ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ- BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ THI KẾT GIỮA KÌ

MÔN:  BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

   Ngành: Y Học Cổ Truyền                                          Thời gian: 60 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

●      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Câu 1. Thận âm hư là?

  1. Triệu chứng bệnh
  2. Bệnh danh
  3. Hội chứng bệnh
  4. Nguyên nhân gây bệnh

Câu 2. Tỳ khí hư do ăn uống thất điều là?

  1. Triệu chứng bệnh
  2. Bệnh danh
  3. Hội chứng bệnh
  4. Nguyên nhân gây bệnh

Câu 3. Phong nhiệt phạm Phế là?

  1. Triệu chứng bệnh
  2. Bệnh danh
  3. Hội chứng bệnh
  4. Nguyên nhân gây bệnh

Câu 4. Can khí uất kết là?

  1. Triệu chứng bệnh
  2. Bệnh danh
  3. Hội chứng bệnh
  4. Nguyên nhân gây bệnh.

Câu 5. Quy luật diễn tiến bệnh theo Vệ-Khí-Dinh-Huyết là của bệnh nào?

  1. Bệnh ngoại cảm lục dâm
  2. Bệnh ngoại cảm ôn bệnh
  3. Bệnh ngoại cảm thương hàn
  4. Bệnh do nội nhân

Câu 6. Phương pháp biện chứng thường sử dụng cho bệnh ngoại cảm là?

  1. Bát cương và Tạng Phủ
  2. Bát cương và Lục dâm
  3. Tạng phủ và Lục dâm
  4. Lục dâm và Kinh lạc

Câu 7. Phương pháp biện chứng thường sử dụng cho bệnh nội thương là?

  1. Bát cương, Lục dâm
  2. Lục kinh, Tạng phủ
  3. Bát cương, Tạng Phủ
  4. Lục kinh, Khí-Huyết-Tân dịch

Câu 8. Là cương lĩnh về biện chứng luận trị của Thương hàn luận, chia thành sáu loại chứng hình tam âm và tam dương là nội dung của phương pháp biện chứng nào sau đây?

  1. Khí-Huyết-Tân dịch
  2. Tam tiêu
  3. Lục dâm
  4. Lục kinh

Câu 9. Biện chứng bệnh ngoại cảm ôn nhiệt. Là bốn mức độ nông đến sâu, bên ngoài tới bên trong của cơ thể là nội dung của phương pháp biện chứng nào sau đây?

  1. Khí-Huyết-Tân dịch
  2. Tam tiêu
  3. Vệ-Khí-Dinh-Huyết
  4. Lục kinh

Câu 10. Bệnh thuộc phần lý (Tạng Phủ), phần nông nhất ở lý, bệnh Khí nặng, sâu là đặc điểm của bệnh ở phần nào sau đây?

  1. Huyết phận
  2. Dinh phận
  3. Khí phận
  4. Vệ phận

Câu 11. Nguyên tắc điều trị trong những bệnh lý đột ngột, rất nặng hay trong quá trình bệnh, khi xuất hiện triệu chứng nguy hiểm, nặng là?

  1. Trị bệnh cầu bản
  2. Cấp tắc trị tiêu
  3. Hoãn tắc trị bản
  4. Tiêu bản đồng trị

Câu 12. Nguyên tắc điều trị trong những bệnh lý mạn tính, kéo dài hay trong trường hợp không có biểu hiện cấp tính, chính khí hư mà tà khí chưa hết là?

  1. Tiêu bản đồng trị
  2. Hoãn tắc trị bản
  3. Cấp tắc trị tiêu
  4. Trị bệnh cầu bản

Câu 13. Nguyên tắc căn bản trong nguyên tắc điều trị bệnh theo y học cổ truyền là?

  1. Cấp tắc trị tiêu
  2. Trị bệnh cầu bản
  3. Hoãn tắc trị bản
  4. Tiêu bản đồng trị

Câu 14. Thường từ biểu, mũi miệng xâm phạm cơ thể gây ra biểu chứng như phát sốt, sợ lạnh, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hay có khi nhập thẳng vào lý là đặc tính gây bệnh nào của lục dâm?

  1. Tính theo mùa
  2. Tính ngoại cảm
  3. Tính khu vực
  4. Tính biến hoá

Câu 15. Bệnh biểu chứng phong hàn thành lý nhiệt là đặc tính gây bệnh nào của lục dâm?

  1. Tính ngoại cảm
  2. Tính kết hợp gây bệnh
  3. Tính biến hoá
  4. Tính khu vực

Câu 16. Tà khí đứng đầu của bệnh Ngoại cảm là?

  1. Phong tà
  2. Hàn tà
  3. Nhiệt tà
  4. Thấp tà

Câu 17. Đặc tính của Phong tà là gì?

  1. Dễ hại phần dương, làm bế tắc, ngưng trệ, tính thu dẫn
  2. Tính nhẹ, phát tán, đi lên, ra ngoài, di động, biến hóa, dễ tổn thương dương khí, có tính động
  3. Dễ tổn thương dương khí, gây trở ngại khí vận hành, tính đưa xuống dưới, tính nặng đục, tính dính nhớt
  4. Hay gây sốt, viêm nhiệt, hay đốt tân dịch, hay gây chảy máu, tính cấp bách, mãnh liệt

Câu 18. Đặc tính của Thấp tà là gì?

  1. Hay gây sốt, viêm nhiệt, hay đốt tân dịch, hay gây chảy máu, tính cấp bách, mãnh liệt
  2. Dễ tổn thương dương khí, gây trở ngại khí vận hành, tính đưa xuống dưới, tính nặng đục, tính dính nhớt
  3. Dễ hại phần dương, làm bế tắc, ngưng trệ, tính thu dẫn
  4. Tính nhẹ, phát tán, đi lên, ra ngoài, di động, biến hóa, dễ tổn thương dương khí, có tính động

Câu 19. Đặc tính của Hàn tà là gì?

  1. Dễ hại phần dương, làm bế tắc, ngưng trệ, tính thu dẫn
  2. Tính nhẹ, phát tán, đi lên, ra ngoài, di động, biến hóa, dễ tổn thương dương khí, có tính động
  3. Dễ tổn thương dương khí, gây trở ngại khí vận hành, tính đưa xuống dưới, tính nặng đục, tính dính nhớt
  4. Hay gây sốt, viêm nhiệt, hay đốt tân dịch, hay gây chảy máu, tính cấp bách, mãnh liệt

Câu 20. Bệnh thuộc Can huyết, Thận, bệnh Huyết nặng là đặc điểm của bệnh ở phần nào sau đây?

  1. Vệ phận
  2. Khí phận
  3. Dinh phận
  4. Huyết phận

Câu 21. Tính chất bệnh đột ngột, di chuyển nhanh. Có thể gây run, co giật, cứng hoặc liệt, ngứa, sợ gió, thường ở đầu mặt là của tà khí nào sau đây?

  1. Hoả tà
  2. Phong tà
  3. Táo tà
  4. Thấp tà

Câu 22. Vào bì, cơ, vệ, khí gây cảm mạo. Tỳ Vị gây tiêu chảy, bụng lạnh đầy, đau, tay chân lạnh. Đau tại chỗ, co cứng cơ, đau vai gáy, đau lưng, đau quặn bụng, co duỗi khó khăn là biểu hiện của tà khí nào sau đây?

  1. Táo tà
  2. Hàn tà
  3. Phong tà
  4. Thấp tà

Câu 23. Cảm giác toàn thân nặng nề hoặc đầu nặng không muốn ăn, tức ngực hoặc đầy bụng, miệng dính nhớt, tiểu khó, đới hạ trắng, dính, rêu lưỡi nhớt, mạch hoạt hoặc nhu là biểu hiện của tà khí nào sau đây?

  1. Táo tà
  2. Hàn tà
  3. Phong tà
  4. Thấp tà

Câu 24. Nguyên nhân của Phong hàn thúc Phế là gì?

  1. Cảm nhiễm phong hàn tà
  2. Phong hàn tà truyền biến đến kinh Thái âm Phế
  3. Bệnh lâu ngày ở Phế gây Phế khí hư
  4. Phế dương hư

Câu 25. Co giật từng cơn, cổ gáy cứng, đau đầu, chóng mặt, mắt đỏ, tâm phiền, sốt, khát, lưỡi đỏ thẫm, mạch huyền sác là triệu chứng của bệnh ngoại cảm ôn bệnh nào?

  1. Nhiệt nhập Tâm bào
  2. Huyết nhiệt thương âm
  3. Nhiệt uất hung cách
  4. Can nhiệt động phong

Câu 26. Bài thuốc thích hợp cho Phong hàn thúc Phế là gì?

  1. Tô tử giáng khí thang
  2. Tang cúc ẩm
  3. Hoắc hương chính khí tán
  4. Bạch đầu ông thang

Câu 27. Nguyên nhân của Hàn thấp khốn Tỳ là gì?

  1. Cảm nhiễm hàn thấp tà
  2. Hàn tà truyền biến đến kinh Thái âm Tỳ
  3. Bệnh lâu ngày của Tỳ
  4. Tỳ dương hư

Câu 28. Phép trị thích hợp cho Hàn thấp khốn Tỳ là gì?

  1. Khu phong, tán hàn, trừ thấp
  2. Ôn trung, sáp trường, chỉ tả
  3. Tán hàn, hoá thấp, kiện Tỳ
  4. Bổ Tỳ, chỉ tả

Câu 29. Bài thuốc thích hợp cho Hàn thấp khốn Tỳ là gì?

  1. Tô tử giáng khí thang
  2. Tang cúc ẩm
  3. Bạch đầu ông thang
  4. Hoắc hương chính khí tán

Câu 30. Bứt rứt, sốt, sợ gió, ho khạc đàm vàng dày, ho ra máu, hô hấp ngắn, ngực nóng, tức ngực, táo bón, tiểu ít, lưỡi đỏ, đầu lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch phù sác hoặc hoạt sác là triệu chứng lâm sàng của bệnh lý nào?

  1. Phong hàn thúc Phế
  2. Phong nhiệt phạm Phế
  3. Phế âm hư
  4. Phế khí hư

Câu 31. Bụng đầy, đau thượng vị, nôn nước trong, chán ăn, nhạt miệng, sôi bụng, tiêu chảy nước trong (phân lỏng), tiểu ít, tay chân nặng nề, thường xuyên buồn ngủ, lợm giọng, thích uống nước nóng, rêu trắng dày, nhớt, nước miếng nhớt dính, mạch phù, hoãn, trì là triệu chứng lâm sàng của bệnh lý nào?

  1. Thấp nhiệt Đại trường
  2. Đại trường hư hàn
  3. Hàn thấp khốn Tỳ
  4. Tỳ khí hư bất kiện vận

Câu 32. Bốn kiểu truyền biến: tuần kinh, trực trúng, lý chứng chuyển ra biểu chứng, tính bệnh là của bệnh nào?

  1. Bệnh ngoại cảm ôn bệnh
  2. Bệnh ngoại cảm lục dâm
  3. Bệnh ngoại cảm thương hàn
  4. Bệnh do nội nhân

Câu 33. Triệu chứng một kinh chưa hết lại xuất hiện triệu chứng một kinh khác là biểu hiện của kiểu truyền biến nào?

  1. Tính bệnh
  2. Lý chứng chuyển ra biểu chứng
  3. Tuần kinh
  4. Trực trúng

Câu 34. Bệnh tà vào thẳng Tam âm mà không thông qua Tam dương là biểu hiện của kiểu truyền biến nào?

  1. Tính bệnh
  2. Lý chứng chuyển ra biểu chứng
  3. Tuần kinh
  4. Trực trúng

Câu 35. Câu nào sau đây đúng khi nói về HC Thái dương?

  1. Gồm kinh Thái dương Tam tiêu và Đởm. Chủ bán biểu bán lý
  2. Là giai đoạn cuối của tam dương
  3. Chủ biểu toàn thân, thống nhiếp dinh vệ, tác dụng chống đỡ ngoài tà xâm nhập
  4. Là chứng lý thực nhiệt: dương nhiệt cang thịnh, chính tà giao tranh mạnh mẽ nhất gây bệnh nhiệt kết, táo hoả

Câu 36. Triệu chứng của Thái dương trúng phong là gì?

  1. Phát sốt, đổ mồ hôi, khát muốn uống, uống vào thì nôn, tiểu không lợi, bụng dưới đầy, mạch phù sác
  2. Bụng dưới rắn đầy, đau, phát cuồng, tiểu tiện lợi, tiêu huyết đen nhánh, mạch trầm
  3. Phát sốt, sợ lạnh, sợ gió, đổ mồ hôi, đầu cổ cứng đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù hoãn
  4. Phát sốt, sợ lạnh, không mồ hôi, ho suyễn, đầu cổ cứng đau, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn

Câu 37. Bài thuốc phù hợp cho hội chứng Thái âm?

  1. Cát căn cầm liên thang
  2. Lý trung thang
  3. Đại thừa khí thang
  4. Tiểu sài hồ thang

Câu 38. Bài thuốc phù hợp cho hội chứng Thiếu dương?

  1. Đại thừa khí thang
  2. Tiểu sài hồ thang
  3. Cát căn cầm liên thang
  4. Lý trung thang

Câu 39. Câu nào sau đây đúng khi nói về ngoại cảm ôn bệnh?

  1. Khởi phát với sốt cao
  2. Bệnh cảnh thiên về hàn
  3. Diễn biến không theo quy luật
  4. Bệnh thường mạn tính, diễn tiến chậm, bệnh cảnh thường nhẹ

Câu 40. Khi cảm phải ngoại tà bệnh phát ngay là kiểu ngoại cảm ôn bệnh nào?

  1. Tân cảm
  2. Phục cảm
  3. Tân cảm dẫn động phục tà
  4. Tân cảm và Phục tà
5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!