ĐỀ THI – CẤU TRÚC MÁY TÍNH

    PHÒNG ĐÀO TẠO

NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

MÔN: CẤU TRÚC MÁY TÍNH

Thời gian làm bài: 45 phút

 

  1. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?
  1. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình
  2. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM
  3.  Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
  4.   Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm

2. Phần mềm của máy tính là:

  1.   Các bộ điều phối thiết bị giúp cho việc ghép nối và ra được thực hiện một cách linh hoạt.      
  2.   Cơ cấu trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị phần cứng trong máy tính
  3.   Chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
  4.   Bộ vi xử lý và các vi mạch hỗ trợ cho nó

3. Trong các bộ phận sau, bộ phận nào không thuộc bộ xử lý trung tâm:

  1.   Đơn vị phối ghép vào ra
  2.   Khối số học và logic
  3.   Tập các thanh ghi đa năng
  4.   Khối điều khiển

4. Tại sao bộ nhớ trong của máy tính được gọi là bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên?

  1. Giá trị các ô nhớ là ngẫu nhiên
  2.  Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là như nhau
  3.  Bộ nhớ gồm các module có thứ tự sắp xếp ngẫu nhiên
  4.  Thời gian truy cập vào một ô nhớ bất kỳ là ngẫu nhiên

5. Tốc độ đồng hồ hệ thống được đo bằng đơn vị gì?

  1.   Bit/s
  2.   Baud
  3.   Byte
  4.   Hz

6. Người ta đánh giá sự phát triển của máy tính điện tử số qua các giai đoạn dựa vào tiêu chí nào trong các tiêu chí sau đây?

  1.   Tốc độ tính toán của máy tính
  2.   Mức độ tích hợp của các vi mạch điện tử trong máy tính
  3.   Chức năng của máy tính
  4.   Cả 3 tiêu chí trên

7. Một trong các nội dung của nguyên lý Von Newmann là:

  1.   Máy tính có thể hoạt động theo một chương trình đã được lưu trữ
  2.   Máy tính có thể điều khiển mọi hoạt động bằng một chương trình duy nhất
  3.   Bộ nhớ máy tính không thể địa chỉ hóa được
  4.   Mỗi câu lệnh phải có một vùng nhớ chứa địa chỉ lệnh tiếp theo

8. Theo nguyên lý Von Newmann, việc cài đặt dữ liệu vào máy tính được thực hiện bằng:

  1.   Đục lỗ trên băng giấy
  2.   Đục lỗ trên bìa và đưa vào bằng tay
  3.   Xung điện
  4.   Xung điện từ

9. Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng?

  1. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng vật lý như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, ROM, đĩa cứng, màn hình
  2. Phần cứng của máy tính bao gồm các đối tượng như: bản mạch chính, bộ nhớ RAM, bộ nhớ ROM, đĩa cứng, màn hình và chương trình được cài đặt trong ROM
  3. Phần cứng của máy tính là chương trình được cài đặt trong bộ nhớ ROM
  4. Phần cứng của máy tính chính là bộ xử lý trung tâm

10. Các thành phần cơ bản của một máy tính gồm:

  1. Bộ nhớ trong, CPU và khối phối ghép vào ra
  2. Bộ nhớ trong, CPU và thiết bị ngoại vi
  3. Bộ nhớ trong, CPU, khối phối ghép vào ra và thiết bị ngoại vi
  4. Bộ nhớ trong, CPU, bộ nhớ ngoài, bộ phối ghép vào/ra, thiết bị ngoại vi

11. Những thiết bị nào sau đây được xếp vào nhóm thiết bị nội vi?

  1. Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, Mouse
    B.      Mainboard, CPU, CD-ROM Drive, RAM
    C.      HDD, CD- ROM Drive, FDD, Keyboard
    D.      Monitor, Keyboard, Mouse, Scanner

12. Phần dẻo (Firmware) trong máy tính là gì?

  1. Phần mềm được đặt vào bên trong các mạch điện tử trong quá trình sản xuất
  2. Hệ điều hành
  3. Các Driver cho các thiết bị phần cứng và các mạch hỗ trợ phối ghép vào ra cho máy tính
  4. Phần mềm hệ thống

13. Một ví dụ về phần dẻo (Firmware) trong máy tính là:

  1. Hệ điều hành MS DOS
  2. Chương trình điều khiển trong ROM BIOS
  3. Chương trình Driver cho Card màn hình của máy tính
  4. Phần mềm ứng dụng của người dùng

14. Bus hệ thống của máy tính bao gồm:

  1. Bus dữ liệu
  2. Bus dữ liệu và Bus địa chỉ
  3. Bus dữ liệu và Bus điều khiển
  4. Bus dữ liệu, Bus địa chỉ và Bus điều khiển

15. Chức năng của hệ thống Bus trong máy tính là gì?

  1. Mở rộng chức năng giao tiếp của máy tính
  2. Liên kết các thành phần trong máy tính
  3. Điều khiển các thiết bị ngoại vi
  4. Biến đổi dạng tín hiệu trong máy tính

16. Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ là đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian?

  1. Bus trong bộ vi xử lý
  2. Bus bộ vi xử lý
  3. Bus ngoại vi
  4. Bus hệ thống

17. Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý?

  1. Bus trong bộ vi xử lý
  2. Bus bộ vi xử lý
  3. Bus ngoại vi
  4. Bus hệ thống 

18. Bus nào trong máy tính có nhiệm vụ kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính và bộ nhớ Cache?

  1. Bus trong bộ vi xử lý
  2. Bus bộ vi xử lý
  3. Bus ngoại vi
  4. Bus hệ thống

19. Chức năng của Bus hệ thống trong máy tính là gì?

  1. Là đường truyền dẫn giữa các khối của bộ vi xử lý
  2. Kết nối bộ vi xử lý với bộ nhớ chính, bộ nhớ Cache và các bộ điều khiển ghép nối vào ra
  3. Kết nối hệ thống vào ra với bộ vi xử lý
  4. Đường truyền dẫn giữa CPU và các chip hỗ trợ trung gian

20. Một trong các đặc điểm của Bus đồng bộ là:

  1. Chu kỳ Bus thay đổi với từng cặp thiết bị trao đổi dữ liệu
  2. Dữ liệu được truyền liên tục trong mọi chu kỳ Bus
  3. Mọi thao tác được thực hiện trong những khoảng thời gian là bội số của chu kỳ Bus
  4. Tần số tín hiệu đồng hồ chung thay đổi tùy theo điều kiện của hệ thống

 21. Đặc điểm quan trọng của Bus không đồng bộ là gì?

  1. Dữ liệu được truyền không đồng thời
  2. Có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động
  3. Không có tín hiệu đồng hồ chung điều khiển hoạt động
  4. Dữ liệu được truyền đồng thời

22. Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải của Bus đồng bộ?

  1. Chu kỳ Bus không thay đổi với mọi cặp thiết bị trao đổi dữ liệu
  2. Hệ thống được định thời một cách gián đoạn
  3. Mọi thao tác được thực hiện trong những khoảng thời gian là bội số của chu kỳ Bus
  4. Việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị cần có tín hiệu handshake

23. Tại sao trong thực tế Bus đồng bộ được sử dụng rộng rãi hơn Bus không đồng bộ?

  1. Tận dụng tốt thời gian xử lý của CPU
  2. Việc điều khiển hoạt động của máy tính dễ dàng hơn
  3. Dễ tận dụng các tiến bộ của công nghệ
  4. Cho phép thay đổi chu kỳ Bus một cách mềm dẻo

24. Trong trường hợp nào nên sử dụng Bus không đồng bộ?

  1. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất lớn
  2. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất nhỏ
  3. Mọi thao tác hầu hết có thời gian xử lý bằng bội số của chu kỳ Bus
  4. Yêu cầu dễ dàng trong việc điều khiển hoạt động của máy tính

25. Trong trường hợp nào nên sử dụng Bus đồng bộ?

  1. Khi hệ thống có nhiều thiết bị với tốc độ chênh lệch nhau rất lớn
  2. Yêu cầu chu kỳ Bus có thể thay đổi với từng cặp thiết bị trao đổi dữ liệu
  3. Mọi thao tác hầu hết có thời gian xử lý bằng bội số của chu kỳ Bus
  4. Yêu cầu tận dụng tốt thời gian xử lý của CPU

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!