ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-Tâm lý Giáo dục

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÔN: Tâm lý Giáo dục

Ngành: THƯ VIỆN                       Thời gian: 90 phút

(Trình độ trung cấp)

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu hỏi:

Hãy chọn một đáp án đúng:

1.Đâu là hành động phi đạo đức:

a) Chào hỏi khi gặp người lớn

b) Ăn trông nồi, ngồi trông hướng

c) Chọc phá thú

d) Biết nói lời cảm ơn đúng lúc

2.Đối tượng của tâm lý học giáo dục là:

a) Xác định cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học

b) những qui luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hành vi đạo đức

c) Nâng cao tay nghề và rèn luyện nhân cách giáo viên

d) Tất cả các câu trên

3.Xét theo góc độ tâm lý học thì đạo đức là:

a) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

d) Tất cả các câu trên

4.Đâu là mục tiêu về kiến thức của tâm lý giáo dục?

a) Nắm vững  vai trò của nhà trường, gia đình, tập thể, tự tu dưỡng cá nhân trong việc tạo ra các hành vi phù hợp chuẩn đạo đức.

b) Biết rút ra các kết luận cần cho một giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức

c) Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường

d) Tất cả các câu trên

5.Đâu là hành vi trái đạo đức?

a) Dắt người già qua đường

b) Ăn hiếp kẻ yếu thế

c) Nhường người già xếp hàng trước

d) Đi đúng làn đường qui định

6.Hành vi đạo đức là:

a) Hành động mang tính chất cá nhân

b) Hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức

c) Hành động không vì cộng động

d) Hành động miễn cưỡng

7.Đâu là động cơ đạo đức:

a) Là nguyên nhân bên trong, đã được con người ý thức.

b) Là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

c) Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.

d) Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

8.Điều gì dưới đây được coi là “hành vi”:

a) Suy nghĩ trong đầu

b) Hoạt động bộc lộ ra bên ngoài

c) Hoạt động diễn ra bên trong con người.

d) Tất cả các câu trên

9.Đâu là “hành vi”:

a) Nghiên cứu

b) Nhặt của rơi, trả người đánh mất

c) Suy nghĩ

d) Tất cả các câu trên

10.Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi có đạo đức:

a) Tự giác

b) Không có ích

c) Vụ lợi

d) Tất cả các câu trên

11.Đâu là mục tiêu về kĩ năng của tâm lý giáo dục?

a) Nắm vững  vai trò của nhà trường, gia đình, tập thể, tự tu dưỡng cá nhân trong việc tạo ra các hành vi phù hợp chuẩn đạo đức.

b) Biết rút ra các kết luận cần cho một giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức

c) Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường

d) Tất cả các câu trên

12.Đâu là thói quen đạo đức:

a) Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.

b) Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

c) Là nguyên nhân bên trong, đã được con người ý thức.

d) Là nghị lực tinh thần vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

13.Thế nào là tính tự giác của hành vi?

a) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

b) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

c) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

d) Tất cả các câu trên

14.Sơ đồ nào là đúng:

a) Nhu cầu đạo đức → Hành vi đạo đức → Động cơ đạo đức

b) Hành vi đạo đức → Nhu cầu đạo đức → Động cơ đạo đức

c) Nhu cầu đạo đức → Động cơ đạo đức → Hành vi đạo đức

15.Thế nào là tính có ích của hành vi?

a) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

b) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

c) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

d) Tất cả các câu trên

16.Sơ đồ nào là đúng:

a) Động cơ ↔ Ý chí ↔ Tình cảm

b) Tình cảm → Động cơ → Ý chí

c) Ý chí → Tình cảm → Động cơ

d) Động cơ → Tình cảm → Ý chí

17.Thế nào là tính không vụ lợi của hành vi?

a) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

b) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

c) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

d) Tất cả các câu trên

18.Hành động nào dưới đây thể hiện tính lợi ích của hành vi:

a) Buôn lậu

b) Ăn hết thức ăn ngon

c) Làm từ thiện

d) Tất cả các câu trên

19.Đâu là mục tiêu về thái độ của tâm lý giáo dục?

a) Nắm vững  vai trò của nhà trường, gia đình, tập thể, tự tu dưỡng cá nhân trong việc tạo ra các hành vi phù hợp chuẩn đạo đức.

b) Biết rút ra các kết luận cần cho một giáo viên trong công tác giáo dục đạo đức

c)  Ý thức rõ tầm quan trọng của công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường

d) Tất cả các câu trên

20.Đâu là tình cảm đạo đức:

a) Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.

b)  Là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

c) Là nghị lực tinh thần vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

d) Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

21.Hành động nào dưới đây thể hiện tính không vụ lợi của hành vi:

a) Gánh nước thuê

b) Âm thầm làm từ thiện

c) Nhặt phế liệu đem bán kiếm tiền

d) Tất cả các câu trên

22.Cấu trúc tâm lý bao gồm:

a) Tri thức

b) Động cơ

c) Ý chí

d) Tất cả các ý trên

23.Sơ đồ nào là đúng:

a) Tri thức → Niềm tin → Tình cảm → Thói quen

b) Thói quen ↔ Tình cảm ↔ Tri thức ↔ Niềm tin

c) Niềm tin → Tình cảm → Thói quen → Tri thức

d) Tình cảm → Niềm tin → Tri thức → Thói quen

24.Hành động nào dưới đây thể hiện tính tự giác của hành vi:

a) Học sinh tự làm bài tập cô giáo giao về nhà

b) Rửa chén do bị mẹ nhắc nhở

c) Nhặt được của roi, trả người đánh mất do bị phát hện

d) Tất cả các câu trên

25.Trong định nghĩa về giáo dục, thì giáo dục là:

a) Truyền lại cho thế hệ sau niềm tin có giá trị

b) Truyền lại cho thế hệ sau hành vi có giá trị

c) Truyền lại cho thế hệ sau thái độ có giá trị

d) Tất cả các câu trên

26.Đâu là tri thức đạo đức:

a) Là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

b) Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.

c) Là nguyên nhân bên trong, đã được con người ý thức.

d) Là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.

27.Xét theo góc độ triết học thì đạo đức là:

a) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

d) Tất cả các câu trên

28.Đâu là ý chí đạo đức:

  1. Là sự hiểu biết của con người về những chuẩn mực qui định hành vi của họ trong mối quan hệ với người khác và với xã hội.
  2. Là những thái độ rung cảm của cá nhân đối với hành vi của người khác và với hành vi của chính mình trong quá trình quan hệ giữa cá nhân với người khác và với xã hội.
  3. Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.
  4. Là nghị lực tinh thần vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

 

29.Tính sẵn sàng hành động có đạo đức thể hiện qua:

  1. Xu hướng đạo đức
  2. Phẩm chất ý chí
  3. Phương thức hành vi
  4. Tất cả các câu trên

30.Ý thức bản ngã thể hiện qua:

  1. Nhu cầu tự khẳng định
  2. Lương tâm
  3. Tất cả các câu trên

31.Giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường thông qua:

  1. Môn giáo dục công dân
  2. Hoạt động chính khóa
  3. Hoạt động ngoại khóa
  4. Tất cả các câu trên

32.Để tổ chức giáo dục đạo đức trong nhà trường, có thể thực hiện những hoạt động:

a) xây dựng các câu chuyện cảm động

b) rút ra ý nghĩa từ các tác phẩm văn học

c) khai thác tấm gương người thực, việc thực

d) Tất cả các câu trên

33 Nhiệm vụ của tâm lý học giáo dục:

a) Xác định cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học.

b) Những qui luật nảy sinh, biến đổi và phát triển tâm lý của cá nhân

c) Những qui luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hành vi đạo đức

d) Tất cả các câu trên

34.Tâm lý học giáo dục nghiên cứu:

a) Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục đạo đức

b) Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy

c) Cơ sở tâm lý của hoạt động học

d) Tất cả các câu trên

35.Đâu là hành động có đạo đức đúng đắn:

a) Nói năng không giữ ý tứ

b) Phô trương thân thể

c) Nói năng ý tứ

d) Chửi thề

36.Những việc cần làm để xây dựng bầu không khí đạo đức của tập thể học sinh:

a) Các hoạt động cộng đồng trước hết phải chú ý nguyên tắc lợi ích, phải kết hợp lợi ích tập thể với lợi ích từng thành viên.

b) Nội dung các hoạt động của cộng đồng phải chứa đựng những quan hệ xã hội tiến bộ, tích cực, thể hiện thành hệ thống yêu cầu, qui phạm đạo đức mà học sinh hiểu được và được thực hiện thống nhất trong cộng đồng.

c) Hình thức hoạt động phải sinh động, sôi nổi, hấp dẫn, phù hợp lứa tuổi (đôi khi có thể pha chất ly kỳ, mạo hiểm).

d) Tất cả các câu trên

37.Đâu là bầu không khí đạo đức tích cực của tập thể học sinh:

a) Vui vẻ

b) Căng thẳng

c) Trầm tĩnh

d) Nặng nề

38.Xét theo góc độ đạo đức thì đạo đức là:

a) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

d) Tất cả các câu trên

39.Tự giáo dục đạo đức của học sinh là:

a) Quá trình trong đó chủ thể vừa là người đề ra yêu cầu, mục đích, kế hoạch,… vừa là người tự điều chỉnh kiến thức, thái độ của mình và tự đánh giá trình độ phát triển nhân cách của mình.

b) Vừa là bộ phận của quá trình giáo dục, vừa là kết quả của quá trình giáo dục, là nhân tố bảo đảm tính hiệu quả vững chắc của quá trình giáo dục.

c) Nảy sinh từ nhu cầu tự hoàn thiện nhân cách của mình.

d) Tất cả các câu trên

40.Đâu là niềm tin đạo đức:

a) Là nguyên nhân bên trong, đã được con người ý thức.

b) Là nghị lực tinh thần vượt qua khó khăn, kiểm soát bản thân để có thể phục tùng, thực hiện hành vi đạo đức.

c) Là sự tin tưởng một cách sâu sắc và vững chắc của con người vào tính chính nghĩa và tính chân lý của các chuẩn mực đạo đức và sự thừa nhận tính tất yếu phải tôn trọng triệt để các chuẩn mực ấy.

d) Là những hành vi đạo đức ổn định của con người, nó trở thành nhu cầu đạo đức của người đó.

41.Giáo dục tình cảm đạo đức tích cực cho học sinh thể hiện:

a) Giáo dục học sinh biết bao dung

b) Giáo dục học sinh biết hướng về tha nhân

c) Giáo dục học sinh biết yêu quí cội nguồn

d) Tất cả các câu trên

42.Đâu là cái đáng phê phán:

a) Ghen tị vì không bằng người khác

b) sự hả hê khi thấy “đối thủ” sai lầm

c) sự trả thù thâm độc như tìm mọi cách “lấy mạng” người khác

d) Tất cả các câu trên

43.Điều nào dưới đây thể hiện sự tiêu cực trong đạo đức của học sinh:

a) Thông cảm khi thấy bạn lỡ làm dây mực lên áo mình

b) Không chê bai khi thấy bạn có hoàn cảnh khó khăn

c) Trêu ghẹo trước khiếm khuyết của bạn

d) Tất cả các câu trên

44.Giáo viên cần làm gì để giáo dục tình cảm đạo đức được tốt:

a) Đồng cảm cùng học sinh

b) Theo lý thuyết sẵn có

c) Áp dụng các nguyên tắc đã đưa ra

d) Tất cả các câu trên

45.Để hình thành thói quen đạo đức cho học sinh thì nhà giáo dục phải tổ chức hoạt động của học sinh:

a) Hướng dẫn một lần duy nhất

b) Tập cho hành vi đạo đức của học sinh được lặp đi, lặp lại nhiều lần

c) Cho học sinh thực hành một lần sau buổi học

d) Tất cả các câu trên

46.Những hoạt động để hình thành thói quen đạo đức cho học sinh cần:

a) Phong phú

b) Nội dung sát với lứa tuổi

c) Định hướng sao cho ý thức đạo đức của cá nhân được chuyển hóa vào trong hành vi, làm cho hành vi đạo đức trở thành nhu cầu của học sinh.

d) Tất cả các câu trên

47.Hình thành thói quen đạo đức cho học sinh cần theo bản sắc văn hóa dân tộc

a) Đúng

b) Sai

48.Nề nếp sinh hoạt và sự tổ chưc giáo dục trong gia đình không có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

a) Đúng

b) Sai

49.Gia đình là trường học đầu tiên của đứa trẻ

a) Đúng

b) Sai

50.Gia đình không phải là nơi diễn ra những mối quan hệ xã hội đầu tiên của con người.

a) Đúng

b) Sai

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!