ĐỀ KIỂM TRA 15P- MÃ 01- Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT

MÔN:  Y HỌC CỔ TRUYỀN

   Ngành:        Y SĨ                                                                 Thời gian: 15 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 10 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1. Vị trí huyệt Giáp xa:

  1. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở lồi cao cơ cắn
  2. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ khóe miệng đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở lồi cao cơ cắn
  3. Từ góc xương hàm dưới đo vào 1 thốn, từ địa thương đo ra sau 1 thốn về phía góc hàm, huyệt ở phía trước cơ cắn
  4. Từ góc xương hàm dưới đo vào 0,5 thốn, từ khóe miệng đo ra sau 2 thốn về phía góc hàm, huyệt ở phía trước cơ cắn

Câu 2. Ở giữa đỉnh đầu, nơi gặp nhau của 2 đường kéo từ đỉnh 2 loa tai với mạch đốc là huyệt:

  1. Suất cốc
  2. Tứ thần thông
  3. Bách hội
  4. Á môn

Câu 3. Chữa ho hen, viêm tuyến vú, chắp, lẹo là huyệt:

  1. Tâm du
  2. Phong môn
  3. Phế du
  4. Cách du

Câu 4. Huyệt Thiên khu có tác dụng chữa:

  1. Đái dầm, di tinh, liệt dương, hạ huyết áp
  2. Cắt cơn đau dạ dày, đầy bụng, chậm tiêu, thiếu máu
  3. Rối loạn tiêu hoá, nôn mửa, rong kinh, rong huyết
  4. Cơn đau do co thắt đại tràng, đau dạ dày, sa dạ dày

Câu 5. Huyệt Trường cường có tác dụng chữa:

  1. Bí đái, đái dầm, viêm bàng quang, giảm thị lực
  2. Rong kinh, rong huyết, doạ xảy, di tinh, đái dầm
  3. Táo bón, viêm đại tràng, phạm phòng, ho hen
  4. Đau lưng, trĩ, ỉa chảy, sa trực tràng, phạm phòng

 

Câu 6. Các nguyên nhân dưới đây gây ra hiện tượng vựng châm, NGOẠI TRỪ:

  1. Lựa chọn tư thế bệnh nhân chưa phù hợp
  2. Châm lần đầu quá nhiều kim
  3. Bệnh nhân quá sợ châm
  4. Bệnh nhân đang bị bệnh cấp tính

Câu 7. Thục địa có tác dụng:

  1. Chữa đái buốt, đái rắt
  2. Chữa chứng Âm hư, huyết hu
  3. Chữa viêm thận
  4. Chữa đau bụng đi ngoài
  5. Tất cả đều đúng

Câu 8. Hoài sơn có tác dụng:

  1. Kiện tỳ, bổ khí
  2. Chữa ho hen; di tinh, kinh nguyệt không đều
  3. Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu, chỉ khái
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9. Đỗ trọng có tác dụng:

  1. Bổ Âm
  2. Bổ Can Thận Dương
  3. Chữa chứng ra mồ hôi trộm
  4. Chữa đau tức vùng ngực

Câu 10. Phương pháp cứu KHÔNG ĐƯỢC chỉ định trong các trường hợp nào:

  1. Bệnh thuộc hàn
  2. Bệnh thuộc nhiệt
  3. Bệnh thuộc chứng hư
  4. Bệnh thuộc chứng thực

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!