ĐỀ THI TỐT NGHIỆP – CHÍNH TRỊ – ĐỀ 134

 

 

ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

MÔN HỌC: CHÍNH TRỊ

Thời gian làm bài: 60 phút

Trình độ:      Trung cấp

Hệ đào tạo:   Chính quy

Ngành:          Điều dưỡng

Họ và tên thí sinh: …………………………………….SBD: ………………………………………..

(Thí sinh không sử dụng tài liệu; cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Mã đề: 134

Anh/ chị hãy chọn câu đúng nhất

 

 Câu 1. Đơn vị đo giá trị hàng hóa là:

A. Số lượng sản phẩm làm ra                                   B. Thời gian lao động từng ngành

C. Thời gian lao động xã hội cần thiết                      D. Thời gian lao động cá biệt                            

 Câu 2. Thời gian thực dân Pháp nổ súng bắt đầu xâm lược Việt Nam là:

A. 1883                       B. 1859                          C. 1884                                  D. 1858

 Câu 3. Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

  1. Đảng, nhà nước, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội
  2. Đảng, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc
  3. Đảng, Chính phủ, Quốc hội
  4. Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận tổ quốc

 Câu 4. Trong Mặt trận dân tộc thống nhất, vai trò của Đảng Cộng sản Việt Nam là:

  1. Vừa là thành viên, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận
  2. Vừa là thành viên, vừa là đại biểu của Mặt trận
  3. Vừa là đại biểu của giai cấp công nhân trong Mặt trận, vừa là thành viên của Mặt trận
  4. Vừa là lực lượng lãnh đạo, vừa là đại biểu đại diện của Mặt trận

 Câu 5. Bản chất của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

  1. Mang bản chất giai cấp công nhân đồng thời mang tính dân tộc, nhân dân rộng rãi
  2. Mang bản chất giai cấp dân tộc, nhân dân
  3. Mang bản chất giai cấp nông dân, nhân dân, dân tộc cùng các tầng lớp trong xã hội
  4. Mang bản chất giai cấp nông dân đồng thời mang tính dân tộc, nhân dân rộng rãi

 Câu 6. Nội dung tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức có ảnh hưởng cơ bản nhất, trực tiếp nhất đến sinh viên ngành y là:

A. Trung hiếu                           B. Thương yêu con người

C. Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư                     D. Tinh thần quốc tế trong sáng

 Câu 7. Thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

A. Cụ Phó bảng Nguyễn Xinh Xắc                                B. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Khiêm

C. Cụ Phó bảng Nguyễn Xinh Sắc                                D. Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc                    

 Câu 8. Sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc từ người yêu nước trở thành người cộng sản là:

  1. Đọc Tuyên ngôn độc lập
  2. Đọc sơ thảo luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
  3. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế Cộng sản và tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp
  4. Thành lập Hội Việt Nam cách mạng thanh niên

 Câu 9. Thời gian Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp sau năm 1945 là:

A. 19 – 12 – 1949          B. 19 – 12 – 1946          C. 19 – 12 – 1947               D. 19 – 12 – 1948                                        

 Câu 10. Đặc trưng của phủ định biện chứng:

A. Tính chủ quan và khách quan                     B. Mang tính chủ quan và tính kế thừa               

C. Sự phủ định đồng thời mang tính khẳng định               D. Tính khách quan và tính kế thừa               

 Câu 11. Theo tư đạo đức tưởng Hồ Chí Minh, phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác là:

A. Tinh thần quốc tế trong sáng                     B. Chí công vô tư                                             

C. Trung với nước, hiếu với dân                    D. Yêu thương con người

 Câu 12. Quy luật vạch ra cách thức của sự vận động và phát triển:

  1. Quy luật phủ định của phủ định
  2. Quy luật về mối liên hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
  3. Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
  4. Quy luật chuyển hoá từ sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại

 Câu 13. “Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập, và sự thật đã trở thành một nước tự do, độc lập. Toàn thể nhân dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. Nội dung trên trích từ tác phẩm nào do Bác soạn thảo:

A. “Bản án chế độ thực dân Pháp”                      B. “Đường cách mệnh”

C. “Cương lĩnh chính trị đầu tiên”                        D. “Tuyên ngôn độc lập”

 Câu 14. Sự kiện đánh dấu Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc là:

  1. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản
  2. Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lênin
  3. Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của cách mạng Pháp
  4. Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ

 Câu 15. Thời gian Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường giải phóng dân tộc Việt Nam là:

A. 7/1920               B. 6/1911              C. 6/1925             D. 2/1930                                                                            

 Câu 16. Địa danh chỉ đúng quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh là:

  1. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Hà Tĩnh
  2. Xã Làng Sen, Kim Liên, tỉnh Hà Tĩnh
  3. Xã Hoàng Trù, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
  4. Xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An

 Câu 17. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nhiệm vụ hàng đầu, trên hết, trước hết của cách mạng Việt Nam là:

A. Giải phóng giai cấp                                        B. Giải phóng nhà nước                                 

C. Giải phóng nhân dân                                        D. Giải phóng dân tộc

 Câu 18. Cơ sở của sản xuất và trao đổi hàng hóa là:

  1. Hao phí thời gian lao động cá biệt
  2. Hao phí lao động quá khứ và lao động sống của người sản xuất
  3. Hao phí thời gian lao động xã hội cần thiết
  4. Hao phí thời gian lao động của người sản xuất hàng hóa

 Câu 19. Quan điểm toàn diện là quan điểm được rút ra từ:

  1. Nguyên lý về sự phát triển
  2. Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
  3. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
  4. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển

 Câu 20. Thời gian Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất bắt đầu và kết thúc là:

A. Từ năm 1911 đến năm 1920                 B. Từ năm 1914 đến năm 1918

C. Từ năm 1912 đến năm 1918                 D. Từ năm 1939 đến năm 1945                         

 Câu 21. Hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa lần lượt phát triển qua các giai đoạn:

  1. Thời kỳ quá độ, công xã nguyên thủy, chủ nghĩa cộng sản
  2. Thời kỳ quá độ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
  3. Thời kỳ quá độ, cộng sản chủ nghĩa, chủ nghĩa xã hội
  4. Chủ nghĩa tư bản, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản

 Câu 22. Người lãnh đạo phong trào Cần Vương là:

A. Lương Văn Can                    B. Tôn Thất Thuyết                                     

C. Phan Chu Trinh                    D. Nguyễn Quyền

 Câu 23. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc theo tư tưởng Hồ Chí Minh là:

A. Đảng cộng sản Việt Nam                 B. Nhà nước của dân, do dân và vì dân

C. Các tổ chức hội, đoàn của quần chúng                    D. Mặt trận dân tộc thống nhất

 Câu 24. Nhiệm vụ của cơ quan Tư pháp là:

  1. Tiến hành ban hành các bản pháp lệnh, khới tố và xét xử
  2. Tiến hành xét xử và bảo vệ pháp luật
  3. Tiến hành hiện thực hiện và xét xử theo qui định pháp luật
  4. Tiến hành ban hành các văn bản và xét xử theo qui định pháp luật

 Câu 25. Nguyên tắc xây dựng nền đạo đức mới theo Hồ Chí Minh là:

A. Nói đi đôi với làm, nêu gương về đạo đức; xây đi đôi với chống, tu dưỡng đạo đức suốt đời                                

B. Nói đi đôi với làm, rèn luyện cần kiệm liêm chính, xây đi đôi với chống, tu dưỡng đạo đức suốt đời

C. Nói đi đôi với làm, xây đi đôi với cải tạo, tự rèn luyện đạo đức suốt đời

D. Nói đi đôi với làm, xây dựng đi đôi với cải tạo, rèn luyện cần kiệm, liêm chính, chí công vô tư

 Câu 26. Phép biến chứng duy vật xem xét các sự vật, hiện tượng:

  1. Các sự vật, hiện tượng phát triển riêng biệt
  2. Phép biện chứng xem xét các sự vật, hiện tượng trong mối liên hệ
  3. Các sự vật, hiện tượng độc lập nhau
  4. Các sự vật, hiện tượng không có mối quan hệ.

 Câu 27. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến xây dựng Hiến pháp là biểu hiện quyền nào dưới đây của công dân:

A. Quyền được tham gia                       B. Quyền tự do ngôn luận                                                                       

C. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội         D. Quyền góp ý xây dựng Hiến pháp và pháp luật

Câu 28. Vai trò của đạo đức cách mạng theo Hồ Chí Minh là:

  1. Đạo đức là cái gốc, là nền tảng của người cách mạng
  2. Đạo đức là phương châm, là hành động của người cách mạng
  3. Đạo đức là lẽ sống của người cách mạng
  4. Đạo đức là cái gốc, là xử thế của người cách mạng

 Câu 29. Theo quy định của pháp luật, công dân có quyền nào sau đây:

A. Bảo vệ Tổ quốc                                      B. Nộp thuế cho nhà nước

C. Sở hữu về thu nhập hợp pháp               D. Sở hữu đối với mọi thu nhập của mình

 Câu 30. Tổ chức giữ vai trò quản lý trong hệ thống chính trị ở nước ta là:

A. Nhà nước                 B. Đảng                    C. Quốc hội                   D. Chính phủ                                          

 Câu 31. Theo Triết học Mác, “Chất” của sự vật là:

  1. Bất kỳ thuộc tính nào của sự vật
  2. Tổng hợp các thuộc tính cơ bản của sự vật, để phân biệt nó với sự vật, hiện tượng khác
  3. Tổng hợp các đặc điểm của sự vật
  4. Thuộc tính cơ bản của sự vật

 Câu 32. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, nhà nước vì dân là nhà nước:

A. Do nhân dân bầu nên                         B. Do nhân dân làm chủ                                                                          

C. Quyền lực nằm trong tay nhân dân    D. Tất cả đều vì lợi ích của nhân dân

 Câu 33. Cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là:

  1. Chính phủ
  2. Tòa án
  3. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công
  4. Quốc hội

Câu 34. Quy luật xã hội giữ vai trò quyết định đối với sự vận động, phát triển của xã hội:

  1. Quy luật cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng
  2. Quy luật đấu tranh giai cấp
  3. Quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
  4. Quy luật tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội

 Câu 35. Lãnh đạo khối đại đoàn kết dân tộc ở nước ta là:

A. Đảng Cộng sản                B. Quốc hội                   C. Chính phủ                      D. Mặt trận Tổ quốc

 Câu 36. Hai nguồn gốc hình thành ý thức:

A. Xã hội và bộ óc người                        B. Tự nhiên và lao động                                                                         

C. Bộ óc người và lao động                   D. Tự nhiên và xã hội                                      

 Câu 37. Nguồn gốc xã hội trực tiếp quyết định sự ra đời của ý thức:

A. Bộ óc con người          B. Thế giới khách quan        C. Lao động và ngôn ngữ              D. Ngôn ngữ                

 Câu 38. Chủ thể nào dưới đây có quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội:

A. Chỉ những người có chức quyền                 B. Mọi công dân

C. Chỉ có Ủy ban nhân dân các cấp                 D. Chỉ những người được giao nhiệm vụ

 Câu 39. Chức năng của Quốc hội trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

  1. Tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật
  2. Lãnh đạo nhà nước thực hiện các nhiệm vụ chính trị
  3. Giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của nhà nước
  4. Điều tra và bổ trợ hoạt động tư pháp

 Câu 40. Tác giả luận điểm “học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự nhân dân và tổ quốc”:

  1. Hồ Chí Minh
  2. Ăng-ghen
  3. C.Mác
  4. V.I.Lê – nin                  

 Câu 41. Thời gian Việt Nam gia nhập APEC:

A. 1995                                B. 2000                          C. 2011                                         D. 1998

 Câu 42. Theo Hồ Chí Minh, cách mạng là sự nghiệp của:

A. Đảng                          B. Nhà nước                  C. Công nhân                             D. Nhân dân

 Câu 43. Đại biểu cho xu hướng cải cách trong phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản đầu thế kỷ XX là:

A. Lương Văn Can             B. Phan Châu Trinh                C. Phan Bội Châu                 D. Nguyễn Quyền        

Câu 44. Theo Triết học Mác, khái niệm “độ” là:

  1. Phạm trù triết học chỉ sự biến đổi về chất và lượng
  2. Phạm trù triết học chỉ khoảng giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng có thể làm biến đổi về chất.
  3. Giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng bất kỳ cũng làm biến đổi về chất.
  4. Phạm trù triết học chỉ khoản giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật.

 Câu 45. Sự thống nhất giữa lực lượng sản xuất ở một trình độ nhất định và quan hệ sản xuất tương ứng tạo thành:

A. Phương thức sản xuất                   B. Hình thái kinh tế – xã hội

C. Cơ sở hạ tầng                                D. Kiến trúc thượng tầng                                                                    

 Câu 46. Lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Yên Thế (1884 – 1913) là:

A. Hàm Nghi           B. Hoàng Hoa Thám        C. Tôn Thất Thuyết         D. Phan Bội Châu                                        

 Câu 47. Cuộc cách mạng đã mở ra thời đại mới “Thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc” là:

A. Cách mạng Tư sản Mỹ                B. Cách mạng Tân Hợi                                                                                  

C. Cách mạng tháng 10 Nga           D. Cách mạng Tháng Tám                                                                     

 Câu 48. Theo Nguyễn Ái Quốc, con đường duy nhất để giải phóng dân tộc Việt Nam là:

A. Cách mạng dân chủ tư sản               B. Cách mạng tư sản                                           

C. Cách mạng vô sản                            D. Con đường phong kiến                                                                     

 Câu 49. Nguyên tắc trao đổi hàng hóa trong quy luật giá trị là:

A. Nguyên tắc của người tiêu dùng               B. Nguyên tắc của người sản xuất

C. Nguyên tắc ngang giá                               D. Nguyên tắc của thị trường

 Câu 50. Yếu tố giữ vị trí cao nhất trong điều chỉnh các quan hệ của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là:

A. Các đạo luật                                        B. Hiến pháp và các đạo luật                             

C. Cương lĩnh chính trị                            D. Các nghị định và thông tư

 Câu 51. Chiến dịch kết thúc cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân 1975 là:

A. Hồ Chí Minh                          B. Huế – Đà Nẵng                                                                                         

C. Tây Nguyên                          D. Điện Biên Phủ trên không                       

 Câu 52. Vừa mới ra đời, Đảng đã phát động được một phong trào cách mạng rộng lớn, đó là:

A. Cách mạng tháng Tám năm 1945                 B. Cao trào kháng Nhật cứu nước             

C. Cao trào dân chủ 1936-939                          D. Cao trào cách mạng 1930-1931

 Câu 53. Phương châm kết hợp phát huy tối đa nội lực trong quan hệ quốc tế của nước ta là:

  1. Thu hút tất cả các nguồn lực của các nước
  2. Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài
  3. Kết hợp với các thành viên tích cực trong cộng đồng quốc tế
  4. Thu hút các đối tác các nước trong cộng đồng quốc tế

 Câu 54. Theo triết học Mác – Lênin, kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm

  1. Toàn bộ những quan điểm, tư tưởng và những thiết chế xã hội tương ứng
  2. Toàn bộ ý thức xã hội và các quan hệ xã hội
  3. Toàn bộ các quan hệ xã hội và các tổ chức tương ứng
  4. Toàn bộ các tư tưởng xã hội và các tổ chức tương ứng

 Câu 55. Độ tuổi công dân có quyền biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là:

A. Đủ 18 tuổi                   B. Đủ 21 tuổi                C. Đủ 19 tuổi                       D. Đủ 20 tuổi                   

 Câu 56. Người đã khái quát chân lí về sức mạnh đoàn kết ” Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết. Thành công, thành công, đại thành công” là:

A. Tôn Đức Thắng

B. Võ Nguyên Giáp

C. Hồ Chí Minh

D. Trần Phú                                                                                 

 Câu 57. Theo quy định của pháp luật, công dân Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi trở lên có quyền bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp:

A. 23 tuổi                       B. 21 tuổi                     C. 22 tuổi                           D. 18 tuổi

 Câu 58. Hình thức tổ chức của khối đại đoàn kết dân tộc là:

A. Là các tổ chức hội, đoàn của quần chúng           B. Là Đảng cộng sản

C. Là Mặt trận dân tộc thống nhất                            D. Là nhà nước của dân, do dân, vì dân

 Câu 59. Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, giai đoạn cao của hình thái kinh tế – xã hội cộng sản chủ nghĩa là:

A. Thời kỳ xã hội chủ nghĩa                                   B. Thời kỳ cộng sản chủ nghĩa                          

C. Thời kỳ công nghiệp hóa – hiện đại hóa           D. Thời kỳ quá độ

 Câu 60. Bản chất của ý thức:

  1. Sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc con người một cách năng động, sáng tạo;
  2. Phản ánh thần linh, thượng đế một cách chủ động
  3. Hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, phản ánh thụ động
  4. Một hiện tượng xã hội và mang bản chất xã hội, phản ánh thụ động
5/5 - (100 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!