ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT-Môn Phương pháp cho trẻ làm quen với văn học

PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: PHƯƠNG PHÁP CHO TRẺ LÀM QUEN TÁC PHẨM VĂN HỌC

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Đề bài: Lập kế hoạch dạy trẻ học

Chủ đề: Gia đình

Tiết dạy: Kể chuyện cho trẻ nghe “Cây khế”

Lứa tuổi: 4-5 tuổi

Thời gian: 25-30 phút

 

 

 

BÀI LÀM

 

I.Mục đích, yêu cầu

  1. Kiến thức :

– Trẻ hiểu nội dung  truyện “Cây khế”

– Trẻ biết tên câu chuyện và các tình tiết của truyện

– Trẻ biết  tên, tính cách các nhân vật

2.Kỹ năng

– Trẻ biết nhắc lại lời thoại của nhân vật

-Trẻ nói to, rõ lời, di chuyển nhanh nhẹn

  1. Thái độ

-Trẻ ngoan, chú ý hoạt động

– Trẻ biết yêu mến thiên nhiên, luôn tốt với mọi người

 

  1. Chuẩn bị :

1.Đồ dùng của cô

– Tranh truyện “Cây khế”

– Chuẩn bị các loại quả thật ,đĩa đựng quả, rổ đựng trái cây

– máy tính(trình chiếu)

  1. Đồ dùng của trẻ

– Trang phục của trẻ gọn gàng, phù hợp với thời tiết

III. Tiến trình

Hoạt động của cô Hoạt động của trẻ
1. Hoạt động 1:  Ổn định tổ chức gây hứng thú :

– Cho trẻ hát bài : Cả nhà thương nhau

+ Trong bài hát có nhắc đến ai trong gia đình ?

+ Các thành viên trong gia đình sống như thế nào với nhau?

– Trong mỗi gia đình đều có các thành viên sống trong một ngôi nhà và phải yêu thương nhau. Nhưng có hai anh em nhà kia người anh không yêu thương người em vì quá tham lam nên người anh bị trừng phạt.

-Để biết đó là câu chuyện gì các con hãy lắng nghe cô kể

2. Hoạt động 2. Nội dung:

* Kể cho trẻ nghe :

– Cô kể lần 1 ( Bằng cử chỉ điệu bộ nét mặt)

+ Cô vừa kể câu chuyện gì ?

– Cô kể lần 2: ( Qua tranh minh họa)

Nội dung câu chuyện :

Trong câu chuyện kể về gia đình có 2 anh em ruột nhưng người anh tham lam và lười biếng chiếm hết của cải gia tài bố mẹ để lại chỉ chia cho người em một túp lều nhỏ và 1 cây khế. Người anh tham lam bị trừng phạt còn người em hiền lành chăm chỉ được chim phượng Hoàng giúp đỡ và có cuộc sống hạnh phúc.

* Giảng giải,trích dẫn, đàm thoại

– Trích giảng từ khó: “Gia tài, ” gia tài là của cải cha mẹ để lại như ruộng vườn , nhà cửa, trâu bò

– Giáo dục lòng yêu thương không được tham lam

+ Cô vừa kể câu truyện gì?

+ Trong truyện có những ai?

– Cha mẹ để lại cho hai anh em những gì?

– Người anh lấy gì?

– Người anh  để lại gì cho người em cái gì ?

– Chuyện gì xảy ra với cây khế?

– Con gì đến ăn khế?

– Người em đã nói gì với chim?

– Chim đáp lại như thế nào?

– Người anh nghe tin người em như thế nào?

– Người anh đòi làm gì ?( Đòi đổi nhà )

– Người anh đã may túi như thế nào?

– Và kết cục của người anh như thế nào?

–  Qua câu chuyện các Con thích ai nhất?vì sao?

– Để có được cây khế nhiều quả ngon ngọt thì hàng ngày phải  chăm sóc tưới nước cho cây không được bứt lá, bẻ cành không chặt phá cây bừa bãi ,chặt cây bừa bài sẽ gây ra lũ lụt ,cho nên c/c phải biết yêu quý thiên nhiên

* Tập kể chuyện cùng cô:

– Cô dẫn truyện – hướng dẫn cho trẻ kể theo cả lớp

– Cô cho cá nhân kể theo từng đoạn truyện lời đối

thoại

– Cô mời một trẻ  lên kể truyện theo tranh

Nhận xét, khen trẻ . Cô hỏi trẻ cô vừa cho các con kể câu truyện gì ?Trong câu truyện nói về cây khế cây khế không những ăn được mà còn để nấu canh chua cho gia đình và mọi người cùng ăn nữa đó ,cho nên các con phải biết quý bảo vệ ,chăm sóc cây khế ,biết yêu thương với nhau trong cùng một gia đình

3.* Hoạt động 3: Kết thúc:

Cho trẻ hát bài “quả gì”và đi ra ngoài

 

 

 

Trẻ hát

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

-Trẻ trả lời

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

 

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

-Trẻ trả lời

 

 

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ trả lời

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

-Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

-Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

-trẻ thực hiện hát và đi ra ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!