ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC – MÁY XÂY DỰNG – ĐỀ 02

 

—–0o0—–

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN HỌC

Môn thi: Máy Xây Dựng

Thời gian làm bài : 180 phút, không kể thời gian phát đề

—–0o0—–

MÃ ĐỀ 02

Câu 1: Bộ phận cần của cần trục thiếu nhi thường có cấu tạo như thế nào?

A. Dạng ống thép.                              B. Dạng hộp thép.

C. Dạng giàn thép.                             D. Dùng thép định hình.

Câu 2: Cơ cấu quay có tác dụng gì?
A. Chuyển vật nâng vào gần, ra xa.                               B. Truyền chuyển động cho các cơ cấu khác.

C. Tạo ra chuyển động quay trong mặt phẳng ngang.            D. Thay đổi tầm với.

Câu 3: Vùng làm việc của cần trục tự hành có dạng hình gì?

A. Hình hộp chữ nhật.                         B. Hình trụ xuyến.

C. Hình lập phương.                           D. Hình chỏm cầu.

Câu 4: Cơ cấu nâng hạ cần có tác dụng gì?

A. Chỉ thay đổi tầm với.                           B. Chỉ thay đổi độ cao nâng.

C. Thay đổi tầm với và độ cao nâng.             D. Tạo chuyển động quay trong mặt phẳng ngang.

Câu 5: Thế nào là cầu trục dẫn động chung?

  1. Dùng một động cơ để dẫn động các bánh xe di chuyển trên cả hai đường ray.
  2. Dùng một động cơ để dẫn động tất cả các cơ cấu của cầu trục.
  3. Cầu trục dẫn động chung là kiểu cầu trục treo trên ray.
  4. Cầu trục dẫn động chung là cầu trục chỉ có một dầm.

Câu 6: Cổng trục không có cơ cấu nào?

A. Cơ cấu nâng hạ vật.                           B. Cơ cấu quay.

C. Cơ cấu di chuyển xe con.                   D. Cơ cấu di chuyển cổng trục.

Câu 7: Loại cần trục nào có hệ thống chân chống để tăng độ ổn định?

A. Cần trục tháp.                             B. Cần trục lưu động ô tô.

C. Cần trục thiếu nhi.                    D. Cần trục dựa tường.

Câu 8: Loại máy nào dùng bàn nâng hoặc sàn tháo tác để nâng hạ vật theo phương thẳng đứng?
A. Cần trục thiếu nhi.      B. Cần trục tháp.             C. Vận thăng.                             D. Cổng trục.
Câu 9: Bộ máy tời dạng đơn giản, có động cơ quay với vận tốc: 1200v/f, hộp giảm tốc có tỉ số truyền: 32,5. Tính vận tốc quay của tang?
A. 39000 v/h                   B. 27,08 m/s                    C. 36,92 v/f                                  D. 36,92 m/s
Câu 10: Hình vẽ mô tả cấu tạo của búa diesel kiểu 2 cọc dẫn, bộ phận số 11 có tác dụng gì?
A. Nắp thùng chứa dầu bôi trơn 2 cọc dẫn.              B. Nắp của thùng chứa dầu diesel.

C. Chốt để treo khi khởi động.                                  D. Chốt để điều khiển bơm dầu diesel.
Câu 11: Loại truyền động nào có khả năng ngăn ngừa quá tải?
A. Truyền động xích.                                     B. Truyền động bánh răng.

C. Truyền động trục vít – đai ốc.                    D. Truyền động đai.
Câu 12: Loại truyền động nào thường được dùng để biến đổi chuyển động tịnh tiến thành chuyển động quay?
A. Trục vít – đai ốc.                                                 B. Bánh răng – thanh răng.

C. Bánh ma sát.                                                     D. Trục vít – bánh vít.
Câu 13: Lưỡi cắt của máy ủi có đăc điểm gì?

  1. Liên kết hàn với thân lưỡi ủi.
  2. Xếp theo hình bán nguyệt.
  3. Xếp theo hình bậc thang.
  4. Gồm nhiều đoạn và được bắt vít chìm vào thân lưỡi ủi.

Câu 14: Hệ thống di chuyển nào có độ bám cao nhất?
A. Bánh xích với xích có vấu.                           B. Bánh lốp.

C. Bánh xích với xích phẳng.                            D. Bánh sắt lăn trên ray.
Câu 15: Máy xúc gàu nghịch điều khiển bằng thủy lực dỡ tải bằng cách nào?
A. Xoay gàu theo hướng từ tâm máy ra xa.                      B. Hạ đầu nâng dưới.

C. Mở đáy gàu.                                                                 D. Lật gàu về phía trước.
Câu 16: Máy xúc gàu thuận điều khiển bằng cáp dỡ tải bằng cách nào?
A. Xoay gàu theo hướng từ tâm máy ra xa.                         B. Mở đáy gàu.

C. Hạ đầu nâng dưới.                                                          D. Lật gàu về phía sau.
Câu 17: Áp suất và vận tốc dòng chất lỏng trong truyền động thủy tỉnh có đặc điểm gì?
A. Áp suất nhỏ, vận tốc lớn.                                   B. Áp suất lớn, vận tốc lớn.

C. Áp suất lớn, vận tốc nhỏ.                                   D. ÁP suất nhỏ, vận tốc nhỏ.
Câu 18: Xilanh thuỷ lực có đường kính D=100mm, đuờng kính cán píttông là d=40mm, áp suất dầu là q=120kG/cm2, hiệu suất là =0,9. Tính lực kéo của cán píttông?
A. 7916,8 Kg                              B. 7125,1 kG                           C. 8796,5 kG                                  D. 8796,5 N
Câu 19: Một kW bằng bao nhiêu mã lực?
A. 1kW ~1,36 mã lực.                                            B. 1kW = 0,753 mã lực.                          

C. 1kW = 0,735 mã lực.                                         D. 1kW ~ 1,328 mã lực.
Câu 20: Thế nào là cáp bện đôi?
A. Cáp được bện từ hai dảnh cáp.                           B. Cáp gồm hai lớp sợi thép.

C. Gồm các dảnh bện lại thành cáp.                        D. Cáp có hai lần bện xoắn ngược chiều nhau.
Câu 21: Ý nào đúng?
A. Bội suất palăng càng lớn thì vận tốc nâng càng nhỏ.
B. Bội suất palăng càng lớn thì hiệu suất palăng càng thấp.
C. Bội suất palăng càng lớn thì càng lợi về lực.
D. Các ý trên đều đúng.
Câu 22: Trong một chu kỳ làm việc, loại máy nào phải di chuyển từ vị trí xúc dất đến vị trí dỡ tải?
A. Máy xúc gàu thuận.                                           B. Máy xúc gàu nghịch.

C. Máy xúc lật.                                                      D. Máy xúc gàu ngoạm.
Câu 23: Trong các loại máy sau, cự li đào chuyển đất của loại máy nào lớn hơn cả?
A. Máy xúc lật.               B. Máy san.                     C. Máy ủi.                                   D. Máy cạp.
Câu 24: Một sức ngựa bằng bao nhiêu CV?
A. 1                                B. 1,36                            C. 0,735                              D. 0,753
Câu 25: Đơn vị CV là gì?
A. Là đơn vị tính công suất, bằng 1Kw.                     B. Là đơn vịnh tính công.

C. Là đơn vị tính công suất, bằng 0,735 kW             D. Là đơn vị tính công suất, bằng 1,36 kW.

Câu 26: Lu chân cừu có ưu điểm gì?
A. Đòi hỏi sức kéo nhỏ                                          B. Ứng suất tác dụng lên nền lớn.

C. Di máy chuyển dễ dàng.                               D. Lớp đất trên cùng được đầm rất chặt.
Câu 27: Đối với búa diesel kiểu ống dẫn, bộ phận vòi phun dầu đặt ở vị trí nào?
A. Đặt trên ống dẫn.                                        B. Đặt giữa đỉnh píttông.
C. Đặt trên đế búa.                                                 D. Không có bộ phận vòi phun dầu.
Câu 28: Đối với búa diesel kiểu hai cọc dẫn, thùng dầu diesel đặt ở vị trí nào?
A. Đặt trên bệ búa.                                                 B. Đặt trên píttông.

C. Đặt trên ống dẫn.                                             D. Đặt riêng bên ngoài búa.
Câu 29: Đối với búa diesel kiểu hai cọc dẫn, bộ phận nào giữ vai trò là vật nặng rơi để đóng cọc?

Cọc dẫn.                          B. Xilanh.                              C. Píttông.                           D. Xà ngang.
Câu 30: Ý nào đúng?
A. Đối với búa hơi đơn động, xilanh rơi xuống là do áp suất hơi.
B. Búa hơi song động có hai píttông và hai xilanh.
C. Hai ý trên đều sai.
D. Hai ý trên đều đúng.
Câu 31: Khi dùng máy khoan kiểu ống vách dao động, người ta dùng cách nào để lấy phôi khỏi lỗ khoan?
A. Dùng năng lượng của dòng chất lỏng.

B. Đào đất đá bằng gàu có đáy gàu là mũi khoan, điều khiển mở đáy gàu để xả phoi bằng sức người.
C. Dùng ống hút phoi có đáy tự đóng mở.
D. Dùng gàu ngoạm.
Câu 32: Đối với búa diesel kiểu hai cọc dẫn, bộ phận nào giữ vai trò là vật nặng rơi để tạo ra lực đóng cọc?
A. Xilanh.                       B. Cọc dẫn.                     C. Píttông.                           D. Bệ búa.

Câu 33: Nguyên lý tạo ra sự rung động của búa rung kiểu nối mềm là gì?
A. Rung động điện từ.                                            B. Do con chạy dao động.

C. Do các đĩa lệch tâm quay.                                 D. Rung động thủy lực.
Câu 34: Loại búa nào thường được dùng để nhổ cọc?
A. Búa thủy lực.                                           B. Búa hơi song động.

C, Búa rung kiểu nối mềm.                          D. Búa rung kiểu nối cứng.
Câu 35: Máy trộn cưỡng bức kiểu hai trục ngang dỡ liệu bằng cách nào?
A. Quay ngược thùng trộn.                         B. Dùng máng dỡ liệu.

C. Mở đáy thùng.                                        D. Lật úp thùng trộn.
Câu 36: Loại máy trộn nào thích hợp để trộn bêtông nhựa có độ dẻo dính cao?
A. Máy trộn cưỡng bức.                                   B. Máy trộn tự do kiểu đổ bằng máng.

C. Máy trộn tự do kiểu lật đổ.                           D. Máy trộn tự do kiểu quay ngược đổ.
Câu 37: Bộ phận nào nằm bên trong quả đầm của đầm dùi cán cứng?
A. Trục mềm.                 B. Động cơ điện.             C. Trục lắc quay ngoài.                       D. Trục lắc quay trong
Câu 38: Khi khoan bằng máy khoan đập cáp, dùng cách nào để lấy phoi đất đá khỏi lỗ khoan?
A. Dùng ống hút phoi có đáy tự đóng mở.               B. Thổi bằng khí nén.

C. Dùng năng lượng của dòng chất lỏng.                D. Dùng gàu ngoạm.
Câu 39: Tính năng suất thực tế của máy xúc một gàu, biết: dung tích gàu: 0,65m3; hệ số đầy gàu: 0,9; hệ số độ tơi xốp của đất: 1,2; hệ số sử dụng thời gian: 0,8; thời gian xúc một gàu đất trung bình là 15s?
A. 117 m3/h B. 93,6 m3/h                   C. 166,4 m3/s                               D. 93,6 m3/s
Câu 40: Loại máy nào thường được dùng để đào rãnh lắp đặt đường ống?
A. Máy đào gàu ngữa.                                            B. Máy xúc lật.

C. Máy đào gàu sấp.                                              D. Máy đào gàu ngoạm.

 

 

—–Hết—–

( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!