ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT TỔNG HỢP-Ngành Y sĩ Y học cổ truyền-đề 2

HỌC  TRỰC TUYẾN TỪ XA         ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP

  • LEARNING                        MÔN: Lý thuyết tổng hợp

Ngành: Y sĩ Y học Cổ truyền

Đề số 2                                        Thời gian làm bài: 75 phút

 

Chọn đáp án đúng nhất

PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN

  1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, TẠNG PHỦ, KINH LẠC

1.1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG

Câu 1: Cặp phạm trù “thật, giả” được giải thích dựa vào quy luật nào của học thuyết Âm Dương:

  1. Âm Dương hỗ căn
  2. Âm Dương bình hành
  3. Âm Dương tiêu trưởng
  4. Âm Dương đối lập

Câu 2: Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nhưng trên lâm sàng lại biểu hiện chân tay lạnh, rét run… Tình trạng bệnh lý này thuộc chứng bệnh nào dưới đây?

  1. Chân hàn giả nhiệt
  2. Chân nhiệt giả hàn
  3. Chứng hàn
  4. Chứng nhiệt

Câu 3: Hội chứng bệnh nào dưới đây là do mất cân bằng âm dương?

  1. Âm hư sinh nội hàn
  2. Dương hư sinh nội nhiệt
  3. Âm thịnh sinh ngoại hàn
  4. Dương thịnh sinh ngoại nhiệt

1.2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Câu 4: Tạng can khác tạng tỳ gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng là do cơ chế phát sinh bệnh nào dưới đây?

  1. Tương sinh
  2. Tương khắc
  3. Tương thừa
  4. Tương vũ

Câu 5: Ứng dụng ngũ hành trong điều trị tạng Phế hư thì phải bổ vào tạng nào dưới đây?

  1. Thận
  2. Phế
  3. Can
  4. Tỳ

Câu 6: Trường hợp phù do thủy vũ thổ (Thận thủy phản vũ Tỳ thổ), lựa chọn phép điều trị nào dưới đây là thích hợp

  1. Lợi tiểu tiêu phù
  2. Kiện tỳ là chính
  3. Bổ thận là chính
  4. Thanh nhiệt tiểu trường

1.3. TẠNG PHỦ

Câu 7: Theo YHCT, sự chuyển hóa cơ bản trong cơ thể là do công năng của tạng Tỳ, vì Tỳ có chức năng nào dưới đây

  1. Tỳ chủ tứ chi, chủ cơ nhục
  2. Tỳ thống nhiếp huyết
  3. Tỳ chủ vận hóa
  4. Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thủy

Câu 8: Người bệnh có biểu hiện ê ẩm vùng thắt lưng, đau nhức trong xương, ù tai, di tinh, liệt dương là triệu chứng bệnh lý của tạng phủ nào?

  1. Tỳ
  2. Can
  3. Thận
  4. Tâm

1.4. Kinh lạc

Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Bách hội chữa đau đầu, cảm mạo, tăng huyết áp
  2. Giáp xa chữa đau vai gáy, cao huyết áp, cảm mạo
  3. Thiên đột chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa
  4. Nhũ căn có tác dụng an thần

Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?

  1. Huyệt Thận du nằm ở đốt sống L2 sang ngang 3 thốn
  2. Huyệt Kiên ngung nằm cuối nếp lằn khuỷu tay
  3. Huyệt Thập tuyên nằm ở đỉnh của 10 đầu ngón tay
  4. Huyệt Thái uyên nằm ở chính giữa lằn chỉ cổ tay
  5. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH, TỨ CHẨN, BÁT CƯƠNG, HỘI CHỨNG BỆNH, NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH

2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH

Câu 11: Một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:

  1. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
  2. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
  3. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
  4. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ

Câu 12: Kế hoạch chăm sóc chứng ngoại cảm phong thấp gồm các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:

  1. Nâng cao chính khí bằng thuốc, chế độ ăn uống
  2. Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc bằng châm cứu, xoa bóp
  3. Dùng thuốc chữa có tác dụng tuyên phế, phát hãn, lợi tiểu
  4. Nên kết hợp với thuốc bổ thận âm, bổ huyết

2.2. TỨ CHẨN

Câu 13: Bắt mạch ở bộ quan bên tay phải giúp định bệnh ở tạng phủ:

  1. Tỳ
  2. Phế
  3. Thận
  4. Can

Câu 14: Đếm mạch được 65 lần/ phút là:

  1. Mạch trì
  2. Mạch sác
  3. Mạch huyền
  4. Mạch hoãn

2.3. BÁT CƯƠNG

Câu 15: Những triệu chứng nào ở hệ hô hấp được xếp vào Hư chứng?

  1. Ho kéo dài, tiếng ho nhỏ
  2. Khó thở, tiếng ồn ào
  3. Ho nhiều, đờm trắng dính, khó khạc
  4. Đờm trắng, loãng, dễ khạc

Câu 16: Phép Bổ dùng để chữa bệnh thuộc:

  1. Âm
  2. Dương
  3. Thực

2.4. HỘI CHỨNG BỆNH

Câu 17: Vị KHÔNG CÓ hội chứng bệnh lý nào dưới đây?

  1. Vị khí nghịch gây ho, hen
  2. Vị hàn gây đau bụng âm ỉ, nôn ra nước trong
  3. Vị hư gây không ăn được
  4. Vị nhiệt gây răng lợi sưng đau

Câu 18: Có một hội chứng bệnh dưới đây KHÔNG ĐÚNG với biểu hiện bệnh lý của tạng thận?

  1. Thận khí thịnh râu rậm, tóc dài mượt
  2. Thận dương hư ra mồ hôi trộm, nhức xương
  3. Thận hư đái đêm nhiều lần, đái không tự chủ
  4. Thân hư không nạp khí gây ho hen

2.5. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH

Câu 19: Phép Hãn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây?

  1. Làm cho ra mồ hôi, chỉ dùng khi các bệnh cảm mạo tấu Lý vít lại
  2. Chỉ dùng khi Biểu tà chưa giải, Lý nhiệt còn đang thịnh
  3. Không nên dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, mất máu…
  4. Khi tà đã nhập Lý, cần dùng liều cao để hạ sốt

Câu 20: Đặc điểm của phép Ôn, NGOẠI TRỪ:

  1. Làm ấm cơ thể
  2. Dùng thuốc có vị cay, tính ôn nhiệt để trừ hàn tà
  3. Chỉ dùng khi bệnh còn ở Biểu, không dùng khi bệnh đã vào Lý
  4. Có nhóm tân ôn giải biểu, ôn trung trừ hàn, hồi dương cứu ngịch

PHẦN 2: CÁC BÀI THUỐC

  1. THUỐC GIẢI CẢM VÀ PHONG THẤP

Câu 21: Tía tô là vị thuốc

  1. Chữa cảm lạnh
  2. Chữa nôn mửa
  3. Chữa ngộ độc thức ăn
  4. Tất cả đều đúng

Câu 22: Dây đau xương là vị thuốc

  1. Chữa đau nhức xương khớp
  2. Chữa đau bụng do phong hàn
  3. Chữa đau mắt đỏ
  4. Chữa rối loạn tiêu hóa

Câu 23: Ké đầu ngựa có tác dụng

  1. Giải cảm phong hàn, đau khớp, đau dây thần kinh
  2. Là thuốc bổ tỳ, vị
  3. Chữa đau bụng, đi ngoài
  4. Chữa sốt cao, co giật

Câu 24: Bạc hà là vị thuốc

  1. Giải cảm phong hàn
  2. Làm ban sởi chóng mọc
  3. Chữa cảm phong nhiệt có sốt, ho, viêm họng, đau mắt đỏ
  4. Chữa cao huyết áp

Câu 25: Địa liền có tác dụng

  1. Chữa cảm phong hàn đau đầu
  2. Chữa sốt cao, co giật
  3. Chữa chứng chân tay co quắp
  4. Chữa thận hư ở người già

THUỐC THANH NHIỆT – TRỪ HÀN

Câu 26: Ngải cứu có tác dụng

  1. Chữa rong kinh, băng huyết, bế kinh
  2. Chữa đau bụng do lạnh
  3. Có tác dụng bổ huyết, chữa đau đầu
  4. Chữa đau bụng, an thai

Câu 27: Can khương có tác dụng

  1. Chữa đau bụng do lạnh
  2. Chữa ho do lạnh
  3. Chữa đầy chướng, nôn mửa
  4. Tất cả đều đúng

Câu 28: Giềng có tác dụng

  1. Chữa đau đầu, cao huyết áp
  2. Chữa đau bụng, ăn chậm tiêu
  3. Chữa đau bụng, tiêu chảy
  4. Chữa hen phế quản

Câu 29: Lá tre có tác dụng

  1. Chữa cảm phong hàn
  2. Chữa sỏi thận, viêm thận
  3. Chữa say nắng, huyết nhiệt
  4. Chữa đau bụng đi ngoài

Câu 30: Hoắc hương có tác dụng

  1. Chữa tiêu chảy do cảm nắng
  2. Chữa đau dạ dày
  3. Chữa ăn chậm tiêu, nôn mửa
  4. Tất cả đều đúng

THUỐC HÀNH KHÍ HOẠT HUYẾT, CHỮA HO, CẦM MÁU, AN THẦN, LỢI TIỂU, NHUẬN TRÀNG, CHỈ TẢ

Câu 31: Vừng đen có tác dụng:

  1. Chữa chứng hồi hộp, mất ngủ
  2. Chữa đau bụng, ăm chậm tiêu
  3. Chữa chứng táo bón do âm hư, tân dịch kiệt
  4. Chữa đau dạ dày

Câu 32: Búp ổi có tác dụng:

  1. Chữa cảm phong hàn
  2. Chữa tiêu chảy
  3. Chữa say nắng, huyết nhiệt
  4. Chữa sốt cao

Phân biệt đúng, sai các câu từ 33 đến 35

Câu Nội dung Đúng Sai
33 Cỏ nhọ nồi: vị ngọt, tính nóng   ×
34 Trắc bách diệp: bộ phận dùng là rễ   ×
35 Lá vông: vị ngọt, nhạt, tính bình ×  

 

  1. THUỐC BỔ DƯỠNG

Câu 36: Thỏ ty tử (tơ hồng) có tác dụng

  1. Bổ trung, ích khí
  2. Chữa chứng quáng gà, sảy thai, đẻ non, làm mạnh gân xương
  3. Chữa chứng ho long đờm, giải độc điều hòa các vị thuốc
  4. Chữa cơn đau co thắt nội tạng

Câu 37: Tang thầm có tác dụng

  1. Chữa chứng thiếu máu gầy sút
  2. Chữa thống kinh, bế kinh
  3. Chữa chứng tê mỏi gân cơ
  4. Chữa chứng ra mồ hôi trộm

Câu 38: Huyết đằng có tác dụng

  1. Chữa chứng khó tiêu, ở chua, trào ngược
  2. Chữa chứng thiếu máu suy kiệt
  3. Bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương
  4. Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt

Câu 39: Đương quy (Xuyên quy) có tác dụng

  1. Chữa sang chấn, tụ máu
  2. Chữa di tinh, sinh tân chỉ khát
  3. Chữa chứng ra mồ hôi trộm, thiếu máu
  4. Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt

Câu 40: Hà thủ ô có tác dụng

  1. Chữa sang chấn, tụ máu
  2. Chữa di tinh, sinh tân chỉ khát
  3. Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt
  4. Chữa chứng suy nhược thiếu máu, làm đen tóc

PHẦN 3: BỆNH HỌC

  1. NỘI KHOA: THĂM KHÁM BỆNH NHÂN

Câu 41: Đâu là phương pháp hỏi bệnh?

  1. Hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc người thân
  2. Câu hỏi nên rõ ràng, tránh dùng từ chuyên môn khó hiểu
  3. Tùy trường hợp có thể vừa hỏi bệnh vừa thăm khám
  4. Tất cả đều đúng

Câu 42: Nội dung khi hỏi bệnh, ngoài thủ tục hành chính, cần chú ý điểm nào sau đây?

  1. Lý do bệnh nhân đến thăm khám
  2. Quá trình diễn biến của bệnh trước khi đến bệnh viện
  3. Tiền sử của bệnh nhân và gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột)
  4. Tất cả đều đúng

Câu 43: Đây là nguyên tắc của khám thực thể, NGOẠI TRỪ:

  1. Khám toàn diện, từ đầu tới chân
  2. Ngồi bên phải
  3. Phải khám cận lâm sàng rồi mới chẩn đoán
  4. Coi trọng việc khám lâm sàng

Câu 44: Đây là nội dung của khám thực thể, NGOẠI TRỪ:

  1. Khám toàn thân
  2. Khám bộ phận mà việc hỏi bệnh đã cho hướng
  3. Ngồi bên trái
  4. Khám những bộ phận còn lại

Câu 45: Mục đích của thăm dò cận lâm sàng trong khám thực thể là:

  1. Giúp củng cố cho chẩn đoán lâm sàng
  2. Giúp chẩn đoán sơ bộ và bắt đầu điều trị
  3. Giúp tạo lòng tin cho bệnh nhân
  4. Giúp thể khả năng chuyên môn của người thầy thuốc

Câu 46: Đây là thăm dò cận lâm sàng, NGOẠI TRỪ:

  1. Xét nghiệm
  2. Chụp X-quang
  3. Nhìn, sờ, gõ, nghe
  4. Siêu âm

Câu 47: Các chất thải tiết thường dùng cho xét nghiệm cận lâm sàng, NGOẠI TRỪ:

  1. Nước tiểu
  2. Phân
  3. Mồ hôi
  4. Chất nôn
  5. NGOẠI KHOA

2.1. ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG

Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấp cứu ngoại khoa vùng bụng?

  1. Là loại cấp cứu phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cấp cứu ngoại khoa nói chung
  2. Nguyên nhân do trạng thái bệnh lý của các tạng trong ổ bụng hoặc do chấn thương bệnh
  3. Là loại cấp cứu thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao
  4. Tất cả đều đúng

Câu 49: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cách phân chia vùng bụng?

  1. Kẻ 4 đường (2 ngang, 2 dọc), chia ổ bụng thành 9 vùng
  2. Kẻ 4 đường (2 ngang, 1 dọc, 1 xiên), chia ổ bụng thành 9 vùng
  3. Kẻ 4 đường (1 ngang, 1 xiên, 2 dọc), chia ổ bụng thành 9 vùng
  4. Kẻ 4 đường (2 xiên, 1 dọc, 1 ngang), chia ổ bụng thành 9 vùng

Câu 50: Ý nghĩa của việc phân chia vùng bụng:

  1. Giúp xác định vị trí huyệt để châm cứu khi điều trị
  2. Giúp xác định tạng phủ bị tổn thương thông qua triệu chứng tương ứng với mỗi vùng
  3. Giúp xác định điểm yếu, điểm mạnh khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng
  4. Giúp xác định các yếu tố gây bệnh thông qua khám sàng lọc

Câu 51: Nguyên tắc khi khám triệu chứng trong cấp cứu ngoại khoa vùng bụng, NGOẠI TRỪ:

  1. Toàn diện
  2. Tỉ mỉ
  3. Trình tự
  4. Khẩn trương

2.2. VIÊM RUỘT THỪA CẤP

Câu 52: Đâu là triệu chứng cơ năng của viêm ruột thừa cấp?

  1. Đau âm ỉ, liên tục và khu trú tại hố chậu phải
  2. Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
  3. Trực tràng bệnh nhân đau khi ấn ngón tay vào thành bên phải
  4. Tất cả đều đúng

Câu 53: Đâu là triệu chứng thực thể của viêm ruột thừa cấp?

  1. Đau âm ỉ, liên tục và khu trú tại hố chậu phải
  2. Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
  3. Buồn nôn, bí trung, tiêu chảy
  4. Đau quanh rốn, sau đó khu trú ở hố chậu phải

Câu 54: Đâu là triệu chứng cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp?

  1. Bạch cầu đa nhân trung tính tăng > 70% khi xét nghiệm máu
  2. Thấy xuất hiện vết loét niêm mạc đại tràng khi nội soi
  3. Thấy ruột thừa giảm kích thước khi siêu sâm
  4. Tất cả đều đúng
  5. Sản phụ khoa

3.1. CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN

Câu 55: Triệu chứng thực thể của bộ phận sinh dục trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, NGOẠI TRỪ:

  1. Âm đạo tím, sẫm màu
  2. Cổ tử cung cứng, tím và tiết dịch nhiều
  3. Eo tử cung mềm
  4. Thân tử cung tăng dung tích, mật độ mềm

Câu 56: Biểu hiện cận lâm sàng chẩn đoán thai trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, NGOẠI TRỪ:

  1. HCG trong nước tiểu (+)
  2. Siêu âm thấy túi ối, thai trong buồng tử cung
  3. Phát hiện tim thai khi thai 2 tuần
  4. Thấy đầu, mông… khi thai được 11 tuần

Câu 57: Đâu là triệu chứng cơ năng trong nửa sau thời kỳ thai nghén?

  1. Có hiện tượng thai máy
  2. Thay đổi ở da, vú rõ hơn
  3. Âm đạo, cổ tử cung tím hơn
  4. Thân tử cung mỗi tháng tăng 4 cm

3.2. SẢY THAI

Câu 58: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng sảy thai?

  1. Là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai có thể sống được
  2. Là hiện tượng thai chết lưu trong tử cung
  3. Là hiện tượng thai nằm ở cổ tử cung hay tay vòi
  4. Là hiện tượng thai không phát triển được

Câu 59: Hiện tượng sảy thai tự nhiên, NGOẠI TRỪ:

  1. Dọa sảy thai
  2. Sảy thai thật sự
  3. Sảy thai liên tiếp
  4. Sảy thai do thai bị tống ra khỏi buồng tử cung

Câu 60: Nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp, NGOẠI TRỪ:

  1. Do tử cung kém phát triển
  2. Do bệnh tim mạch, tăng huyết áp, giang mai
  3. Do đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp
  4. Do mẹ và thai có cùng nhóm máu Rh

——— Hết ———

 

Giảng viên ra đề

(ghi rõ học vị và họ tên)

 

 

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!