long xỉ
  2. Gia Long xỉ, Tri mẫu
  3. Gia Đảng sâ, Tri mẫu
  4. Gia Tri mẫu, Cam thảo

Câu 22: Vị thuốc Toan táo nhân thang có chỉ định nào sau đây?

  1. Dưỡng huyết an thần
  2. Thanh nhiệt trừ phiền mất ngủ trong bệnh tâm căn suy nhược
  3. Dưỡng huyết an thần, thanh nhiệt trừ phiền mất ngủ trong bệnh tâm căn suy nhược
  4. Tất cả đều sai

Câu 23: Nhận định nào sau đây đúng nhất khi nói đến cách dùng của Chu sa an thần hoàn?

  1. Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm thành hoàn, uống trước khi ăn, uống với nước nóng
  2. Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm thành hoàn, uống trước khi đi ngủ, uống với nước nóng
  3. Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm thành hoàn, uống trước khi đi ngủ, uống với nước lạnh
  4. Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm thành hoàn, uống sau khi ăn, uống với nước lạnh

Câu 24: Nhận định nào sau đây KHÔNG đúng với chỉ định của vị thuốc Chu sa an thần hoàn?

  1. Thanh nhiệt dưỡng huyết an thần
  2. Các chứng mất ngủ trong Tâm căn suy nhược
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 25: Khi bị mất ngủ kèm đàm nhiệt làm cho đầy tức nên gia giảm như thế nào?

  1. gia Liên tâm
  2. gia Qua lâu nhân
  3. gia Toan táo nhân
  4. Tất cả đều đúng

Câu 26: Cách dùng và công dụng của vị thuốc Chỉ thực tiêu bí hoàn?

  1. Các vị tán bột mịn, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 8 – 12g với nước sôi nguội lúc bụng đói; tiêu bỉ mãn, kiện tỳ vị.
  2. Các vị tán bột mịn, làm hoàn to vừa, mỗi lần uống 8 – 12g với nước sôi nguội lúc bụng no; tiêu bỉ mãn, kiện tỳ.
  3. Các vị tán bột mịn, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g với nước sôi nguội lúc bụng no; tiêu bỉ mãn, kiện tỳ.
  4. Các vị tán bột mịn, làm hoàn nhỏ, mỗi lần uống 6 – 8g với nước sôi nguội lúc bụng đói; tiêu bỉ mãn, kiện tỳ vị.

Câu 27: nhận định nào sau đây là đúng khi nói đến ứng dụng lâm sàng của vị thuốc Bảo hòa hoàn?

  1. Bài thuốc chủ yếu trị chứng thực tích thường gặp ở người lớn rối loạn tiêu hóa
  2. Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư tích thường gặp ở người lớn rối loạn tiêu hóa
  3. Bài thuốc chủ yếu trị chứng thực tích thường gặp ở trẻ em rối loạn tiêu hóa
  4. Bài thuốc chủ yếu trị chứng hư tích thường gặp ở trẻ em rối loạn tiêu hóa

Câu 28: Lá sen theo Y học hiện đại có tác dụng gì?

  1. Kéo dài giấc ngủ…
  2. Hạ nhiệt
  3. Chữa mất ngủ, ức chế thần kinh trung ương, gây ngủ, an thần…
  4. Thăng thanh tán ứ

Câu 29: Thứ có hình có khối cố định không di dịch, đau ở một chỗ gọi là?

  1. Trưng hà
  2. Trưng
  3. Tất cả đều sai

Câu 30: Cam thảo theo Y học cổ truyền có tác dụng gì?

  1. Giải độc cơ thể…
  2. Kiện Tỳ hòa trung
  3. An thần, chống co giật
  4. Kéo dài giấc ngủ…

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

5/5 - (100 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!