ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-BỆNH NGOẠI KHOA

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

MÔN: BỆNH NGOẠI KHOA

   Ngành:       Y Sĩ                                               Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Chuẩn bị tâm lý cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch:

  1. Giải thích cho người bệnh biết tình trạng bệnh nặng của họ
  2. Giải thích cho người bệnh biết cuộc phẫu thuật bằng từ chuyên môn
  3. Giải thích cho NB biết cuộc phẫu thuật bằng từ thông dụng, dễ hiểu.
  4. Không cần giải thích gì.

Câu 2: Thời gian thụt tháo cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch:

  1. Trước phẫu thuật 3 đến 4 giờ
  2. Trước phẫu thuật 2 ngày
  3. Trước phẫu thuật 3 ngày
  4. Trước phẫu thuật 4 ngày.

Câu 3: Công việc phải làm khi chuẩn bị người bệnh phẫu thuật cấp cứu

  1. Vệ sinh toàn thân
  2. Lấy máu làm xét nghiệm theo y lệnh
  3. Cạo lông vùng bộ phận sinh dục
  4. Thụt tháo.

Câu 4: Việc làm cần thiết nhất cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch tối hôm trước mổ là:

 

  1. Thử phản ứng kháng sinh
  2. Uống nước đường
  3. Uống vitamin
  4. Uống thuốc an thần.

Câu 5:  Biến chứng sau phẫu thuật viêm phúc mạc ruột thừa gặp sau mổ ở ngày thứ 3 đến ngày thứ 4 là:

 

  1. Chảy máu vết mổ
  2. Toác vết mổ
  3. Nhiễm trùng vết mổ
  4. Bọc máu vết mổ.

 

Câu 6:  Khi đã chẩn đoán chắc chắn là viêm ruột thừa cấp ở tuyến cơ sở cần:

  1. Tiêm thuốc giảm đau, chuyển kịp thời lên tuyến có điều kiện phẫu thuật
  2. Chuyển lên tuyến có điều kiện phẫu thuật
  3. Dùng kháng sinh
  4. Thụt tháo, chuyển lên tuyến có điều kiện phẫu thuật.

Câu 7: Khi đã chẩn đoán là viêm ruột thừa cấp ở tuyến có điều kiện phẫu thuật cần:

 

  1. Điều trị nội khoa
  2. Mổ cấp cứu
  3. Mổ bán cấp cứu
  4. Mổ có kế hoạch.

 

Câu 8: Biến chứng sau mổ không phải của viêm ruột thừa cấp là:

 

  1. Bục miệng nối
  2. Rò manh tràng
  3. Viêm phúc mạc sau mổ
  4. Chảy máu.

 

Câu 9: Vết mổ không khâu da sau mổ viêm phúc mạc ruột thừa có tổ chức hạt mọc tốt khi:

  1. Nền màu trắng, dễ chảy rớm máu
  2. Không có mủ, nền màu đỏ, dễ chảy rớm máu
  3. Nền màu trắng, không chảy rớm máu
  4. Nền màu đỏ, không chảy rớm máu.

Câu 10:  Ống dẫn lưu ổ bụng sau mổ viêm phúc mạc ruột thừa thường rút muộn nhất sau thời gian.

 

  1. 12 đến 24 giờ
  2. 24 đến 48 giờ
  3. 48 đến 72 giờ
  4. 72 đến 96 giờ

 

Câu 11:  Điều trị ngoại khoa áp xe ruột thừa là:

  1. Dẫn lưu ổ áp xe thành bụng trước
  2. Dẫn lưu ổ áp xe ngoài ổ phúc mạc
  3. Dẫn lưu ổ áp xe trong ổ phúc mạc
  4. Dẫn lưu ổ áp xe sau ổ phúc mạc.

Câu 12: Tính chất đau trong viêm ruột thừa là:

 

  1. Đau dữ dội
  2. Đau từng cơn
  3. Đau nhẹ
  4. Đau âm ỉ, liên tục

 

Câu 13:  Kiểu đau thường gặp của viêm ruột thừa cấp:

 

  1. Đau lăn lộn dữ dội.
  2. Đau từng cơn.
  3. Đau ê ẩm tăng dần.
  4. Đau có lan xuyên

 

Câu 14:  Triệu chứng nào sau đây không có trong viêm phúc mạc:

  1. Dấu hiệu rắn bò.
  2. Đau bụng liên tục.
  3. Bí trung đại tiện.
  4. Nôn và buồn nôn.

Câu 15: Đau trong viêm phúc mạc:

  1. Đau từng cơn.
  2. Đau nhói.
  3. Đau âm ỉ.
  4. Đau nhiều và liên tục
  5. Đau quặn.

Câu 16: Chọn câu sai: Nguyên nhân của viêm phúc mạc cấp:

  1. Trực khuẩn E.coli
  2. Tụ cầu.
  3. Liên cầu
  4. Virus.
  5. Vi khuẩn yếm khí.

Câu 17: Việc nào sau đây không được lựa chọn trong điều trị viêm phúc mạc:

  1. Phẫu thuật sớm giải quyết nguyên nhân.
  2. Rửa, lau ổ bụng.
  3. Đổ kháng sinh vào trong ổ bụng để điều trị trực tiếp.
  4. Dẫn lưu triệt để dịch trong ổ bụng.

Câu 18: Truyền dịch cho bệnh nhân sau mổ viêm phúc mạc nhằm:

  1. Nuôi dưỡng bệnh nhân.
  2. Thải độc.
  3. Bù lượng máu mất.
  4. Đưa kháng sinh vào cơ thể.

Câu 19: Nước mật chảy qua Kehr ở người bệnh phẫu thuật mở ống mật chủ lấy sỏi bình thường có màu:

  1. Đỏ sẫm
  2. Hồng nhạt
  3. Vàng chanh
  4. Nâu nhạt.

Câu 20: Cách xử lý của người điều dưỡng khi ống dẫn lưu Kehr bị tắc sau mổ lấy sỏi ống mật chủ là:

  1. Rút ống dẫn lưu Kehr
  2. Theo dõi tiếp
  3. Buộc ống dẫn lưu Kehr lại
  4. Bơm rửa ống dẫn lưu Kehr.

Câu 21: Rút ống dẫn lưu Kehr sau mổ sỏi ống mật chủ khi:

  1. Mật vàng trong
  2. Chụp kiểm tra đường mật thông tốt
  3. Bệnh nhân không đau tức hạ sườn phải
  4. Dẫn lưu không ra dịch.

Câu 22: Chọn câu đúng nhất:

  1. Sỏi mật gây vàng da.
  2. Sỏi mật gây cơn đau quặn gan
  3. Sỏi mật gây sốt.
  4. Sỏi mật có thể không có triệu chứng lâm sàng gì.

Câu 23: Sỏi mật gây đau hạ sườn phải vì:

  1. Sỏi di chuyển làm tôn thương niêm mạc đường mật.
  2. Sỏi cản trở lưu thông mật gây tăng áp lực đường mật.
  3. Sỏi làm viêm đường ống dẫn mật.
  4. Tất cả các nguyên nhân trên.

Câu 24: Nguyên nhân gây tắc ruột:

 

  1. Chấn thương bụng kín.
  2. Viêm ruột thừa cấp.
  3. Búi giun
  4. Sỏi mật

 

Câu 25: Vấn đề cần nhận định đối với tắc ruột cơ học có mất nước:

 

  1. Mắt có trũng, môi có khô không?
  2. Lưỡi có bẩn không?
  3. Da có xanh tái không?
  4. Bụng có trướng không?

 

Câu 26: Nguyên nhân gây tắc ruột do thắt là:

  1. Nghẹt ruột do dây chằng
  2. Do bã thức ăn
  3. Do dính ruột
  4. Do giun đũa.

Câu 27: Tính chất đau bụng do tắc ruột cơ giới do bít:

 

  1. Đau bụng dữ dội
  2. Đau bụng âm ỉ
  3. Đau bụng liên tục
  4. Đau bụng cơn

 

Câu 28: Chăm sóc điều dưỡng trong tắc ruột cơ học trước mổ:

 

  1. Cho uống nước đường
  2. Hút dịch dạ dày
  3. Thụt tháo phân
  4. Cho vận động

 

Câu 29: Triệu chứng của gãy xương là:

 

  1. Đau
  2. Giảm vận động
  3. Sưng nề
  4. Tất cả đều đúng

Câu 30:  Khối u trong ung thư đại tràng có tính chất:

  1. Chắc, ranh giới rõ ở bờ ngoài và bờ dưới
  2. Mềm, ranh giới rõ ở bờ ngoài và bờ dưới
  3. Mềm, ranh giới không rõ ở bờ ngoài và bờ dưới
  4. Chắc, ranh giới không rõ ở bờ ngoài và bờ dưới.

Câu 31. Dùng panh gắp phân táo khi hậu môn nhân tạo bị tắc.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 32. Người bệnh chuẩn bị mổ đóng hậu môn nhân tạo cho ăn nhiều chất xơ để chống táo bón.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 33. Nếu hậu môn nhân tạo tắc do táo bón phải đi găng bôi trơn nong hậu môn lấy phân.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 34. Nếu da quanh chân hậu môn nhân tạo loét phải rửa sạch, thấm khô, bôi mỡ ôxyt kẽm.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 35. Mở hậu môn nhân tạo ngay sau khi mổ.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 36. Ung thư đại tràng thường sốt nhẹ kéo dài không rõ nguyên nhân.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 37. Cần thụt tháo phân trước 2 ngày để mổ ung thư đại tràng.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 38. Không cần dùng kháng sinh đường ruột cho người bệnh trước mổ ung thư đại tràng.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 39. Đối với ung thư đại tràng, cần nhận định xem người bệnh có gầy sút, ăn kém không.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 40. Cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch ăn cháo vào buổi sáng trước khi mổ.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 41. Cần phải rửa dạ dày cho người bệnh trước khi phẫu thuật cấp cứu.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 42. Cần phải thụt tháo cho người bệnh khi chuẩn bị phẫu thuật có kế hoạch vùng bụng.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 43. Cố định tốt răng giả cho người bệnh khi chuyển lên phòng mổ trong trường hợp người bệnh có răng giả.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 44. Cần biết cân nặng khi chuẩn bị người bệnh phẫu thuật có kế hoạch.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 45. Cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch uống thuốc an thần theo y lệnh vào buổi tối trước ngày mổ.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 46. Cho người bệnh phẫu thuật có kế hoạch nhịn ăn, uống trước khi mổ ít nhất là 3 giờ.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 47. Khi phẫu thuật người bệnh có dạ dày đầy sẽ có nguy cơ trào ngược thức ăn vào phổi.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 48. Trước khi chyển người bệnh phẫu thuật có kế hoạch lên phòng mổ, người điều dưỡng cần nhắc người bệnh đi tiểu tiện.

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 49. Gãy xương chia làm 3 loại

  1. Đúng
  2. Sai

Câu 50. Gãy xương hở nguy hiểm hơn gãy xương kín

  1. Đúng
  2. Sai
5/5 - (100 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!