DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHĂN NUÔI

KS. Phạm Minh Tường Vi

NỘI DUNG MÔN HỌC

  1. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG
  2. CÁC CHẤT BỔ SUNG
  3. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỨC ĂN
  4. NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA VẬT NUÔI
  5. SỬ DỤNG THỨC ĂN TRONG CHĂN NUÔI

 

1. CÁC CHẤT DINH DƯỠNG

Picture1

Thức ăn chăn nuôi

“Thức ăn chăn nuôi là những sản phẩm có nguồn gốc từ thực vật, động vật, vi sinh vật, công nghệ hóa học, sinh học và một số khoảng chất…, những sản phẩm này cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho con vật, đồng thời nó phải phù hợp với đặc tính sinh lý sinh hóa và cấu tạo của bộ máy tiêu hóa để con vật có thể ăn được mà sống sinh trưởng, phát triển, sinh sản và sản xuất một cách bình thường trong thời gian dài”

2A

NƯỚC

Picture1 1

Nước là thành phần của sự sống.

Nước được phân bố đều khắp trong mọi tế bào, tổ chức của cơ thể và giữ vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình trao đổi chất.

VAI TRÒ CỦA NƯỚC

  • Tiêu hóa các chất dinh dưỡng
  • Vận chuyển vật chất
  • Tham gia vào những phản ứng hóa học
  • Điều hòa áp suất thẩm thấu, thực hiện trao đổi chất giữa tế bào và dịch thể
  • Giữ thể hình sinh vật ổn định
  •  Làm giảm tác dụng ma sát
  • Tham gia tích cực trong quá trình điều tiết thân nhiệt
  • Tham gia tạo thành sản phẩm chăn nuôi
  • Thịt có tỷ lệ nước: 70-80%
  • Sữa có tỷ lệ nước khoảng 85%
  • Trứng có tỷ lệ nước khoảng 70%

NGUỒN CUNG CẤP NƯỚC

Nước uống

Yêu cầu nước mát, sạch, cung cấp đầy đủ và kịp thời cho thú.

Trung bình heo, gà cần lượng nước uống gấp 2 – 3 lần khối lượng thức ăn tiêu thụ hàng ngày.

Nước trong thức ăn

Nước trong thức ăn non xanh, thức ăn củ quả cao hơn thức ăn hạt.

Thức ăn trồng dưới nước có hàm lượng nước cao hơn thức ăn trồng trên cạn.

Nước trao đổi

Nước sinh ra trong cơ thể do quá trình oxy hóa chất hữu cơ

Nhờ có lượng nước trao đổi này mà một số động vật có thể nhịn uống trong một thời gian dài: lạc đà, gấu ngủ đông,…

 

PROTEIN

Picture1 2

Chất có khối lượng phân tử cao được cấu tạo từ các nguyên tố chính là C, H, O, N. Ngoài ra còn có S, P, Fe.

Do cấu trúc khác nhau của các loại protein nên tý lệ các nguyên tố có trong đó rất khác nhau.

PHÂN LOẠI PROTEIN

Protein

Picture2

Protein là chuỗi axit amin kết hợp với nhau bằng liên kết peptit (CO-N H). Phân tử lượng của protein vì thế rất cao, khoảng 60.000

Picture1 3

Chất chứa N phi protein

Hợp chất không có cấu trúc protein, có thể là những sản phẩm chuyển hóa trung gian hoặc cuối cùng của quá trình chuyển hóa protein hoặc là một số vitamin hay một số hoạt chất sinh học khác có chứa N

AXIT AMIN

Axit amin được hình thành khi protein bị thủy phân bởi các enzym, axit hoặc bazơ. Axit amin cấu tạo chủ yếu gồm có một nhóm có chứa nitơ gọi là nhóm amino (-NH2) và nhóm axit cacboxylic (-COOH). Công thức tổng quát:

PHÂN LOẠI AXIT AMIN

  • Axit amin không thiết yếu (non-e-sential amino acids) : cơ thể có khả năng tổng hợp đủ nhu cầu, không cần cung cấp từ thức ăn.
  • Axit amin thiết yếu (essential amino acids): là axit amin không tổng hợp được trong cơ thể, hoặc nếu có tổng hợp được thì cũng không đáp ứng đủ cho nhu cầu cơ thể. Hiện nay có khoảng 10 axit amin thiết yếu đối với chuột, lợn con và người, đó là phenylalanine (Phe), valine (Val), tryptophan (Try), methionine (Met), arginine (Arg), threonine (Thr), histidine (His), isoleucine (Iso), leucine (Leu), lysine (Lys). Đối với gia súc trưởng thành không cần arginine và histidine, gà cần thêm glycine.
  • Trong thực tế, một vài axit amin cùng loại có thể thay thế cho nhau được, như là cystine có thể thay thế 50% nhu cầu methionine của lợn. Tyrosine (Tyr) và Phe là những axit amin có gốc phenyl. Trong thực tế, Tyr (khoảng 30%) có thể được thay thế bởi Phe. Tuy nhiên đây là phản ứng một chiều vì vậy không thể cung cấp Tyr để tổng hợp Phe.

PHÂN LOẠI AXIT AMIN

Trong thực tế chăn nuôi, tỷ lệ thành phần các axit amin trong thức ăn và nhu cầu của gia súc luôn luôn khác nhau, đặc biệt là các axit amin thiết yếu. Một số axit amin trong thức ăn thường rất thấp so với nhu cầu, những axit amin đó làm giảm hiệu quả sử dụng các axit amin còn lại. Đặc biệt khi các axit amin thiết yếu thấp hơn so nhu cầu thì hiệu quả sử dụng càng kém. Vì vậy, axit amin giới hạn (Limmiting amino acid) được định nghĩa như là các axit amin thiết yếu có hàm lượng trong thức ăn thấp hơn so với nhu cầu của vật nuôi.

VAI TRÒ CỦA PROTEIN

  • Tham gia cấu trúc tế bào, đơn vị quan trọng của sự sống.
  • Cấu tạo nên chất xúc tác sinh học, chất điều khiển sinh học như: enzyme, hormone, tế bào thần kinh để điều khiển mọi hoạt động sống trong cơ thể.
  • Cấu tạo nên hệ thống đệm giữ pH ổn định, hệ thống vận chuyển, dịch gian bào.
  • Tham gia vận chuyển các chất dinh dưỡng.
  • Cấu tạo nên các chất kháng thể đặc hiệu và không đặc hiệu.
  • Cấu tạo nên chất thông tin di truyền, chủ yếu các nucleoprotein DNA.
  • Cấu tạo hệ thống tế bào sinh dục để thực hiện chức năng sinh sản duy nòi giống.
  • Chuyển hóa thành các chất khác cung cấp cho cơ thể.
  • Protein có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể.
  • Bảo đảm cho thú sinh trưởng lớn lên bình thường.
  • Là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa,….

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ TIÊU HÓA HẤP THU PROTEIN

  • Sự biến tính protein và sự tiêu hóa protein
  • Có nhiều tác gây biến tính protein như nhiệt độ, pH, kim loại nặng, sự oxy hóa, tia cực tím,…
  • Protein có vai trò cân bằng năng lượng của cơ thể.
  • Bảo đảm cho thú sinh trưởng lớn lên bình thường.
  • Là nguyên liệu chính cấu tạo nên sản phẩm chăn nuôi như thịt, trứng, sữa,….

NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG PROTEIN

  • Chọn lựa nguyên liệu đa dạng để tổ hợp khẩu phân cân đối protein, acid amin và năng lượng.
  • Không để thiếu các yếu tố phụ như vitamin, khoáng cần cho sinh trưởng và sản xuất.
  • Bổ sung các acid amin thiết yếu có giới hạn vào thức ăn để đạt đến cân đối tối ưu.
  • Xử lý nhiệt hợp lý để diệt các chất kháng men tiêu hóa như anti-trypsin trong đậu nành.
  • Loại trừ các yếu tố kháng dinh dưỡng, cũng như kháng acid amin.

TRẠNG THÁI THIẾU PROTEIN

Picture1 4

  • Trên thú sinh trưởng: thú chậm lớn, còi cọc, thành thục chậm, ở gia cầm có hiện tượng mọc lông kém, sức chống chịu lạnh yếu.
  • Trên thú sinh sản giảm sức tiết sữa, hoặc đẻ trứng. Chu kỳ lên giống dài, tỷ lệ đậu thai không cao.
  • Sức đề kháng bệnh của thú kém, hiệu giá kháng thể sau chủng ngừa không cao.
  • Thủ có những tập tính xấu, hay cắn mổ ăn thịt lẫn nhau.

TRẠNG THÁI THỪA PROTEIN

  • Sự quá dư protein dẫn đến nồng độ acid amin trong máu tăng cao làm giảm tính thèm ăn của thú, không cải thiện tăng trọng. Thậm chí giảm sự tăng trọng so với khẩu phần bình thường.
  • Cơ thể tiêu hóa không hết protein, gây ra sự lên men thối ở ruột già, manh tràng, có thể dẫn đến tình trạng tiêu chảy.
  • Dư thừa protein dẫn đến phản ứng deamin quá mạnh, thải ra nhiều ure, uric gây hại cho gan, cho thận. Ở gia cầm rất dễ xảy ra bệnh “gout”, một loại bệnh tích urat trong cơ thể.
  • Đặc biệt nếu cho ăn dư đạm cộng với sự dư thừa Ca mà sự cung cấp vitamin A có giới hạn thì bệnh này rất dễ xảy ra, có khi urat tích đầy trong xoang bụng, bao tim và đôi khi cũng có trong mô cơ dưới da gây cho gia cầm rất đau đớn, tỷ lệ tử vong cao. Sự dư thừa protein làm cho thú thải chất chứa nitrogen ra nhiều gây ô nhiễm cho môi trường.
  • Ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi vì nguồn cung protein thường rất đắt tiền.

LIPID

Picture2 1

Lipid hay chất béo (Ether extract -EE) là các hợp chất hữu cơ không tan trong nước nhưng tan trong nhiều dung môi hữu cơ như benzen, ete, cloroform.., và có các chức năng sinh lý, sinh hóa quan trọng trong cơ thể thực vật và động vật.

PHÂN LOẠI LIPID

Picture2 2

 

VAI TRÒ CỦA LIPID

  • Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng cao cho gia súc gia cầm. Năng lượng đốt cháy chất béo trong cơ thể động vật cao gấp 2 – 2,5 lần so với bột đường và protein.
  • Là dung môi để hòa tan các vitamin và sắc tố tan trong chất béo, giúp cho cơ thể hấp thu thuận tiện. Nếu thiếu béo thì sự hấp thu caroten, vitamin A, D, E, K. … sẽ giảm.
  • Làm tăng khẩu vị thức ăn cho thú, làm giảm độ bụi của thức ăn.
  • Tác dụng bôi trơn khi thú nuốt thức ăn.
  • Chất béo còn cung cấp một số acid béo thiết yếu, cần thiết cho cơ thể động và ví dụ như acid linoleic, acid Enolenie và acid arachidonic. Một số vitamin và tiền vitamin tan trong chất béo như caroten, vitamin A, D, E, K.
  • – Chất béo trong thức ăn cũng có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Nếu thức ăn có quá nhiều acid béo chưa no thì mở động vật sẽ nhão, ngược lại ít acid béo chưa no thì mô trở nên cứng. Ví dụ khi vỗ béo heo bằng nhiều cám gạo, bắp thì mỡ mềm. Ngay lại vỗ béo bằng rỉ mật đường thì mô heo trở nên cứng.
  • Từ chất béo cơ thể cũng có thể chuyển hóa thành chất khác và cùng tham gia tạo nên sản phẩm động vật..

 OXY HÓA CHẤT BÉO

Thức ăn có nhiều chất béo rất dễ bị ôxy hóa khi tồn trữ lâu dưới tác dụng của nhiệt độ và ánh sáng. Quá trình ôxy hóa và thủy phân chất béo làm cho thức ăn bị hôi và sinh ra nhiều chất có hại cho cơ thể.

Tác hại của chất béo khi bị oxy hóa đối với động vật

  • Giảm tính ngon miệng với thức ăn do có sự thay đổi mùi vị rất khó chịu.
  • Phá hủy các acid béo thiết yếu.
  • Peroxyd dễ làm mất tác dụng của lysine, một acid amin thường có giới hạn trong thức ăn.
  • Gây ra chứng tích nước ngoài mô trên gia cầm.

Các phương pháp ngăn chặn sự oxy hóa chất béo

  • Bảo vệ bằng các phương pháp vật lý như dùng bao bì kín, đuổi oxy ra khỏi môi trường thức ăn. Giữ nguyên hạt khi bảo quản, khi sử dụng mới đem xay nghiền.
  • Bảo quản thức ăn bằng hóa chất chống oxy hóa.
  • Cho thú ăn đầy đủ vitamin E và Selen.

GLUCID

Picture1 5

Glucid (Carbohydrate) là hợp chất polymer của nhiều phân tử đường hợp lại, nó có tỷ lệ nhiều nhất trong thức ăn của gia súc, gia cầm.

 PHÂN LOẠI GLUCID

Phân loại glucid dựa trên cấu trúc hóa học

Các loại đường đơn giản (Sugars): Bao gồm đường đơn (Monosaccharide) và đường đa phân tử nhỏ (Oligosaccharides) chứa khoảng 10 phân tử đường đơn. Tùy theo số carbon và số đường đơn rong phân tử đường mà người ta còn gọi tên khác nhau.

Các loại đường cao phân tử: Cũng có 2 loại, loại đơn giản (Polysaccharide) và loại phức tạp (Complex Carbohydrate); được tạo nên từ một hoặc vài loại đường đơn với số l B-galac

Phân loại glucid dựa trên giá trị dinh dưỡng

Picture2 3

VITAMIN

Picture1 6

Vitamin là hợp chất hữu cơ có phân tử trong tương đối nhỏ, có trong cơ thể với số lượng rất ít, nhưng không thể thiếu được, vì Hồ CÓ vui trò rất quan trọng là tham gia cấu trúc nhằm ghép trong nhiều hệ thống enyme, xúc tác các phản ứng sinh học để duy trì mọi hoạt động sống bình thường như sinh trưởng, sinh sản, bảo vệ cơ thể và sản xuất các sản phẩm chăn nuôi.

 ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA VITAMIN

  • Không mang năng lượng.
  • Hoạt động với một lượng rất nhỏ.
  • Phần lớn không được tổng hợp trong cơ thể người và động vật nuôi, được cung cấp bởi thức ăn.
  • Không thể thay thế lẫn nhau.
  • Cần cho sự phát triển của cơ thể.
  • Bảo vệ tế bào, các tổ chức cơ thể khỏi bị tấn công, nhờ đặc tính chống lại quá trình ôxy hoá, chống nhiễm trùng, trung hoà chất độc, hồi phục cấu trúc của các tổ chức bị tổn thương.
  • Thiếu vitamin gây ra nhiều rối loạn trên cơ thể

PHÂN LOẠI VITAMIN

Picture1 7

 

Vitamin tan trong dầu

  • Có tính chất hòa tan trong dầu
  • Không dự trữ trong các mô của cơ thể với số lượng nhiều và phải được thường xuyên cung cấp từ thức ăn (ngoại trừ cobalamin)

Vitamin tan trong nước

  • Có tính chất hòa tan trong nước
  • Đối với động vật nhai lại, vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp hầu như tất cả các vitamin tan trong nước và tự cung cấp đủ theo nhu cầu bình thường của cơ thể vật chủ.

CHẤT KHOÁNG

Picture1 8

Khi đốt toàn bộ cơ thể sinh vật ở nhiệt độ cao (550 – 6000C) thì ta thu được phần tro còn lại được gọi là chất khoáng, chiếm khoảng 3 – 5% thể trọng.

Trên bề mặt Trái Đất người ta tìm thấy có 94 nguyên tố. Trong số này có 32 nguyên tố hiện diện trong cơ thể động vật.

 PHÂN LOẠI CHẤT KHOÁNG

Picture2 4

Phân loại chất khoáng theo số lượng có trong thức ăn và cơ thể

Những chất khoảng có số lượng lớn được tính bằng g/kg hoặc % gọi là khoáng đa lượng

Những chất khoảng có số lượng nhỏ được tính bằng mg/kg hoặc ppm gọi là khoáng vi lượng.

Phân loại chất khoáng theo chức năng sinh lý trong cơ thể

 SỰ PHÂN BỐ CÁC CHẤT KHOÁNG TRONG THỨC ĂN

  • Loài thực vật khác nhau, sự phân bố chất khoảng trong chúng cũng khác nhau. VD: cây họ đậu giàu Ca hơn cây hòa thảo, mặc dù đất trồng giống nhau.
  • Giống thực vật có năng suất càng cao thì hàm lượng nguyên tố vi lượng càng thấp. Nguyên nhân chủ yếu là thời gian sinh trưởng của chúng ngắn nên tích lũy nguyên tố vi lượng thấp hơn các giống có năng suất thấp, thời gian sinh trưởng kéo dài.
  • Các bộ phận khác nhau của thực vật phân bố chất khoáng cũng khác nhau. Trên thân và lá có nhiều Ca hơn trong hạt. Ngược lại trong hạt lại có nhiều P hơn thân lá.
  • Tuổi của cây khác nhau phân bố chất khoáng cũng khác nhau. Trong cỏ non nghèo Mg hơn cỏ già. Vì vậy vào mùa xuân, chăn thả bỏ sữa trên đồng cỏ bò bị thiếu Mg gây ra chứng co giật, bại liệt. Trước đây khi chưa biết nguyên nhân nàyngười ta gọi là bệnh “tetanos cỏ”.
  • Phương thức canh tác khác nhau cũng có ảnh hưởng đến hàm lượng chất khoáng trong cây. Khi bón phân vô cơ NPK để thâm canh tăng năng suất cây trồng đồng thời cũng làm giảm hàm lượng các nguyên tố vi lượng trong sản phẩm cây trồng. Cách tốt nhất là vừa bón phân đa lượng cũng đồng thời vừa bón cả phân vi lượng, hoặc dùng phân hữu cơ để cung cấp đầy đủ các nguyên tố đa lượng và vi lượng.

 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HẤP THU KHOÁNG

  • Thiếu các yếu tố xúc tiến sự hấp thu: như thiếu vitamin D thì sự hấp thu Ca sẽ kém, thiếu vitamin C thì sự hấp thu Fe bị trở ngại …
  • Có những chất ức chế gây kết tủa chất khoáng làm cho cơ thể không hấp thu được như oxalic, phytine, acid béo mạch dài làm kết tủa Ca, Zn, Mn… cơ thể hấp thu kém.
  • Dạng hóa trị và hóa học của chất khoáng cũng có ảnh hưởng lớn đến sự hấp thu chất khoáng. Ví dụ Fe+++ được hấp thu kém hơn Fe++ nhiều vì nó không tương thích về điện tích âm trên protein mang.
  • Có những chất khoáng quá dư, cạnh tranh vị trí hấp thu lẫn nhau trên protein mang. Ví dụ các cặp cạnh tranh nhau như Ca – Zn, Ca – Mg, Cu – S, Se – S, Cu – Mo
  • Một số nguyên tố á kim có cơ chế hấp thu phức tạp. Ví dụ như Iod được hấp thu vào cơ thể theo 3 con đường, trong đó con đường hấp thu qua đường tiêu hóa là chủ yếu, cùng với hấp thụ qua da và qua phổi. Với cách này, người ta có thể bổ sung iod bằng cách cho nó thăng hoa bay vào không khí để cho thú hít thở vào phổi.

 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN
SỰ HẤP THU KHOÁNG

Dạng hợp chất khoáng cũng có ảnh hưởng đến sự hấp thụ:

  • Dạng oxyd kim loại và dạng muối carbonat (-CO3) khó hấp thu. Muốn cho thể hấp thu tốt cần phải nghiền thật mịn. Dưới tác dụng của HCl trong dịch vị mới tan chúng thành ra ion kim loại để thực hiện hấp thu. Mặt tốt của nó là không phân ion để xúc tác sự oxy hóa các hoạt chất khác trong thức ăn.
  • Dạng muối sulfat và chlorur kim loại rất dễ hòa tan trong nước vì vậy nó hấp thu dễ hơn các dạng trên. Song nó cũng dễ xúc tác quá trình oxyd hóa để phát các hoạt chất nhạy cảm với oxy.
  • Dạng oxyd, muối carbonat không tan, khó hấp thu: FeO, ZnO, MnO và FeCO3, ZnCO3, MnCO3.
  • Dạng muối dễ hòa tan trong nước, dễ hấp thu: FeSO4, FeClz, MnSO4, MnCz, ZnSO4, ZnCl₂.
  • Một số bệnh đường ruột và ký sinh trùng cũng làm giảm khả năng hấp thu nguyên tố vi lượng, từ đó có thể gây ra sự thiếu tương đối một số nguyên tố vi lượng.

 

 KIỂM TRA TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG KHOÁNG CỦA THÚ

Picture2 5

  • Xem thú có biểu hiện triệu chứng thiếu khoáng hay không, thông qua hành vi và triệu chứng bệnh tích của chúng?
  • Kiểm tra hàm lượng chất khoáng trong thức ăn và tính toán lượng cùng với nhu cầu có đủ hay không?
  • Kiểm tra một số mẫu của cơ quan, bộ phận cơ thể xem có bệnh tích đặc trưng không?
  • Kiểm tra hàm lượng khoáng trong nước tiểu, nước bọt, một số cơ quan có bình thường không?

 

2.CÁC CHẤT B SUNG

 

KHÁI NIỆM

Picture2 6

Các chất hỗ trợ dinh dưỡng, hay còn gọi là chất bổ sung (Feed additives) là những chất không chứa những thành phần dinh dưỡng (dưỡng chất) quan trọng. Tuy nhiên nếu đưa thêm nó vào thức ăn thì sẽ làm gia tăng được khả năng chuyển hóa và hiệu quả sử dụng thức ăn hơn bình thường từ đó làm nâng cao năng suất tích lũy, hoặc có tác dụng bảo vệ thức ăn tránh oxy hóa, tránh nấm mốc tốt hơn, để phòng bệnh cho gia súc gia cầm tốt hơn…

 TÁC DỤNG CỦA CHẤT BỔ SUNG

Picture1 9

  • Việc sử dụng thức ăn bổ sung nhằm tiết kiệm thức ăn, giảm giá thành sản phẩm:
  • Bổ sung axit amin tổng hợp, làm cân bằng axit amin, nâng cao BV của protein thức ăn.
  • Bổ sung premix khoáng – vitamin ngăn ngừa các bệnh thiếu khoáng, vitamin, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.
  • Bổ sung men tiêu hoá làm tăng tỷ lệ tiêu hoá các chất dinh dưỡng…

PREMIX

Premix là hỗn hợp của một hay nhiều hoạt chất vi lượng cùng với chất pha loãng (chất mang hay chất đệm).

  • Để trộn đều các hoạt chất và chất mang phải có các điều kiện sau:
  • Có kích thước tương tự nhau: vitamin có kích thước 0,1 – 0,3um.
  • Tỷ trọng của hai chất tương đương để không bị phân cách khi trộn, vận chuyển.
  • Các chất khi hỗn hợp với nhau thì không phá hoại lẫn nhau để bảo quản được lâu.
  • Các chất có độ bền tương đương nhau trong điều kiện dự trữ.
  • Tính chất hoá lý, tĩnh điện tương đương nhau.

Chất mang có thể sử dụng: cám lúa mì, bột sắn, tinh bột sắn, bột mầm ngô.

Một số loại premix: premix khoáng, premix vitamin, premix khoáng – vitamin, thuốc phòng bệnh.

KHÁNG SINH

Tác dụng của kháng sinh

Kháng sinh được phát hiện năm 1929, và năm 1940 được sử dụng trị bệnh cho người và gia súc.

Ngoài tác dụng trị bệnh, kháng sinh còn có tác dụng kích thích sinh trưởng đối với động vật nuôi: Lợn ăn khẩu phần có bổ kháng sinh tăng trọng hơn là đối chứng 10 – 15%; gà 7 – 15%, bê 4 – 5%, gà đẻ tăng sản lượng trứng 9 – 10 % và tăng tỷ lệ ấp nở. Con vật khoẻ mạnh, hạn chế bệnh phân trắng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn.

Cơ chế tác dụng của kháng sinh đến sinh trưởng

Diệt vi khuẩn gây bệnh, con vật khỏe mạnh, trao đổi chất mạnh hơn. Kháng sinh làm giảm độ dày của dung mao niêm mạc ruột, tăng khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng.

Kháng sinh tác động đến enzym tiêu hoá, giảm nguồn dinh dưỡng mất theo con đường nội sinh.

KHÁNG SINH

Một số điều cần chú ý khi sử dụng kháng sinh làm thức ăn cho gia súc

Một khi có kháng sinh thường xuyên trong thức ăn thì cơ thể sẽ không sản sinh ra sức đề kháng bản thân để chống lại với vi trùng, từ đó làm cho đàn thú có sức chống chọi với bệnh tật ngày càng yếu đi. Nếu là đàn thú giống thì ta khó lòng chọn chúng trên sức đề kháng, có thể trước mắt ta thu lợi nhuận cao vì tỷ lệ loại thải ít. Song về lâu dài đàn thú của chúng ta sẽ rất yếu. Chính ở điểm này mà trên thú giống, người ta rất hạn chế sử dụng kháng sinh thường xuyên với mục đích dinh dưỡng, chỉ dùng để chữa bệnh.

Vi khuẩn gây bệnh tiếp xúc với kháng sinh liều thấp thường xuyên sẽ thích ứng, có một số biến chủng, thay đổi cấu trúc DNA để chống lại kháng sinh, dần dần nó biến kháng sinh thành yếu tố cần thiết để bảo vệ chúng tránh sự tấn công của vi khuẩn khác. Lúc này phải sử dụng một liều kháng sinh rất cao hoặc không còn loại kháng sinh nào đặc hiệu để trị bệnh do các loại vi khuẩn đó gây ra.

KHÁNG SINH

Một số điều cần chú ý khi sử dụng kháng sinh làm thức ăn cho gia súc

Kháng sinh tồn dư trong sản phẩm chăn nuôi gây hại cho sức khỏe con người. Điều này thể hiện ra trên 2 tác hại chủ yếu: thứ nhất là kháng sinh cũng tạo ra sự đề kháng kháng sinh với những vi khuẩn gây bệnh cho người, từ đó làm cho việc chữa trị bệnh nhiễm trùng ở người rất khó khăn; Thứ hai là một số loại kháng sinh có nguồn gốc tổng hợp, ngày nay được xác định rất rõ là tác nhân gây ung bướu cho người như Carbadox, Olaquindox thuộc nhóm chất hóa học Quinolon (Theo tài liệu Commission Regulation EC N° 2788/98).

Nhiều nước trên thế giới đã cấm sử dụng kháng sinh làm thức ăn bổ sung cho gia súc, gia cầm. Một số nước sử dụng kháng sinh thô, các loại kháng sinh không dùng trị bệnh cho người…

Hiện nay, việc quy định các loại kháng sinh và hoá chất cấm sử dụng trong thức ăn gia súc giữa các nước EU và Mỹ cũng khác nhau. Việt Nam chúng ta cũng đã ban hành quy định về việc sử dụng thuốc thú y.

ENZYME

Picture2 7

Enzyme là các protein tự nhiên có hoạt tính enzyme; các enzyme được tạo ra từ các cơ thể sống. Trong công nghiệp, enzyme được sản xuất từ các vi sinh vật (vi khuẩn, nấm, men) bằng cách lên men hoặc chiết từ tụy và các mô động vật khác.

Ý tưởng sử dụng enzyme vào trong thức ăn chăn nuôi đã được thực hiện vào những năm 60 của thế kỷ 20. Các loại enzyme được ứng dụng là amylase giúp tiêu hóa tinh bột, protease giúp tiêu hóa protein và lipase giúp tiêu hóa chất béo ở các thú non, thể trạng kém phát triển. Tuy nhiên những ứng dụng này không phát triển rộng rãi cho đến thập niên 90 vì lý do:

Đây là những enzyme động vật có thể tự tạo ra trong cơ thể, nếu đưa từ bên ngoài vào sẽ tạo nên hiệu ứng phản hồi âm, ức chế cơ thể tạo ra những enzyme tương tự nên lâu dài sẽ làm động vật lệ thuộc vào nguồn enzyme cung cấp từ ngoài, chăn nuôi không có hiệu quả kinh tế do phải gánh thêm chi phí enzyme bổ sung.

Các enzyme là những protein, thường không bền dưới tác động của nhiệt độ cao (trên 60°C). Xu hướng chăn nuôi công nghiệp, nhất là gia cầm sử dụng thức ăn dập viên cần xử lý thức ăn ở nhiệt độ 90 – 100°C sẽ phá hủy hoàn toàn hoạt tính của enzyme khi được trộn vào thức ăn trước khi dập viên. Nếu đưa enzyme vào thức ăn sau khi dập viên sẽ rất khó đạt được sự đồng đều khi trộn.

Từ thập niên 90 đến nay, nhờ những tiến bộ của công nghệ sinh học và thay đổi mục đích sử dụng, cũng như những quan tâm sâu sắc đến ô nhiễm môi trường nên việc ứng dụng enzyme đã lại phát triển và đang ngày càng phổ biến trong thức ăn chăn nuôi, nhất là ở thị trường các nước phương Tây.

CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA ENZYME

Enzyme hình thành phức hợp khi tiếp xúc với các cơ chất đặc hiệu của chúng.

Mỗi enzyme xúc tác với phản ứng đặc hiệu của riêng nó. VD: enzyme amylaza có thể phân giải tinh bột nhưng không thể phân giải protein hay xơ. Điều này có nghĩa là mỗi enzyme “tấn công” một liên kết đặc trưng, bẻ gãy liên kết để tạo nên một cấu trúc phân tử khác.

Enzyme không thay đổi sau phản ứng. Nó không bị mất đi vì không tự tham gia vào các phản ứng. Enzyme chỉ xúc tác phản ứng để cơ chất được chuyển thành sản phẩm cuối nhanh hơn.

Đặc tính quan trọng và đáng chú ý nhất của enzyme là chúng hoạt động như là chất xúc tác để làm tăng tốc độ phản ứng. Một ưu điểm lớn của enzyme khi xúc tác là chúng có thể làm tăng tốc độ phản ứng ở nhiệt độ cơ thể và ở pH nhẹ.

CHẤT CHỐNG MỐC

Các bnh do độc tố nấm mốc gây ra:

  • Tổn thương gan, thận: Bị nhẹ, gây xung huyết ở gan, một số mạch máu ở gan bị vỡ. gây viêm gan. Bị tổn thương nặng hơn hoặc thời gian bị nhiễm độc kéo dài, một số tế bào gan không hoạt động được, gan bị thoái hoá tiến tới bị xơ gan, ung thư gan. Khi gan bị tổn thương còn gây ra sự tăng sinh của các ống mật, gây viêm thận, tích lũy các chất độc trong cơ thể đến điểm con vật bị chết trong hôn mê.
  • Tổn thương máu: Độc tố nấm mốc từ ruột vào gan qua đường máu gây tổn thương đối với thành mạch máu và máu, gây chảy máu trong. Hồng cầu bị tổn thương và bị phá vỡ, gây hiện tượng bị tiêu máu hay tan máu. Bạch cầu trong máu cũng bị giảm. Một số độc tố nấm mốc còn theo máu lọt vào tủy sống và đầu độc tủy sống. Tủy sống có chức năng tạo máu, khi bị tổn thương thì gây thiếu máu cho gia súc.
  • Tổn thương hệ thần kinh:Ngoài gan, thận, máu, các độc tố nấm mốc còn gây suy nhược thần kinh, mất phản xạ, choáng váng, đau đầu, trạng thái quá khích bồn chồn, nôn, co giật, tê liệt các bắp thịt.
  • Ngoài ra, một số độc tố nấm mốc còn gây ra rối loạn chức năng sinh dục, đẻ non, viêm cơ quan sinh sản; một số độc tố nấm mốc còn gây phản ứng trên da, như viêm da, da vàng, rụng lông, dị ứng nấm..
  • Ung thư gan do độc tố nấm mốc: Độc tố nấm mốc gây ung thư gan trên gia súc, gia cầm.
  • Ảnh hưởng của độc tố nấm mốc trên gia cầm: Aflatoxin làm giảm tỷ lệ đẻ và tỷ lệ trứng có phôi. Gà thịt chậm lớn, gan nhũn, tăng tích lũy mỡ ở gan, giảm caroten huyết tương.

Các chất chống mốc

Phụ thuộc chủng loại nấm mốc, một số chất như axit propionic, axit axetic, axit benzoic và tia cực tím có thể hạn chế sự phát triển của mốc và sự tổng hợp aflatoxin.

CHẤT CHỐNG OXY HOÁ

  • Sự oxy hoá dầu, mỡ là một hiện tượng thường xảy ra tạo thành dầu mỡ bị ôi.
  • Quá trình tự oxy hoá là quá trình trong đó xảy ra sự gắn kết của oxy trong thức ăn gia súc ở nhiệt độ môi trường.
  • Quá trình tự oxy hoá xảy ra ngay sau khi quá trình chế biến thức ăn bắt đầu. Thường thì vỏ bọc bên ngoài của hạt có dấu bảo vệ hạt và chống sự ôxy hoá tự nhiên. Khi nghiền thức ăn đã làm vỡ màng bọc, lipid tiếp xúc với oxy không khí và qua trình oxy hoá xảy ra rất nhanh. Khi thức ăn bị oxy hoá sẽ phá hủy vitamin tan trong dầu mỡ và xantofhyll, giảm độ ngon miệng của thức ăn, mất năng lượng và protein, hình thành các chất trao đổi độc.
  • Vitamin A là một vitamin thiếu nhất trong khẩu phần ăn cho gia súc. Khi trộn chất chống ôxy hoá vào thức ăn sẽ làm giảm sự ôxy hoá 66%. Điều này có nghĩa là nếu không trộn chất chống ôxy hoá trong thức ăn thì vitamin A bị ôxy hoá 10%/ tháng, khi trộn chất chống ôxy hoá sẽ giảm tỷ lệ phân hủy xuống còn 3%/tháng.

CHẤT CHỐNG OXY HÓA

Các chất chống oxy hóa nhân tạo: gồm các loại sau đây:

  • Etoxyquin: EMQ
  • Butyl-Hydroxy-Toluen: BHT
  • Butyl-Hydroxy-Anizol: BHA

Các chất chống oxy hóa tự nhiên:

  • Tocoferol trong mầm hạt và thức ăn xanh cũng có tác dụng chống oxy hóa rất mạnh. Tuy nhiên vitamin E tổng hợp dạng α-tocoferol-acetate, vì đã ổn định nên không có tác dụng chống oxy hóa trong thức ăn như tocoferol trong tự nhiên. Khi vào cơ thể thì α-tocoferol-acetate bị thủy phân ra dạng tự nhiên lại có tác dụng chống oxy hóa trong cơ thể.
  • Vitamin C cũng là chất chống oxy hóa.

PHỤ GIA THỰC PHẨM

Phụ gia thực phẩm là những chất không được coi là thực phẩm hay một thành phần chủ yếu của thực phẩm, có ít hoặc không có giá trị dinh dưỡng được chủ động cho thêm vào thực phẩm với một lượng nhỏ, an toàn cho sức khỏe nhằm duy trì chất lượng, hình dáng, mùi vị, độ kiểm hay độ axit của thực phẩm hoặc nhằm đáp ứng yêu cầu về công nghệ trong sản xuất, chế biến, đóng gói, vận chuyển, bảo quản thực phẩm. Các chất ô nhiễm vào thực phẩm như độc tố vi nấm, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y,… không phải là những phụ gia thực phẩm.

Mọi loại phụ gia thực phẩm khi sử dụng đều phải có giới hạn liều lượng sử dụng.

Lượng phụ gia cho vào thực phẩm không làm thay đổi tính chất lý, hoá của các chất dinh dưỡng cũng như giá trị thương phẩm của thực phẩm. Lượng phụ gia cho vào thực phẩm càng ít càng tốt. Các chất phụ gia thực phẩm phải đảm bảo độ tinh khiết, chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.

Khi sử dụng phụ gia thực phẩm, nhà sản xuất phải ghi rõ tên phụ gia được phép sử dụng, giới hạn sử dụng trong hồ sơ đăng ký chất lượng và phải được phép của cơ quan y tế có thẩm quyền.

CÁC LOẠI PHỤ GIA THỰC PHẨM

Picture2 8

Picture2 9

 

3.NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ THỨC ĂN

 

 TỈ LỆ TIÊU HÓA

Tỷ lệ tiêu hóa thức ăn là tỷ lệ phần trăm giữa các chất dinh dưỡng tiêu hóa được so với các chất dinh dưỡng ăn vào. Công thức tính như sau:

TLTH (%)= Lượng chất dinh dưỡng ăn – Lượng chất dinh dưỡng thải trong phânLượng chất dinh dưỡng chất ănx 100

 

 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ
TIÊU HÓA TRỰC TIẾP

 

Thời gian chuẩn bị và thời gian thí nghiệm

Thí nghiệm tiêu hóa cần thực hiện qua 2 thời kỳ:

Thời kỳ chuẩn bị thí nghiệm cũng là thời gian thú làm quen thức ăn thí nghiệm bởi vì thú cần thời gian làm cho hệ men tiêu hóa thức ăn thích ứng với thức ăn mới. Hơn nữa trong đường tiêu hóa luôn luôn có thức ăn trước đó, vì vậy cần cho ăn thức ăn thí nghiệm một thời gian để đẩy hết thức ăn cũ ra ngoài rồi mới tiến hành lấy số liệu đo lường

Thời kỳ thí nghiệm: thời gian này càng dài càng cho số liệu chính xác. Trong thí nghiệm tiêu hóa, đặc biệt ở loài nhai lại mỗi ngày thức ăn nên được cho ăn cùng giờ và lượng thức ăn cũng cần được cố định.

 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ
TIÊU HÓA TRỰC TIẾP

Thí nghiệm xác định tỉ lệ tiêu hóa đơn giản

Đây là một thí nghiệm thử mức tiêu hóa của một khẩu phần ăn, hay của một loại thực liệu thú có thể ăn đơn độc mà vẫn bình thường. Ví dụ cỏ đối với bò, người ta tiến hành cân đo lượng thức ăn ăn vào cũng như lượng phân thải ra trong thời gian thí nghiệm và tiến hành phân tích thành phần dinh dưỡng để từ đó tính ra chất dinh dưỡng ăn vào và chất dinh dưỡng thải ra theo phân. Khi đã có đầy đủ số liệu thì tính tỷ lệ tiêu hóa

TLTH (%)= Lượng chất dinh dưỡng ăn – Lượng chất dinh dưỡng thải trong phânLượng chất dinh dưỡng chất ănx 100

Thí nghiệm xác định tỉ lệ tiêu hóa phc tp

Đây là một thí nghiệm thử mức tiêu hóa của một khẩu phần ăn, hay của một loại thực liệu mà thú thường phải ăn chung với thức ăn khác trong khẩu phần. Vì không thể nuôi thú bằng một loại thực liệu mà phải nuôi bằng một khẩu phần gồm nhiều loại thực liệu, do đó việc thí nghiệm trở nên phức tạp hơn. VD bò không thể chỉ ăn thức ăn tinh vì có thể xáo trộn tiêu hóa nếu cho ăn đơn độc thức ăn này. Trong trường hợp này để xác định mức tiêu hóa của thức ăn tinh, trước hết người ta  cho thú ăn khẩu phần cơ sởvà đo lường tỉ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần cơ sở đó. Sau đó người ta thêm vào khẩu phần cơ sở một lượng thức ăn muốn kiểm tra rồi tiếp tục thử mức tiêu hóa của khẩu phần mới này giống như khẩu phần cơ sở đó. Khi có tỉ lệ tiêu hóa của 2 khẩu phần thì tiến hành lập phương trình để tính toán. Phương pháp này cũng đặt giả thuyết rằng không có sự tương tác giữa thức ăn căn bản và thức ăn thử nghiệm.

Tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn thử nghiệm được tính từ hệ thức: Y=a.x+b.z

Trong đó:Y = tỉ lệ tiêu hóa của hỗn hợp có nguyên liệu thử nghiệm

x = tỉ lệ tiêu hóa của khẩu phần cơ sở

z=tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn thử nghiệm

a = tỉ lệ lượng thức ăn căn bản sử dụng trong hỗn hợp có thức ăn thử nghiệm

b = tỉ lệ lượng thức ăn thử nghiệm trong hỗn hợp thức ăn có thức ăn thử nghiệm

 

 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ
TIÊU HÓA HÓA GIÁN TIẾP HAY PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHẤT CHỈ THỊ

 

Đây là phương pháp không cần đo toàn bộ lượng chất dinh dưỡng ăn vào cũng như toàn bộ lượng chất dinh dưỡng thải ra như các phương pháp trên vì làm như vậy rất tốn kém và mất nhiều công sức để thử mức tiêu hóa. Hơn nữa trong một số trường hợp thiếu trang thiết bị hay điều kiện thí nghiệm không thể đo lường trực tiếp cả lượng thức ăn mà thú ăn được và lượng phân thú thải ra người ta có thể xác định gián tiếp tiếp với việc sử dụng “Chất chỉ thị”.

Các chất này có thể là những chất được trộn thêmvào thức ăn (như ferric oxid, chromic oxid (CrzO3), hay là những chất có sẵn trong thức ăn (như lignin, chất khoảng không tan).

Trong thí nghiệm này, mẫu đại diện của thức ăn và phân phải được lấy và phân tích hàm lượng chất chỉ thị và chất dinh dưỡng trong thức ăn cũng như trong phân rồi áp dụng công thức tính tỷ lệ tiêu hóa biểu kiến của tgiả Merchen (1987) như sau:

TLTH(%) = 100 – 100 x % 𝑐ℎấ𝑡 𝑐ℎỉ 𝑡ℎị 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 ă𝑛% 𝑐ℎấ𝑡 𝑐ℎỉ 𝑡ℎị 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎâ𝑛 x % 𝑐ℎấ𝑡 𝑑𝑖𝑛 𝑑ưỡ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑝ℎâ𝑛 % 𝑐ℎấ𝑡 𝑑𝑖𝑛 𝑑ưỡ𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡ℎứ𝑐 ă𝑛

 PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH TỶ LỆ
TIÊU HÓA HÓA GIÁN TIẾP HAY PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG CHẤT CHỈ THỊ

  • Để cho việc xác định chính xác thì yêu cầu chất chỉ thị phải đạt các yêu cầu:
  • Không gây hại cho thú
  • Không làm ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa
  • Không hấp thu, cũng không biến đổi trong ống tiêu hóa
  • Di chuyển cùng tốc độ với thức ăn và phân bố đều trong ống tiêu hóa
  • Có thể trộn dễ dàng và đều trong thức ăn
  • Dễ dàng phân tích chất chỉ thị này trong thức ăn cũng như trong phân

 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG TỶ LỆ TIÊU HÓA TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM

  • Phương pháp dùng dịch dạ cỏ và pepsin: sự tiêu hóa thức ăn của loài nhai lại có thể được thực hiện trong phòng thí nghiệm bằng cách xử lý thức ăn với dịch dạ cỏ và rồi với pepsin. Mẫu được nghiền nhỏ rồi được ủ với dung dịch dạ cỏ trong ống nghiệm dưới điều kiện yếm khí. Sau đó vi sinh vật được giết bởi dung dịch acid clorhydngng pH = 2, rồi được ủ với pepsin trong 48 giờ. Các chất không tan được coi là phần không được tiêu hóa, và được lọc, sấy khô đem đốt từ đó tính được chất hữu cơ tiêu hóa. Kết quả xác định tỉ lệ tiêu hóa trong ống nghiệm thường có kết quả hơi thấp hơn trên thú.Trong phương pháp trên, dịch dạ cỏ lấy từ bò có thể bị thay đổi tính lên men tùy theo khẩu phần của thú được ăn. Do đó dịch dạ cỏ đôi khi được thay bằng men cellulase của nấm. Sau khi mẫu được ủ với pepsin thì được ủ với cellulase.
  • Phương pháp dùng thú đặt ống thông (fistula) để lấy dịch dạ cỏ đánh giá tiêu hóa trong phòng thí nghiệm cũng được thực hiện với nhiều cách khác nhau để đánh giá tiêu hóa nhanh của các mẫu thức ăn nhỏ. Mẫu thức ăn (3-5 g chất khô) được bỏ vào những túi polyester nhỏ có thể thấm ướt bằng các lỗ nhỏ (400 – 1600 pm’). Sau đó được cho vào dạ cỏ qua lỗ dò và được ủ trong 24-48 giờ. Sau đó các bao được lấy ra rửa sạch và làm khô để xác định số lượng chất khô của thức ăn và được coi là phần không được tiêu hóa còn lại. Phương pháp này được gọi là xác định tỉ lệ tiêu trong túi nylon (in sacco).

 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA THỨC ĂN

Yếu tố cơ thể thú

  • Loài
  • Giống
  • Tuổi của thú
  • Đặc tính cá thể
  • Tình trạng sinh lý

Yếu tố thc ăn

Picture1 10

Ảnh hưởng của thành phần của khẩu phần

Ảnh hưởng  của thành phần hóa học của thức ăn

  • Tỉ lệ tiêu hóa của thức ăn có quan hệ với thành phần hóa học của thức ăn. Những thức ăn có ít thay đổi thành phần hóa học như bắp thì tỉ lệ tiêu hóa ít biến động. Những thức ăn có thành phần hóa học biến động nhiều như thức ăn xanh thì có sự biến động lớn.
  • Chất xơ có ảnh hưởng lớn trên sự tiêu hóa thức ăn. Số lượng và thành phần hóa học của chất xơ đều có ảnh hưởng quan trọng.
  • Sự tiêu hóa của thức ăn có thể giảm do sự thiếu hay thừa chất dinh dưỡng. Ảnh hưởng này thấy nhiều trên thú nhai lại, ví dụ sự thiếu nitơ của ammonia hay thiếu lưu huỳnh làm giảm sự tăng trưởng của vi sinh vật và làm giảm tiêu hóa chất xơ. Khẩu phần thừa lipid cũng làm ức chế vi sinh vật. Hàm lượng silic cao trong rơm cũng làm giảm tỉ lệ tiêu hóa của rơ

 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN TỈ LỆ TIÊU HÓA THỨC ĂN

  • Ảnh hưởng của các chất kháng dinh dưỡng: Thức ăn đôi khi có chứa các chất kháng dinh dưỡng như chất kháng protease, lectins và tannin ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các dưỡng chất đặc biệt là protein.
  • Ảnh hưởng của việc sử dụng enzyme tiêu hóa trong thức ăn: Ngày nay việc sử dụng enzyme lấy từ các loài nấm có khả năng phân giải mạnh được sử dụng nhiều trong thức ăn. Ví dụ men β-glucanase có thể phân giải β-glucan cải thiện độ tiêu hóa thức ăn, phytase phân giải phytic acid mà cơ thể không có loại men này do đó đã làm tăng P sử dụng trong thức ăn.
  • Lượng thức ăn của một bữa ăn: Cho thú ăn quá no, hoặc cho ăn nhiều trong một bữa ăn cũng làm cho khả năng tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong khẩu phần giảm. Nguyên do là khi tăng lượng ăn làm thức ăn đi nhanh qua đường tiêu hóa làm thời gian tác động của enzym tiêu hóa bị giảm đưa đến giảm tỉ lệ tiêu hóa. Ảnh hưởng này đặc biệt đối với các thành phần tiêu hóa chậm như chất xơ. Do đó ảnh hưởng này đối với thú nhai lại nhất là khi tăng lượng ăn của thức ăn thô xay nhỏ, dập viên hay thức ăn phụ phẩm nhiều xơ. Đối với thú dạ dày đơn ảnh hưởng này không lớn vì khẩu phần ít chất xơ.
  • Sự lên men trong đường tiêu hóa: Nếu thức ăn lên men mạnh trong đường tiêu hóa thì tỉ lệ tiêu hóa thực cũng giảm, nhưng khi đo lường tỷ lệ tiêu hóa thì vẫn cho kết quả cao. Vì khi lên men các chất dinh dưỡng sinh ra khí,  không đo lường được nhưng khi tính toán người ta tưởng rằng chúng cũng tiêu hóa, hấp thu được.
  • Ảnh hưởng của sự chế biến thức ăn
  • Xay nhỏ hay cắt nhỏ
  • Xử lý kiềm
  • Xử lý nhiệt
  • Ép viên

4.NHU CU DINH DƯỠNG
C
A VT NUÔI

 

NHU CẦU DINH DƯỠNG

“Nhu cầu dinh dưỡng là số lượng hoặc phần trăm chất dinh dưỡng và năng lượng mà gia súc đòi hỏi để đảm bảo cho sự sống và sản xuất trong ngày đêm”.

Nhu cầu dinh dưỡng thay đổi tùy theo chức năng của vật nuôi: nhu cầu duy trì, nhu cầu tăng trưởng, nhu cầu sản xuất sữa, nhu cầu sản xuất trứng, …

Có nhiều đơn vị khác nhau để diễn tả nhu cầu dinh dưỡng.

Từ nhu cầu dinh dưỡng chuyển sang tiêu chuẩn ăn trong thực tế sản xuất có kết hợp với một hệ số an toàn. Hệ số an toàn xuất phát từ sự phân bố giá trị cá thể xung quanh giá trị trung bình của thí nghiệm.

 NHU CẦU DUY TRÌ

Trao đổi cơ bản

Đây là trạng thái hoạt động sinh lý thấp nhất của con vật. Hoạt động tiêu hoá không được thực hiện, chỉ có hoạt động hô hấp và tuần hoàn. Trạng thái này được thể hiện như sau:

Không có thức ăn trong đường tiêu hoá (chỉ uống nước)

Gia súc không vận động như đi lại, nhai…

Không tạo sản phẩm như cho sữa, đẻ trứng…

Trạng thái duy trì

Một con vật ở trạng thái duy trì khi mà thành phần cơ thể không thay đổi, không tạo ra bất cứ loại sản phẩm nào, ví dụ như sữa, trứng… và không có bất cứ hoạt động nào ở môi trường xung quanh (đi lại, ăn…). Trạng thái này khác với trao đổi cơ bản là con vật vẫn có quá trình tiêu hóa thức ăn.

Nhu cầu duy trì có thể được định nghĩa là lượng dinh dưỡng của khẩu phần đảm bảo cho gia súc không tăng cũng không mất đi các chất dinh dưỡng của cơ thể. Nhu cầu duy trì chính là lượng dinh dưỡng tối thiểu đảm bảo cân bằng N bằng zero.

NHU CẦU DUY TRÌ

Picture2 10

 

 

Nhu cầu năng lượng

Phương pháp nhân tố: xác định năng lượng cho trao đổi cơ bản từ đó xác định nhu cầu duy trì

Phương pháp nuôi dưỡng: Về lý thuyết, lượng năng lượng cần cho duy trì là năng lượng ăn vào bằng năng lượng thải ra. Vì vậy điều chỉnh năng lượng khẩu phần sao cho gia súc ở vào trạng thái cân bằng 0 về năng lượng. Trong thực tế rất khó điều chỉnh khẩu phần đảm bảo yêu cầu như vậy, vì thế người ta tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng một cách đơn giản: Cho gia súc ăn khẩu phần đã biết năng lượng, xác định tăng trọng trong khi thí nghiệm. Như vậy, năng lượng khẩu phần ăn vào dùng cho cả duy trì và tăng trọng đã được xác định. Loại trừ năng lượng cho tăng trọng thì biết được năng lượng cho duy trì. Trong một số trường hợp tăng trọng không do năng lượng (do sự tích nước), cho nên phải kết hợp với kỹ thuật mổ so sánh để xác định sự thay đổi về năng lượng của cơ thể.

Nhu cầu protein

Phương pháp nhân tố

Nguyên tắc của phương pháp này là căn cứ vào lượng mất mát N thấp nhất khỏi cơ thể để xác định nhu cầu tối thiểu của con vật. Trong trường hợp này, người ta nuôi gia súc với khẩu phần không chứa N và xác định lượng mất N trong phân và nước tiểu. Đây là lượng mất N tối thiểu (mất qua phân do N trao đổi và qua nước tiểu do phân giải axit amin và creatin của cơ gọi là N nội sinh. N trao đổi trong nước tiểu giảm dần và ổn định nếu kéo dài thời gian nuôi không có N . Điều đó có giả thuyết cho rằng có lượng protein dự trữ. Mức này sẽ duy trì nếu đủ năng lượng. Như vậy N hay protein cho duy trì là lượng N hay protein bù đắp cho sự mất mát trong trao đổi và nội sinh (có thể cả mất qua lông, mồ hôi, sừng vảy..).

Phương pháp cân bằng chất

Nuôi gia súc với các khẩu phần khác nhau về hàm lượng protein. Mức protein làm cho con vật gần với N tích luỹ bằng 0 coi như mức protein duy trì.

 

Các yếu tố ảnh hưởng nhu cầu duy trì

Trước hết là ảnh hưởng của trao đổi cơ bản. Trao đổi cơ bản chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố như:

  • Tuổi con vật: ví dụ ở người lúc sơ sinh nhiệt sản là 31 kcal/m2 diện tích cơ thể, tăng lên 50-55 kcal lúc một năm tuổi và giảm dần tới 35-37 kcal ở tuổi 20. Ở bò giảm dần từ 140 kcal lúc một tháng tuổi đến 80 kcal lúc 48 tuần tuổi.
  • Các yếu tố thần kinh nội tiết (neuro-endocrine factors): ở người trao đổi cơ bản ở nam cao hơn nữ 6-7%. Ở gia súc thiến trao đổi cơ bản giảm từ 5-10%. Tuyến giáp trạng có ảnh hưởng rõ rệt lên trao đổi cơ bản.

Ngoài ra các yếu tố về giống và loài cũng có trao đổi căn bản khác nhau.

NHU CẦU SINH TRƯỞNG

Đặc điểm sinh trưởng

  • Sinh trưởng: là quá trình tăng về lượng và thể tích. Phương pháp đo mức sinh trưởng đơn giản nhất của gia súc là xác định thay đổi khối lượng theo thời gian. Tăng trọng bao gồm tăng nạc, mỡ và cả thành phần của ống tiêu hóa. Ở con vật nhai lại thành phần này chiếm khoảng 20% của tăng trọng. Bất lợi của phương pháp này là thể trọng không thể hiện được thành phần của cơ thể như sự tăng trưởng của bộ xương, chất lượng thân thịt. Ngoài ra nếu con vật càng nặng thì nó càng tích lũy mỡ.

Tốc độ sinh trưởng: được xác định như là sự tăng lên về khối lượng hoặc thể tích trong thời gian nhất định. Một số tài liệu gọi là tăng trọng (theo ngày hoặc tháng). Tốc độ sinh trưởng bao gồm sinh trưởng tuyệt đối là khối lượng tăng tuyệt đối (tính theo g hay kg) và sinh trưởng tương đối là phần trăm tăng của thời kỳ sinh trưởng sau so với thời kỳ trước. Tốc độ sinh trưởng tuyệt đối (tăng trọng) có hình dạng đường cong mà đỉnh cao nhất là thời kỳ gia súc thành thục thể vóc.

Cơ cấu tăng trọng: Tăng trọng bao gồm tăng các thành phần (nạc, xương, da..), bộ phận (tim, gan, đường tiêu hóa..) và thành phần hóa học (nước, protein, mỡ, khoáng, năng lượng). Trong giai đoạn đầu của quá trình sinh trưởng sự tích lũy protein xảy ra nhanh hơn mỡ. Tích lũy năng lượng gắn liền với tích lũy mỡ trong cơ thể. Hàm lượng nước giảm dần theo độ tuổi.

Nhu cầu năng lượng

Picture1 12

  • Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng bằng nhu cầu năng lượng cho duy trì cộng nhu cầu cho tăng trọng. Phương pháp nhân tố là phương pháp phổ biến để xác định nhu cầu tăng trọng.
  • Đối với động vật nhai lại. Bằng phương pháp giết mổ, người ta xác định được thay đổi của năng lượng, protein và mỡ trong cơ thể ở các lứa tuổi và khối lượng khác nhau.
  • Đối với bò thịt, năng lượng cho tăng trọng được xác định theo phương trình:
  •  EVg = (4,1 + 0,0332W – 0,000 09W2)/(1 – 0,1475 D W);
  • Trong đó EVg là MJ/ kg tăng trọng; W là khối lượng cơ thể, kg; và W tăng trọng, kg/ngày.
  • Nhu cầu năng lượng cho tăng trọng tính theo công thức trên được hiệu chỉnh do ảnh hưởng của giống và giới tính: với giống nhỏ và con cái thì giá trị trên cộng thêm 15% và giống lớn và con đực trừ 15%.

Picture1 13

  • Đối với lợn:
  • Trong nuôi dưỡng lợn, muốn con vật sinh trưởng nhanh mà không tích lũy mỡ dư thừa bằng cách cho con vật ăn tự do. Mục đích của cho ăn tự do là để cho lợn được kích thích tăng trọng lớn nhất mà không tạo mỡ. Tuy nhiên lượng thức ăn ăn vào phải hạn chế khi lợn đạt 45 kg hoặc ngay cả 25 kg, nếu lượng nạc được tích lũy phù hợp. Vì vậy, mật độ năng lượng tiêu hóa hoặc trao đổi được quy định cho từng nhóm thể trọng khác nhau. Mật độ năng lượng phổ biến đối với một khẩu phần là 13,5 MJ DE/kg cho lợn 20-90 kg. Hạn chế năng lượng ăn vào làm hạn chế tốc độ sinh trưởng nhưng làm giảm lượng mỡ tích lũy trong thân thịt.

Picture1 14

  • Đối với gà:
  • Nhu cầu năng lượng cho gia cầm đang sinh trưởng được xác định qua mật độ năng lượng trao đổi cho 1 kg thức ăn, bao gồm năng lượng duy trì và tăng trọng. Ngoài gà giống, các loại gà khác được cho ăn tự do vì thế chất dinh dưỡng của khẩu phần được tính bằng %. Số lượng thức ăn gà tiêu thụ thường tỉ lệ nghịch với mật độ năng lượng trong khẩu phần. Một con gà được đổi từ khẩu phần cao năng lượng sang khẩu phần năng lượng thấp thì nó tự thích nghi bằng cách ăn nhiều lên với mục đích duy trì mức năng lượng ăn vào của khẩu phần trước đó.

Nhu cầu protein

  • Đối với động vật nhai lại: Nhu cầu protein cho tăng trưởng bao gồm nhu cầu duy trì và nhu cầu tăng trọng. Người ta sử dụng phương pháp nhân tố để xác định nhu cầu protein cho tăng trưởng theo công thc sau:
  • Rpr = 6,25 [100/BV*(MD + E + G) – MD]
  • Trong đó, Rpr là nhu cầu protein (g protein tiêu hóa); BV là giá trị sinh vật học của protein; M là lượng N trao đổi trong phân (% chất khô); D lượng chất khô ăn vào (kg); E là lượng N nội sinh trong nước tiểu (g); G là lượng N tích lũy (g).
  • Ngoài phương pháp nhân tố, người ta còn dùng phương pháp nuôi dưỡng để xác định nhu cầu protein cho sinh trưởng. Phương pháp này đơn giản và dễ sử dụng. Phương pháp này tiến hành như sau: nuôi gia súc với nhiều khẩu phần có cùng mật độ năng lượng nhưng khác nhau về tỷ lệ protein. Nhu cầu protein sẽ được xác định ở khẩu phần cho tăng trọng cao nhất. Tuy nhiên, đối với gia súc nhai lại nhu cầu protein gắn liền với lượng protein sản sinh ra từ dạ cỏ. Vì vậy khi tính nhu cầu protein cần cân đối protein có trong khẩu phần và protein sản sinh ra trong dạ cỏ.
  • Đối với lợn và gia cầm: Ngoài nhu cầu protein tổng số, lợn và gia cầm còn có thêm khoảng 10 axit amin thiết yếu.
  • Nhu cầu của lợn và gia cầm về protein thô đơn thuần chỉ có giá trị với điều kíện là có đủ axit amin thiết yếu hay hàm lượng các axit amin thiết yếu giữa khẩu phần này và khẩu phần khác không thay đổi nhiều. Các khẩu phần dù giống nhau về lượng protein thô, cũng có thể rất khác nhau về giá tr sinh hc của protein. Vì lẽ đó khi xác định nhu cầu cần chú ý cho giá tr sinh hc hơi cao một tý để đảm bảo cho thức ăn thấp protein.
  • Để xác định nhu cầu một axit amin nào đó thì cần phải tiến hành thí nghiệm nuôi dưỡng. Gia súc được nuôi khẩu phần với các tỷ lệ khác nhau axit amin và các axit amin còn lại được giữ nguyên. Xác định tăng trọng và hiệu quả sử dụng thức ăn để xác định mức axit amin phù hợp.

Nhu cầu khoáng

  • Ngay cả khi con vật nhịn đói thì chất dự tr của cơ thể bị phân hóa do đó chất khoáng được thải ra ngoài. Vì vậy gia súc đòi hỏi phải có khoáng để bù vào chổ mất mát và để tăng trưởng. Nhu cầu khoáng cho duy trì và tăng trưởng được xác định trên cơ sở:
  • Lượng khoáng tích lũy và mất nội sinh
  • Thí nghiệm tăng trọng và cân bằng để đảm bảo tăng trưởng tối đa, kết cấu xương tối ưu và không gây bệnh.
  • Phương pháp nhân tố. Nhu cầu khoáng thuần túy cho duy trì và sinh trưởng bằng tổng lượng mất mát nội sinh và lượng tích lũy. Nhu cầu khoáng trong khẩu phần bằng nhu cầu thuần chia cho giá trị trung bình của tỷ lệ s dụng. Ví dụ, một bò tơ 300 kg tăng trọng 0,5 kg/ngày mất Ca 5 g và dự trử 6 g/ngày vì vậy nhu cầu Ca thuần túy là 11 g/ngày. Tỷ lệ s dụng Ca đối với bò là 0,68 vì vậy nhu cầu Ca trong khẩu phần là 16 g/ngày (=11/0.68). Phương pháp này gặp khó khăn trong việc xác định lượng mất mát nội sinh và lượng tích lũy trong cơ thể nên khó áp dụng rộng rãi.
  • Phương pháp tăng trọng và phương pháp cân bằng. Gia súc được nuôi khẩu phần khác nhau về tỷ lệ chất khoáng cần xác định. Tỷ lệ thấp nhất là tại đó gia súc xuất hiện triệu chứng điển hình thiếu chất khoáng đó. Tỷ lệ mà đảm bảo cho gia súc sinh trưởng tối đa đó là nhu cầu khoáng trong khẩu phần.

NHU CẦU SINH SẢN

Sản xuất noãn và tinh trùng

Thời kỳ dưỡng thai

Tiết sữa nuôi con

 NHU CẦU SINH SẢN

nh hưởng của dinh dưỡng đến khả năng phát dục:

  • Ở giai đoạn một, dinh dưỡng có ảnh hưởng trên sự tạo noãn và tinh trùng. Tuy nhiên nhu cầu dinh dưỡng cho giai đoạn phát dục và gia súc hữu nhũ rất nhỏ so với gia cầm (sản xuất trứng).
  • Ở giai đoạn hai, dinh dưỡng cũng tác động quan trọng trên sự dưỡng thai. Dinh dưỡng ảnh hưởng trên sinh sản bằng cách tác động vào các tuyến nội tiết, quan trọng nhất là não thùy.
  • Ví dụ, sự phát dục của bò chịu ảnh hưởng trực tiếp của dinh dưỡng.Mức dinh dưỡng cao làm phát dục sớm, nhưng thể trọng và tầm vóc bò không bị ảnh hưởng nhiều. Ở cừu cũng như vậy, dinh dưỡng cao làm phát dục sớm. Ở lợn thì ngược lại. Ảnh hưởng mức độ dinh dưỡng cao là cả con cái lẫn con đực sẽ tăng trọng chứ không phải phát dục sớm. Hơn nữa nếu dinh dưỡng quá cao thì lợn càng mập mỡ và càng làm trì trệ phát dục. Lợn cái chữa có thể tiêu thụ lượng thức ăn cao hơn mức duy trì và sẽ trở nên tích mỡ nếu mức ăn vào không hạn chế khoảng từ 1,8-2,3 kg (tương đương 27,6 MJ DE). Tuy nhiên lượng thức ăn hạn chế phụ thuộc vào tầm vóc và điều kiện của con vật.
  • Trong thực tế, yếu tố quyết định cho gia súc tơ phối giống lần đầu tiên là tầm vóc cơ thể. Dù gia súc đã phát dục, người ta vẫn đợi thêm một thời gian nữa cho tầm vóc khá lớn rồi mới cho phối giống. Chẳng hạn bò phát dục vào khoảng 7 tháng nhưng đến 15 tháng tuổi mới được phối giống.
  • Tuy nhiên cũng có một số khuynh hướng hiện nay là cho bò, cừu và lợn (con đực và cái) phối khi chúng còn tương đối nhỏ có nghĩa là nhu cầu dinh dưỡng của con cái sẽ được gia tăng cho cả tăng trọng. Không đủ dinh dưỡng trong giai đoạn chữa, thai sẽ chậm phát triển và chậm đạt tầm vóc trưởng thành của cơ thể mẹ. Sự phát triển của bộ xương không hoàn chỉnh và đặc biệt nguy hiểm cho con vật trong lúc đẻ.
  • Tăng trưởng nhanh và sớm đạt tầm vóc phát dục là lợi điểm về kinh tế vì rút ngắn được giai đoạn phi sản xuất của gia súc. Ở gia súc nuôi lấy thịt, dinh dưỡng cao ở vật tơ còn một ưu điểm nữa là có thể tuyển lựa những con mau lớn để làm giống tạo đàn con tăng trưởng nhanh.
  • Tuy nhiên, dinh dưỡng cao ở gia súc giống cũng có điểm bất lợi là:
  • Ở bò cái tơ, mỡ tích luỹ làm tổ chức tạo sữa chậm phát triển và hơn nữa có nhiều bằng chứng là bò còn giảm tuổi thọ.
  • Lợn cái tơ mập mỡ thì chậm chịu đực và thai thường chết nhiều.
  • Việc nuôi đàn gia súc giống yêu cầu chương trình nghiên cứu lâu dài, con vật nên được nuôi theo một chế độ dinh dưỡng cho phép tăng trưởng nhanh mà không tích lũy mỡ.

Ảnh hưởng của thừa và thiếu dinh dưỡng kéo dài:

N ói chung thiếu dinh dưỡng làm gia súc bất thụ. Thiếu dinh dưỡng kéo dài làm gia súc đực giảm lượng tinh trùng, giảm lượng tinh dịch và gia súc cái ngừng động dục. Thừa dinh dưỡng kéo dài làm gia súc tích mỡ và bất thụ. Tuy nhiên cũng chưa có bằng chứng nào chứng tỏ ảnh hưởng tương hổ giữa hai yếu tố này. Có lẽ cả hai điều là hậu quả xáo trộn nội tiết gây ra do thặng dư dinh dưỡng.

Ảnh hưởng riêng biệt của các chất dinh dưỡng đến khả năng sinh sản:

Protein: Thiếu protein làm chậm và yếu khả năng sinh sản. Tuy nhiên ảnh hưởng chuyên biệt của protein cũng khó xác định rõ ràng vì chẳng hạn gia súc mất ăn đưa đến, có thể do thiếu protein và cũng có thể do thiếu nhiều chất dinh dưỡng khác.

Khoáng và vitamin: Gia súc mang thai thiếu khoáng và vitamin thì các dấu hiệu của bản thân nó xảy ra trước khi có ảnh hưởng đến sinh sản. Nói cách khác, chức năng sinh sản đề kháng với tình trạng thiếu dinh dưỡng mạnh hơn các chức năng khác. Thiếu vitamin A. Đưa đến sinh sản kém (thoái hóa tinh hoàn) âm đạo hóa sừng. Thiếu vitamin E, đối với bò không thể hiện rõ, lợn sinh sản kém, gà bất thụ và kém sinh sản. Thiếu Ca có thể làm không động dục. Thiếu P có thể làm chậm quá trình sinh sản. Thiếu Mn sinh sản của lợn giảm sút nhiều.

Nhu cầu của gia súc đực sinh sản

Tinh trùng và tinh dịch sản xuất quá ít, ở bò mỗi lần cho tinh chỉ khoảng 0,5 g vật chất khô, vì thế dường như không có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt cho sản xuất này và có thể nói nhu cầu của gia súc đực cũng chỉ là nhu cầu duy trì và tăng trưởng. Chưa có một bằng chứng nào về nhu cầu dinh dưỡng của gia súc đực nhưng người ta thường cho chúng ăn nhiều thức ăn hơn gia súc nái cùng tầm vóc.

Kích thích tăng sinh sản (Flushing)

  • Áp dụng mức dinh dưỡng cao một thời gian ngắn trước khi giao phối thường giúp gia súc sinh nhiều con hơn, kỹ thuật này được gọi là “kích tăng sinh sản”. Ở cừu, thay đổi khẩu phần từ khẩu phần duy trì sang một khẩu phần cao hơn để cừu tăng trọng một khoảng thời gian 2 đến 3 tuần rồi cho phối giống thì cừu sẽ sinh con nhiều hơn (hai hoặc ba so với một bình thường).
  • Kích tăng sinh sản cũng được áp dụng ở lợn, mức độ ăn sẽ tăng trước khi phối khoảng 10 ngày. Ở bò, do chỉ yêu cầu thành lập một trứng nên kích tăng sinh sản là không cần thiết, tuy nhiên bò sữa và bò tơ có thể tăng mức độ ăn nhằm đạt tăng trọng khoảng 70 ngày của giai đoạn tiết sữa để việc thụ thai được dễ dàng hơn.

Nhu cầu dinh dưỡng gia súc cái mang thai

  • Gia súc cái mang thai cần dinh dưỡng cho nhiều hoạt động khác nhau, trước hết là tăng trưởng của thai và tử cung. Trong quá trình phát triển thai, chất dinh dưỡng đã tích luỹ ở tử cung tăng dần, tập trung chủ yếu vào giai đoạn cuối.
  • Tăng trưởng của tuyến vú: Tuyến vú có tăng trưởng nhưng số lượng chất dinh dưỡng tích luỹ không đáng kể, mỗi ngày không quá 45g protein.
  • Trao đổi năng lượng trong kỳ dưỡng thai: Quá trình dị hoá chất dinh dưỡng ở gia súc có thai lớn hơn ở gia súc không mang thai cùng thể trọng. Khác biệt ấy được gọi là “nhiệt tăng để nuôi thai”. Nhiệt ấy là do tăng trao đổi cơ bản của chính cơ thể mẹ chứ không phải là do nhiệt của thai sản sinh. Thay đổi nhiệt ấy là do thay đổi về hormon của thai. Nhiệt tăng này là tăng dần suốt thời kỳ mang thai và cộng với tăng trọng của mẹ kết quả là tăng nhu cầu nhiệt duy trì.

Nhu cầu dinh dưỡng gia súc cái mang thai

  • Tăng trưởng của cơ thể mẹ khi mang thai. Tăng trọng trong khi mang thai không phải chỉ do tăng trưởng thai mà còn là do tăng trọng của mẹ. Ví dụ, 10 lợn con kể cả bọc nhau chỉ nặng 18 kg lúc sinh, nhưng chính lợn mẹ đã tăng hơn 50 kg trong thời kỳ mang thai. Sai khác đó chính là do chính cơ thể mẹ, xuất phát từ ngưng tụ chất dinh dưỡng ở các tổ chức của mẹ. Ví dụ, protein tăng 3-4 lần, Ca 5 lần so với thai. Đó được gọi là “đồng hóa khi mang thai” (pregnancy anabolism) xảy ra ở mọi loại gia súc dù là lứa đẻ đầu hay lứa sau. Thường thì trọng lượng bị giảm đi trong thời kỳ cho sữa tiếp theo đó.
  • Đồng hóa khi mang thai ở lợn làm tăng trọng lượng sơ sinh của lợn con và tích lũy chất dinh dưỡng trong cơ thể cho phép sản lượng sữa cao hơn vì thế cải tiến tăng trọng của lợn con. Tuy nhiên lưu ý rằng sự tăng trưởng của con mẹ trong giai đoạn chửa càng lớn càng không tăng số con/ổ, trọng lượng sơ sinh và khả năng sống của lợn con. N ói chung, tăng trọng trung bình khoảng 15 kg cho 3 lứa đẻ đầu tiên là đủ để cho lợn nái tăng trưởng mà không mất đi lượng mỡ tích lũy và mang lại hiệu quả sinh sản kinh tế nhất.
  • Hậu quả thiếu dinh dưỡng trong thời kỳ mang thai. Thai luôn luôn có khuynh hướng cạnh tranh mạnh mẽ ưu tiên về chất dinh dưỡng, vì thế nếu ăn thiếu thì con mẹ phải lấy dự trữ của mình nuôi con, ưu tiên này thấy rõ nhất ở trường hợp chất sắt khi mẹ bị chứng thiếu máu. Tuy nhiên, sự phòng vệ cho thai cũng không phải tuyệt đối, nghĩa là mẹ thiếu ăn trầm trọng và kéo dài thì cả mẹ và con đều bị tác hại.
  • Nói chung, tác hại của thiếu dinh dưỡng xảy ra ở giai đoạn sau của thời kỳ mang thai, đặc biệt vitamin A cũng có ảnh hưởng ở giai đọan trước và làm cho con bị tật nguyền hoặc có thể chết.
  • Ảnh hưởng trên thai: Nếu thiếu ăn ở giai đoạn sớm, số con đẻ sụt giảm, thai chết trong tử cung, sau khi đẻ: do sữa mẹ thiếu chất dinh dưỡng. Protein và vitamin A có tác dụng rõ nhất và có thể cả Iod, Ca, vitamin B1, pantothenic. Gia súc non bị dị tật bm sinh từ bụng mẹ do thiếu vitamin A (tật ở mắt và xương), thiếu Iod (bướu, trụi lông), thiếu Riboflavin (trụi lông) và thiếu Cu (lưng oằn).

 NHU CẦU TIẾT SỮA

Đặc điểm và sự hình thành sữa

Sữa được hình thành trực tiếp từ thức ăn, ví dụ một con bò sữa cao sản trong một kỳ cho sữa có thể sản xuất một lượng chất khô trong sữa lớn hơn chất khô của cơ thể từ 3 – 4 lần. Nguyên liệu để tổng hợp nên thành phần hoá học và năng lượng sữa trong tuyến vú được lấy từ thức ăn. Nhu cầu thức ăn để sản xuất sữa tùy thuộc ở số lượng và thành phần của sữa.

Chiếm đại bộ phận trong sữa là nước. Hòa tan trong nước là các chất khoáng, protein – casein, axit amin, creatin, albumin, lactose, các enzym và các vitamin tan trong nước. Trong sữa còn có các chất khoáng, nhất là Ca và P. Phần béo của sữa gồm các chất chủ yếu: mỡ, triacylglycerols (khoảng 980 g/kg), các chất tan trong mỡ là phosphoLipid, cholesterol, vitamin tan trong dầu, sắc tố, một ít protein và kim loại nặng.

Đặc điểm và sự hình thành sữa

  • Trong thành phần sữa gồm: mỡ và chất rắn không mỡ (SN F). Hầu hết thành phần của sữa được tổng hợp ở tuyến vú từ các tiền chất hấp thu từ máu.
  • Protein của sữa: Khoảng 95% N của sữa có trong protein và phần còn lại urea, creatin, ammoniac. Protein quan trọng nhất của sữa là casein chiếm 78% protein và thứ đến là β – lactoglobulin. Các protein trên được tổng hợp từ axit amin lấy từ máu. Phần còn lại của protein của sữa là albumin, pseudo-globulin và euglobulin, tất cả đều được hấp thu từ máu.
  • Lactose. Ngoại trừ một ít glucose và galactose, lactose là đường chủ yếu của sữa. Tuyến vú có enzym biến đổi glucose thành galactose. Lactose cũng được tổng hợp từ chuỗi carbon ngắn như acetat.
  • Mỡ: Mỡ của sữa chủ yếu gồm Triglyxerit chứa axit béo no từ 2 – 40 đơn vị C; Một số ít axit béo chưa no như: axit oleic, axit linoleic và linolenic. Tuyến vú tổng hợp axit béo no từ acetat và β-hydroxybutyrat, phản ứng này được glucose xúc tác. Phần glycerol của axit béo cũng là sản phm của acetat và hydroxybutyrat.
  • Khoáng: Hầu hết được lấy trực tiếp từ máu.
  • Vitamin: Không được tổng hợp tại tuyến vú cho nên phải lấy trực tiếp từ máu. Sữa rất giàu vitamin A có cả caroten lẫn vitamin A. Vitamin C và D rất ít. Sữa cũng giàu các vitamin nhóm B như B1 ,B2 ,B12… Vitamin Kvà E thì rất ít.

NHU CẦU TIẾT SỮA

Năng suất và thành phần sữa

Năng suất sữa của gia súc phụ thuộc vào loài, cá thể, chu kỳ tiết sữa và cung cấp dinh dưỡng. Ví dụ, bò đẻ lứa thứ 2 trở đi có năng suất sữa cao hơn bò đẻ lứa đầu. Năng suất sữa ở bò gia tăng sau khi đẻ đến 35 ngày và sau đó giảm xuống 2.5% mỗi tuần cho đến cuối kỳ cho sữa. Có một số trường hợp riêng biệt, năng suất sữa bò sẽ gia tăng rất nhanh và cũng giảm rất nhanh.

Nhu cầu dinh dưỡng cho bò sữa

N hu cầu dinh dưỡng cho gia súc tiết sữa nói chung, bò tiết sữa nói riêng bằng tổng nhu cầu duy trì và nhu cầu tạo sữa. N hu cầu dinh dưỡng cho tạo sữa phụ thuộc vào số lượng và thành phần sữa sản xuất ra.

Nhu cu cho ln nái nuôi con

Lợn nái nuôi con kéo dài 3 đến 6 tuần (có khi 7 tuần). Năng suất sữa tối đa vào khoảng tuần tiết sữa thứ 4 và giảm dần. Năng suất sữa còn phụ thuộc giống, tuổi và số con trên ổ. Năng suất tăng cùng số con trên ổ tăng, mặc dù có thể năng suất sữa tính cho một con lợn con giảm. Năng suất sữa của lợn mẹ nặng cân cao hơn lợn có khối lượng thấp.

 NHU CẦU SẢN XUẤT TRỨNG

Đặc điểm của gia cầm đẻ trứng

  • Năng suất và sản lượng trứng: Sản lượng trứng phụ thuộc vào giống gia cầm, chu kỳ sinh sản và dinh dưỡng. Gà đẻ nhiều hơn vịt và ngỗng. Gà chuyên dụng trứng cho sản lượng trứng cao hơn kiêm dụng hoặc chuyên thịt.
  • Chu kỳ đẻ của gia cầm chia 3 giai đoạn:
  • Giai đoạn 1 từ 20-25 tuần tuổi: trong giai đoạn này tỷ lệ đẻ thấp
  • Giai đoạn 2 từ 26-45 tuần tuổi: tỷ lệ đẻ cao, bình quân đạt 70-80%
  • Giai đoạn 3 sau 45 tuần tuổi: tỷ lệ đẻ giảm dần và loại thải gà

Hiện nay, gà đẻ chuyên dụng cho khong 250 quả/năm tức là 0,7 quả/ngày. Khối lượng trứng tăng dần từ giai đoạn 1 và giảm vào cuối giai đoạn 3.

  • Trứng chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu và với tỷ lệ cân đối. Trứng còn chứa hầu hết các chất khoáng mà gia súc và con người cần.Thành phần hoá học trứng ít khi thay đổi. Tuy nhiên, tỷ lệ giưã các phần của trứng (vỏ, lòng đỏ, lòng trắng) thay đổi do ảnh hưởng của cung cấp dinh dưỡng.
  • Tăng trọng của gà mái: Trong thời kỳ đẻ gia cầm mái tăng lên về khối lượng. Giai đoạn 1, gia cầm tăng trọng, chủ yếu tích lũy protein trong các mô cơ và tế bào trứng. Giai đoạn 2, khối lượng gia cầm khá ổn định và giai đoạn 3, gia cầm tích luỹ mỡ.

Nhu cầu dinh dưỡng

  • Nhu cầu năng lượng: Đối với gà đẻ còn tơ, nghĩa là gà còn ở giai đoạn tăng trưởng, thì thức ăn được dùng để cung cấp năng lượng đáp ứng cho 3 nhu cầu: cho duy trì, sản xuất trứng và tăng trọng cơ thể. Đối với gà mái trưởng thành thì không cần nhu cầu năng lượng cho tăng trưởng.
  • Nhu cầu protein:
  • Trong thời gian đẻ trứng cần phải cung cấp cho gia cầm đầy đủ protein để giữ cho cơ thể luôn luôn có sự trao đổi chất cao đồng thời bảo đảm cho hoạt động nội tiết bình thường (như tuyến yên, tuyến giáp trạng, tuyến ở buồng trứng…). Vì những tuyến này ảnh hưởng lớn đến sức sản xuất của gia cầm. Ngoài ra protein còn cần để tạo trứng. Thí nghiệm cũng như thực tế cho thấy rằng, nếu thiếu protein trong thức ăn là một trong những nguyên nhân làm cho sản lượng trứng thấp. Tăng lượng protein khẩu phần thì sản lượng trng cũng được nâng cao.
  • Nhu cầu protein trong khẩu phần cho gà đẻ trứng tùy thuộc sản lượng trứng phẩm chất protein trong thức ăn, giá trị dinh dưỡng của thức ăn và điều kiện chăm sóc. Ngoài ra còn tùy thuộc trọng lượng trứng và trọng lượng cơ thể của gà.

Nhu cầu dinh dưỡng

  • Nhu cầu khoáng: Khoáng rất cần cho gia cầm đẻ nên nhu cầu thường rất cao. Canxi cao hơn 2-3 lần bình thường và nhu cầu tối thiểu là 3g/ngày. Trong thực tế, khi cung cấp dưới 3,8g Ca/ngày thì độ dày v trứng không đạt được tối đa. Gia cầm đẻ trứng cũng rất cần những khoáng khác như N a, Clo, Fe, I, Mn và Zn. Ví dụ, nhu cầu NaCl là 3,8 g/kg thức ăn, thừa dễ gây ngộ độc. Kẽm cũng rất quan trọng và thiếu Zn giảm sản lượng trứng và tỷ lệ ấp nở, gà con nở ra yếu và tỷ lệ chết cao.
  • Nhu cầu vitamin: Vitamin nhóm B ảnh hưởng đến tỷ lệ ấp n hơn là sản lượng trứng, còn vitamin A và D thì khác. Cung cấp vitamin D qua D3 có hiệu quả hơn D2 10 lần.

5.S DNG THC ĂN TRONG CHĂN NUÔI

 

  • Thực liệu có nguồn gốc khoáng vật

Chiếm khoảng 2 – 5% trong khẩu phần (trừ thức ăn gà đẻ chiếm 10%)
Giá rẻ, nguồn cung cấp dồi dào

  • Thực liệu có nguồn gốc vi sinh vật

Chiếm khối lượng nhỏ (chưa đến 1%), chất lượng sản phẩm không ổn định, dễ bị nhiễm tạp, giá thành cao

  • Thực liệu có nguồn gốc hóa học

Chỉ chiếm một lượng nhỏ (chưa đến 1%) chiếm 5-10% trong giá thành thức ăn.

  • Thực liệu có nguồn gốc thực vật

Chiếm đa số, khoảng 75 – 80%.
Sản lượng phong phú, dễ tìm, thường là nguồn thức ăn cung năng lượng cao. Đạm thấp, chất lượng đạm kém

  • Thực liệu có nguồn gốc động vật

Chiếm tỉ lệ nhỏ, khoảng 3-15%.

PHÂN LOẠI THỰC LIỆU

  • Nhóm thực liệu cung cấp năng lượng:

Hàm lượng các chất bột đường và chất béo tình trên chất khô chiếm ít nhất 50% trong thành phần

VD: Bắp, Khoai mì,Khoai lang,Rỉ mật đường,…

  • Nhóm thực liệu cung đạm:

Hàm lượng đạm của thực liệu phải cao hơn so với nhu cầu về đạm thô của đối tượng mà nó cung cấp

VD: Bột cá, bột xương thit, khô dầu đậu nành, khô dầu đậu phộng,bột sữa,…

  • Các thực liệu cung khoáng:

Các khoáng đa lượng thường được lưu ý trong khẩu phần của thú là Ca, P, Na, Cl,và K

VD: Bột vỏ sò, bột xương, muối ăn, KCL

  • Các chất bổ sung:

Nguồn gốc từ tổng hợp hóa học,ly trích từ tự nhiên hoặc lên men vi sinh vật

VD: Acit amin tinh khiết, kháng sinh enzyme, chất tạo mùi,vị,chất chống oxy hóa, chất chống mốc, premix,…

BẮP

Picture2 11

  • Bắp (ngô) xuất xứ châu Mỹ, là loại hạt quan trọng nhất dùng trong thức ăn chăn nuôi.
  • Ở Việt Nam, bắp được trồng nhiều các tỉnh miền Đông và cao nguyên như Đồng Nai, Bình Thuận, Lâm Đồng và một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long như An Giang, Long An, Đồng Tháp.
  • Là thức ăn cung năng lượng chủ lực trong chăn nuôi công nghiệp do có chứa lượng đường dễ tiêu và một số acid béo chưa no thiết yếu.
  • Hàm lượng protein thấp, chỉ khoảng 8–9,5% ,chất lượng protein kém.
  • Với các thú dày đơn, tinh bột trong bắp có độ tiêu hóa Hạt bắp có thể được chế biến bằng biện pháp hấp, sấy khô, nghiền, ép đùn, rang, ép miếng.
  • Bắp dùng trong chăn nuôi chủ yếu là bắp vàng. Đây là nguồn cung sắc tố caroten để tạo màu vàng da và lòng đỏ trứng gà.
  • Bắp thiếu nhiều niacin (vitamin PP). Có thể tránh bằng các phương pháp chế biến như ngâm hoặc nấu bắp với vôi để giải phóng niacin liên kết hoặc thu hoạch bắp trước khi quá già.
  • Nhược điểm chính khi dùng bắp là nguy cơ nhiễm aflatoxin từ nấm mốc Aspergillus flavus, Aspergillus parasiticus, nhất là với bắp tại các vùng được thu hoạch trong mùa mưa không đủ điều kiện khô đúng mức. Bắp sử dụng trong thức ăn chăn môi cần có mức aflatoxin thấp hơn 50 ppb.

 

CÁM GẠO

Picture2 12

  • Cám gạo là phụ phẩm của lúa khi xay xát. Lượng cám thu được bình quân là 10% khối lượng lúa.
  • Cám gạo có hàm lượng chất béo khá cao nhưng do hàm lượng xơ thô cũng cao nên cám có hàm lượng năng lượng trao đổi thấp hơn so với bắp mặc dù đạm thô cao hơn.
  • Thường được dụng nhiều trong thức ăn heo, bò.
  • Không nên dùng quá 30% trong khẩu phần vì lượng phospho dưới dạng phytin cao sẽ ức chế tiêu hóa

KHOAI MÌ

Picture1 15

  • Khoai mì (sắn) sử dụng trong chăn nuôi là khoai mì lát phơi khô, bã bột mì, bột lá khoai mì.
  • Củ khoai mì tươi có khoảng 65% nước. Củ khoai khô chứa khoảng 83% bột đường, chủ yếu tinh bột, khoảng 3% protein thô và 3,7% xơ thô.
  • Do hàm lượng tinh bột rất cao nên đôi khi bột khoai mì được dùng trong thức ăn dập viên như chất kết dính.
  • Bột khoai mì có hàm lượng đạm rất thấp (2,5%) nên thường chỉ dùng cho thức ăn heo thịt.
  • Mặc dù hàm lượng đạm rất thấp nhưng bột khoai mì là nguồn cung cấp năng lượng rất tốt cho thú nếu bổ sung đầy đủ các acid amin và vitamin cần thiết.
  • Lưu ý là heo thịt gần xuất chuồng nếu sử dụng khẩu phần có nhiều khoai mì dễ dẫn đến có nhiều mỡ, quày thịt có màu đỏ nhạt nên làm giảm giá trị thương phẩm của heo.
  • Một số giống khoai mì cao sản có hàm lượng HCN (acid cyanhydric) rất cao trong lá và củ khoai mì nên khi sử dụng các sản phẩm khoai mì làm thức ăn chăn nuôi cần lưu ý khắc phục vấn đề này. Các biện pháp xử lý như ngâm nước, phơi nắng, sấy sẽ làm giảm bớt độc tính.

BỘT CÁ

Picture1 16

  • Các dạng bột cá thường dùng được gọi tên theo mức đạm thô: bột cá 40% đạm, bột cá 45% đạm, bột cả 60% đạm,… gọi tắt là bột cá 40, bột cá 45 hay bột cá 60…
  • Dựa trên hàm lượng muối, bột cá được chia làm 2 loại: bột cá mặn và bột cá lạt. Bột cá lạt là những loại có hàm lượng muối dưới 5% và đạm phải khoảng 50% trở lên. Bột cá tốt là nguồn cung cấp tuyệt hảo các protein cân đối nhưng thường giá cao so với các thực liệu khác nên thường chỉ được sử dụng trong các khẩu phần ăn của heo, gà nhỏ khi cần nhiều protein chất lượng cao.
  • Được chế biến từ các loại cá thứ phẩm hoặc những phần bỏ của nhà máy chế biến thủy sản cho người. Trên thế giới các nước sản xuất nhiều bột cá chất lượng cao là Peru, Chile, Ecuador, Mỹ, Nam Phi.
  • Những loại cá thường được dùng sản xuất bột cá là cá trích, cá mòi, cá cơm.
  • Nguồn cung cấp rất tốt các chất khoáng (Ca, P, khoáng vi lượng) và vitamin.
  • Tạo độ ngon miệng cao cho thức ăn heo, gà.
  • Sử dụng nhiều bột cá trong thức ăn heo, gà giai đoạn sắp xuất thịt sẽ tạo mùi cá. Hiện tượng tương tự cũng xảy ra cho trứng gia cầm khi sử dụng thức ăn có nhiều bột cá.
  • Với thú nhai lại, bột cá được quan tâm sử dụng như một nguồn protein by-pass.
  • Khả năng nhiễm vi sinh vật gây bệnh (Salmonella, E. coli), hoặc nồng độ muối cao trong các loại bột cá mặn có thể gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe thú, nhất là thú non.
  • Giá cao.

BỘT THỊT XƯƠNG

Picture1 17

  • Đây là sản phẩm từ lò mổ gia súc bao gồm tất cả phần còn lại của động vật không dùng làm thức ăn cho người được như phổi, ruột già, gân, móng, lông và có thể có cả xương.
  • Hàm lượng protein: 30% – 50%
  • Là nguồn cung cấp calcium (7 -10%) và phospho hữu dụng (3,8 – 5,0%).
  • Một số thành phần nguyên liệu sản xuất bột thịt có giá trị sinh học của protein không cao.
  • Phải được xử lý nhiệt kỹ lưỡng để tránh các mầm bệnh còn hiện diện.

ĐẬU NÀNH VÀ KHÔ DẦU ĐẬU NÀNH

Picture1 18

  • Nguyên liệu chủ lực cung cấp đạm trong thức ăn chăn nuôi.
  • Trong chăn nuôi thường dùng khô dầu đậu nành.
  • Trong hạt đậu nành có nhiều loại độc tố nên trước khi sử dụng phải được xử lý nhiệt ở 105°C trong khoảng 30 phút. Nếu xử lý nhiệt quá mức thì trong sản phẩm xuất hiện phản ứng đường hóa các acid amin. Các nhóm amin tự do trong cơ chất sẽ liên kết với đường đề tạo thành các cao phân tử màu nâu và kết tủa làm mất giá trị acid amin.
  • Ngoài ra, trong đậu nành còn chứa các protein ở dạng dự trữ gọi là glycinin và conglycinin có thể gây dị ứng cho thú, đặc biệt là bê và heo nhỏ. Các hiện tượng dị ứng này làm hạn chế phát triển những nhung mao trong ruột và do đó gây rối loạn hấp thu.
  • Khô dầu đậu nành là nguồn cung cấp protein chủ yếu trong thức ăn thú dạ dày đơn trên toàn thế giới. Khô dầu đậu nành có hàm lượng đạm thô trong khoảng 43 – 49%, giàu acid amin thiết yếu, nhất là lysine mặc dù hàm lượng các acid amin chứa lưu huỳnh hơi thấp khi so với nhu cầu của gia cầm. Hạt đậu nành rang chín có mùi thơm làm tăng tính ngon miệng cho heo. Một khẩu phần căn bản là bắp – khô dầu đậu nành nếu có bổ sung khoáng và B12 sẽ có thể sử dụng cho heo gà với kết quả tương tự như khẩu phần có dùng thêm bột cá.

BỘT SÒ, BỘT ĐÁ VÔI, BỘT VỎ TRỨNG

  • Bột sò có chứa khoảng 32% calci, được sản xuất từ việc nghiền các loại vỏ sò, nghêu từ công nghiệp chế biển hài sản nên có giá thành rất thấp, nguồn cung cấp dồi dà
  • Bột đá vôi được sản xuất từ việc nghiền các đá vôi trong tự nhiên nên giá thành chế biến thấp. Bột đá vôi có chứa khoảng 33 – 34% calci. Cần phân biệt bột đá vôi (CaCO3) với vôi sống có được từ đá vôi nung (CaO) và nước sữa vôi (Ca(OH)2) là sản phẩm dùng trong xây dựng. Ngoài ra còn có đá vôi đen là dạng CaMg(CO3)2, thường được sử dụng trong nuôi thủy sản để tạo nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của tảo lục làm thức ăn cho tôm.
  • Tương tự như bột vỏ sò, vỏ trứng gia cầm chứa hầu như toàn bộ là CaCO3 nên hàm lượng calcium cũng khoảng 30 – 32% và có thể được sử dụng trong thức ăn chăn nuôi ở quy mô nhỏ.
  • Một điều cần lưu ý trong thức ăn gà, vịt đẻ là các nguyên liệu cung calcium ở dạng mảnh tốt hơn là dạng bột do sẽ được gà đẻ hấp thu từ từ để giữ được calcium nhiều hơn cho việc tạo vỏ trứng.

CHẤT BỔ SUNG

Picture1 19

Chất hỗ trợ tăng trưởng, dinh dưỡng

  • Enzyme
  • Kháng sinh
  • Các chất trợ sinh (Probiotics)

Chất bảo vệ sức khỏe động vt

  • Thuốc và hóa chất
  • Các hợp chất bảo toàn môi trường

Chất bảo quản thức ăn

  • Chất chống mốc
  • Chất chống oxy hóa
  • Chất kết dính
  • Các chất khác: chất tạo màu, mùi

THỨC ĂN CHO HEO

Picture1 20

  • Hầu hết các trại heo hiện nay sử dụng thức ăn hỗn hợp khô dạng viên hoặc dạng bột. Một số nơi có cho ăn thêm rau xanh (rau muống, rau lang,…) nhưng chủ yếu là cho heo nái khô và nái mang thai.
  • Trong thức ăn hỗn hợp thì nguồn cung cấp năng lượng chính là cám gạo, bắp, khoai mì. Các nguồn khác như cám mì, phụ phẩm của chế biến khoai mì.
  • Nguồn cung protein là bột cá, khô dầu đậu nành. Một số phụ phẩm khác nhưkhô dầu phộng, xác dừa cũng được sử dụng tùy vùng và tùy theo giá cả.
  • Vitamin và vi khoáng được bổ sung trong premix.
  • Để phòng tiêu chảy cho heo con, người ta dùng acid hữu cơ để phòng bệnh.

THỨC ĂN CHO GÀ

Picture1 21

  • Gà có mức tăng trưởng tuyệt đối rất cao so với các loài khác như heo, bò nhưng do khối lượng cơ thể không lớn nên mức ăn vào bị giới hạn. Do đó thức ăn của gà phải chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao và cân đối hơn so với các loại thức ăn khá
  • Các vấn đề cần lưu trong thức của gà là: tính chất vật lý, tỉ lệ năng lượng/protein thô, acid amin thiết yếu, khoáng đa và vi lượng, vitamin và sắc tố.
  • Trong thức ăn gà công nghiệp các thực liệu dùng phổ biến là bắp, khô dầu đậu nành. Thức ăn thành phẩm thể là dạng viên (cho gà thịt) hoặc dạng bột (cho gà đẻ thương phẩm). Với gà năng suất thấp, các thực liệu vốn là phụ phẩm hoặc chất lượng thấp như cám gạo, các loại khô dầu khác cũng được sử dụng với một tỉ lệ nhất định.

THỨC ĂN CHO BÒ

Picture1 22

  • Bò và các loài ăn cỏ có thể sử dụng các thức ăn khá đơn giản và nghèo dưỡng chất vẫn duy trì sự sống. Tuy nhiên để khai thác tối đa sức sản xuất của thú (tăng trọng, sản xuất sữa) thì ngoài thức ăn thô xanh, cần phải cung cấp một lượng nhất định thức ăn Thức ăn cung cấp tùy theo năng suất của bò.
  • Do thành phần thức ăn của bò rất khác biệt về hàm lượng chất khô nên khi tính toán công thức thức ăn cần lưu ý qui đổi tất cả theo chất khô. Các tiêu chuẩn ăn của bò thường được cung cấp theo hai mức: nhu cầu duy trì dựa trên trọng lượng cơ thể và nhu cầu cho sản xuất thay đổi tùy theo năng suất của con thú.
  • Hệ vi sinh vật trong dạ cỏ bò thông thường giúp ích cho việc tiêu hóa chất xơ từ những thức ăn thô xanh nhưng đồng thời cũng phân giải các protein trong thức ăn chất lượng cao thành NH3, làm giảm giá trị của protein nên ở các bò cao sản việc sử dụng các protein by-pass thường được chú ý để làm tăng giá trị thức ăn. Methionine cũng cần được cung cấp kèm theo các thức ăn thông thường.
  • Sử dụng urê là biện pháp cung cấp nitrogen cho bò rẻ tiền và hiệu quả nhưng cần lưu ý tính an toàn cho thú. Một số thức ăn thô như rơm khi được kiềm hóa cũng sẽ tăng được giá trị dinh dưỡng.
  • Các khoáng vi lượng và natri thường được cung cấp dưới dạng hỗn hợp muối hoặc bánh liếm cho bò sử dụng tùy theo nhu cầu. Trong mùa khô cần lưu ý cung cấp vitmmin A cho bò. Ngoài các khoáng vi lượng thông thường như sắt, đồng, kẽm, mangan, iod thì cobalt có vai trò hữu ích cho bò vi giúp hệ vi sinh vật dạ cỏ tổng hợp

TIÊU CHUẨN ĂN VÀ KHẨU PHẦN ĂN

  • Tiêu chuẩn ăn là nhu cầu về các chất dinh dưỡng của thú được tính bằng đơn vị trọng lượng trong một ngày đêm hoặc tính bằng phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.
  • Khẩu phần ăn là khối lượng các loại thức ăn cung cấp cho thú để thỏa mãn tiêu chuẩn ăn đã đề ra. Khẩu phần ăn được tính bằng trọng lượng trong một ngày đêm hoặc tỷ lệ phần trăm trong thức ăn hỗn hợp.

NGUYÊN TẮC PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN

Nguyên tắc khoa học

  • Khẩu phần ăn phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng, thỏa mãn được tiêu chuẩn ăn, đảm bảo được sự cân bằng các chất dinh dưỡng: acid amin, khoáng, vitamin.
  • Khối lượng khẩu phần ăn phải phù hợp với sức chứa của bộ máy tiêu hó

Nguyên tắc kinh tế

  • Khẩu phần ăn phải có giá cả hợp lý và rẻ.

THANKS

Picture2 13

Bạn có thắc mắc?

Vui lòng liên hệ

Phamminh.tuongvi@gmail.com

0916166671

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!