ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

 

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

    MÔN:  QUẢN TRỊ VĂN PHÒNG

   Ngành:   Quản Trị Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ                        Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 30 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

1.“Văn phòng là trụ sở làm việc của cơ quan. Ở đó hàng ngày diễn ra các hoạt động đối nội, đối ngoại của cơ quan, đơn vị đó”. Đây là khái niệm về văn phòng ở nội dung:

  1. Nội dung thứ nhất
  2. Nội dung thứ hai
  3. Nội dung thứ ba
  4. Theo -Từ điển Tiếng Việt (in năm 1992)

2.Chức năng của văn phòng được thể hiện ở mấy loại công tác:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

3.Văn phòng vừa là đơn vị nghiên cứu, đề xuất ý kiến với lãnh đạo, vừa là đơn vị trực tiếp thực hiện công việc sau khi lãnh đạo cho ý kiến phê duyệt. Đây là chức năng:

  1. Công tác tham mưu cho lãnh đạo
  2. Công tác nghiên cứu chuyên môn
  3. Công tác hậu cần
  4. Công tác kỹ thuật

4.Nhiệm vụ của văn phòng:

  1. Xây dựng chương trình, kế hoạch và báo cáo thực hiện chương trình, kế hoạch công tác dài hạn, một năm, 6 tháng, quý, tháng của cơ quan và của Văn phòng
  2. Thu nhập thông tin, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời đáp ứng nhu cầu quản lý, chỉ đạo, điều hành của thủ trưởng cơ quan
  3. Thẩm tra các đề án, các quyết định quản lý trước khi thủ trưởng cơ quan ban hành; Theo dõi tiến độ thực hiện chuẩn bị đề án
  4. Tất cả đều đúng

5.Đơn vị có nhiệm vụ giúp Chánh văn phòng thực hiện công tác bảo đảm cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật cho cơ quan, hoạt động thuộc bộ phận:

  1. Tổng hợp
  2. Quản trị
  3. Hành chính, văn thư
  4. Lưu trữ

6.Nguyên tắc làm việc của văn phòng:

  1. Nguyên tắc làm việc kết hợp
  2. Nguyên tắc làm việc độc lập
  3. Nguyên tắc làm việc dân chủ
  4. Nguyên tắc làm việc tự do

7.Mối quan hệ công tác của Văn phòng, NGOẠI TRỪ:

  1. Công tác Văn phòng có tất cả các cơ quan, đơn vị từ trung ương đến địa phương
  2. Văn phòng của cơ quan nào thì lãnh đạo cơ quan đó chỉ đạo trực tiếp mọi mặt công tác của Văn phòng
  3. Mối quan hệ của Văn phòng với các đơn vị khác là quan hệ phối hợp công tác
  4. Về mặt tổ chức bộ máy chung thì Văn phòng có tổ chức hệ thống ngành dọc từ trung ương đến địa phương

8.Ưu điểm của văn phòng mở:

  1. Đảm bảo tính an toàn
  2. Dễ tập trung các hoạt động trong văn phòng
  3. Đảm bảo tính bí mật, sự riêng tư
  4. Phù hợp với công việc đòi hỏi tập trung cao

9.Chức năng của Văn phòng cấp uỷ:

  1. Tổ chức quá trình làm việc của cấp ủy Văn phòng cấp uỷ và đi sâu tham mưu vào các lĩnh vực công tác, vào nội dung đường lối, chính sách
  2. Đảm bảo điều kiện, phương tiện cho cơ quan cấp trên hoạt động
  3. Không đi sâu vào việc chuẩn bị các đề án hoặc thẩm định nội dung đề án, công việc đó thuộc chức năng của các đơn vị khác của cấp ủy
  4. Tất cả đều đúng

10.Bộ phận nào KHÔNG thuộc cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền chung:

  1. Chính phủ
  2. Uỷ ban nhân dân các cấp tỉnh
  3. Uỷ ban nhân dân các cấp huyện
  4. Bộ và các cơ quan ngang Bộ

11.Phòng (hoặc tổ) Hành chính – Tổ chức có nhiệm vụ giúp Chánh Văn phòng quản lý và thực hiện các công việc về:

  1. Tình hình chung và các vấn đề tổng hợp như thống kê, kế hoạch, làm công tác thông tin báo cáo
  2. Tổng đài điện thoại
  3. Y tế
  4. Tài vụ, kế toán

12.Quan hệ giữa Văn phòng Uỷ Ban Nhân Dân với Văn phòng cấp Uỷ:

  1. Phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng chương trình làm việc của Uỷ Ban và cấp Uỷ trong từng thời gian
  2. Giúp Uỷ ban nắm chắc mọi hoạt động trong địa phương, đôn đốc các cơ quan chuyên môn
  3. Hướng dẫn, giúp đỡ Văn phòng các cơ quan chuyên môn về cách làm việc để đảm bảo sự chỉ đạo và phối hợp công tác kịp thời, nhạy bén, thông suốt
  4. Hàng năm họp để trao đổi kinh nghiệm và nghiệp vụ công tác Văn phòng

13.Cơ quan hành chính Nhà nước có thẩm quyền riêng gồm:

  1. Ủy ban nhân dân các cấp tỉnh
  2. Chính phủ
  3. Các Bộ và cơ quan ngang Bộ
  4. Quốc hội

14.Nhiệm vụ của Văn phòng Bộ:

  1. Giúp Uỷ ban nhân dân bảo đảm mối quan hệ công tác giữa Uỷ ban nhân dân và các đoàn thể nhân dân
  2. Thu thập, tổng hợp, xử lý thông tin phục vụ sự lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Thủ trưởng
  3. Đảm bảo các phương tiện cho đại biểu Quốc hội ở địa phương, đại biểu Hội đồng nhân dân hoạt động
  4. Tất cả đều đúng

15.Căn cứ đặc điểm quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp thì ở nước ta hiện nay có các loại hình doanh nghiệp, NGOẠI TRỪ:

  1. Doanh nghiệp Nhà nước
  2. Doanh nghiệp Hợp tác xã
  3. Công ty đa quốc gia
  4. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

16.Tổ chức của Văn phòng gồm có:

  1. Chánh văn phòng
  2. Trưởng phòng Hành chính quản trị
  3. Cả a và b đúng
  4. Cả a và b sai

17.Theo một tác giả của Việt Nam thì một cơ quan, một tổ chức, một doanh nghiệp thường chịu tác động của …… nguồn biến động:

  1. 5
  2. 6
  3. 7
  4. 8

18.Nhiệm vụ của thư ký văn phòng:

  1. Yêu nghề và có ý thức vươn lên trong nghề
  2. Tổ chức sắp xếp các hoạt động hành chính của cơ quan
  3. Cẩn thận và chu đáo
  4. Cởi mở và biết tự kìm chế khi cần thiết

19.Yêu cầu về trình độ, khả năng của thư kí:

  1. Sử dụng thành thạo máy tính, thiết bị văn phòng
  2. Năng động và linh hoạt
  3. Có ý thức kỉ luật
  4. Thu thập, xử lí và cung cấp thông tin về các lĩnh vực mà mình được giao phụ trách

20.Chức năng nào dưới đây KHÔNG thuộc chức năng của quản trị hành chính văn phòng:

  1. Hoạch định
  2. Tổ chức
  3. Giám sát
  4. Quản trị nhân lực

21.Việc xác định mục tiêu của tổ chức và các biện pháp để đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định là:

  1. Hoạch định dài hạn
  2. Hoạch định trung hạn
  3. Hoạch định tác nghiệp
  4. Hoạch định chiến lược

22.Tiến trình tổ chức bao có các công việc, NGOẠI TRỪ:

  1. Xác định các lĩnh vực hoạt động của tổ chức
  2. Xác định nơi làm việc của tổ chức
  3. Xác định các cơ cấu của tổ chức
  4. Xác định chức năng của tổ chức

23.Quản trị nhân lực trong quản trị Văn phòng có……..nội dung:

  1. 4
  2. 5
  3. 6
  4. 7

24.Công tác kiểm tra muốn đạt kết quả phải có “Thước đo” để làm chuẩn mực. “Thước đo” đó chính là:

  1. Bảng đánh giá cụ thể công việc
  2. Danh mục các công việc cần làm để đối chiếu khi kiểm tra
  3. Các chỉ tiêu, các quy trình, quy phạm, tiêu chuẩn, định mức
  4. Do mỗi cơ quan, đơn vị tự đề ra

25.Nội dung kiểm tra trong quản trị Văn phòng:

  1. Kiểm tra tài chính
  2. Kiểm tra chức năng
  3. Kiểm tra mỗi cá nhân
  4. Kiểm tra công việc

26.Các loại chương trình công tác nhiệm kỳ, 1 năm, 6 tháng, quý, tháng thường gồm có ……….. phần:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

27.Thời gian xây dựng chương trình công tác năm sau thường chuẩn bị từ:

  1. Tháng 9 năm trước
  2. Ttháng 10 năm trước
  3. Tháng 11 năm trước
  4. Tháng 12 năm trước

28.Thông tin phục vụ việc đề ra chủ trương công tác, đây là loại thông tin:

  1. Có ý nghĩa điều hành
  2. Có ý nghĩa chuyên môn
  3. Có ý nghĩa chiến lược
  4. Có ý nghĩa xây dựng phát triển

29.Đối với thông tin phục vụ việc đề ra chủ trương công tác, muốn có những thông tin này, Văn phòng phải căn cứ vào, NGOẠI TRỪ:

  1. Chức năng của cơ quan
  2. Những nhiệm vụ thường xuyên mà cơ quan phải làm
  3. Phạm vi hoạt động của cơ quan
  4. Cơ cấu tổ chức của cơ quan

30.Nguyên tắc thông tin cho lãnh đạo:

  1. Thông tin phải được chuyển đến đúng đối tượng
  2. Thông tin phải xử lý thật chi tiết
  3. Thông tin phải lấy ý kiến của nhiều người trước khi chuyển đến lãnh đạo
  4. Thông tin phải có tính bí mật cao

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

                                

                                                                                                                    

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!