Đề số 71- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- ĐỀ PP cho trẻ làm quen với MTXQ-IL0071

ĐỀ THI KẾT CUỐI KỲ
MÃ ĐỀ: IL0071

                    MÔN: PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẦM NON

   Ngành: Sư Phạm Mầm Non                                             Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

1.Môi trường xung quanh (MTXQ) là gì?

  1. MTXQ là tất cả sự vật , hiện tượng có trong hành tinh.
  2. MTXQ là những hoàn cảnh cụ thể xung quanh một đối tượng.
  3. MTXQ bao gồm cả môi trường tự nhiên và xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm tự nhiên vô sinh và hữu sinh. Môi trường xã hội bao gồm mọi người, đồ vật và xã hội loài người.

2.Những yếu tố nào sau đây thuộc về môi trường xung quanh

  1. Đất , đá, không khí.
  2. Sấm chớm, mưa, nắng, mặt trời, …
  3. Ba mẹ, bạn bè, thầy cô,…
  4. Cả a, b, c đều đúng.

3.Phương pháp hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ là gì?

  1. Là phương thức hoạt động giữa cô và trẻ nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện.
  2. Là cách thức hoạt động giữa cô và trẻ nhằm giúp trẻ hiểu biết về môi trường và thỏa mãn nhu cầu của trẻ.
  3. Là phương thức hoạt động gắn bó giữa giáo viên và trẻ nhằm tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với MTXQ để chúng thích ứng với môi rường, hiểu biết về môi trường, tích cực tham gia cải tạo môi trường.

4.Quan điểm sau đây đúng hay sai: Xét về mặt khách quan và chủ quan thì tri thức lúc nào cũng mang chức năng thông tin.

  1. Đúng
  2. Sai

5.Quan điểm nào sau đây KHÔNG đúng?

  1. Trẻ nhỏ thường tỏ thái độ đối với tri thức thu lượm được bằng xúc cảm của chúng.
  2. Khi tiếp thu tri thức, trẻ dường như cũng đồng thời tận hượng những ấn tượng và cảm xúc chứa đựng trong nội dung thông tin của tri thức và nó có ý nghĩa thực sự quan trọng đối với việc giáo dục tình cảm ở trẻ.
  3. Cách cung cấp tri thức phải gây được hứng thú cho trẻ.
  4. Tri thức cung cấp cho trẻ không cần phải mới mẻ, tri thức đó không tạo nguồn gây xúc cảm cho trẻ.

6.Hãy chọn đáp án SAI

  1. Việc lựa chọn và cung cấp tri thức cho trẻ phù hợp với chúng không chỉ làm cho tri thức đó mang tính thông tin, tạo được cảm xúc mà còn là cơ sở để điều chỉnh hành vi của trẻ.
  2. Chức năng điều khiển của tri thức đối với hành vi của trẻ không liên quan đến nội dung tri thức mà liên quan đến đặc điểm riêng của từng trẻ.
  3. Việc xây dựng nội dung chương trình cho trẻ làm quen với MTXQ không cần dựa trên chức năng của tri thức

7.Hãy chọ đáp án đúng nhất

  1. Trẻ có nhu cầu rất thấp về việc khám phá MTXQ
  2. Nhu cầu nhận thức là nhu cầu của người lớn, trẻ em chỉ có nhu cầu vui chơi
  3. Trẻ có nhu cầu nhận thức rất cao do đó trong quá trình tổ chức các hoạt động cho trẻ cần tạo mọi cơ hội cho nhu cầu nhận thức của trẻ được bộc lộ và tìm cách phát triển chúng thông qua các hoạt động hấp dẫn trẻ

8.Quá trình đồng hóa là gì?

  1. Quá trình đồng hóa xảy ra khi thông tin mới về sự vật, hiện tượng được sắp xếp gần với thông tin cũ có liên quan đã cất giữ trước đây trong não tạo thành cấu trúc nhận thức.
  2. Là quá trình biến cái cũ thành cái mới.
  3. Là quá trình sảy ra khi trẻ tiếp xúc với những kiến thức hoàn toàn mới không liên quan đến kiến thức cũ và chuyển hóa chúng thành kinh nghiệm của mình.

9.Quá trình hình thành nhận thức ở trẻ bao gồm mấy quá trình?

  1. 2 quá trình
  2. 4 quá trình
  3. 3 quá trình
  4. 1 quá trình

10.Quá trình hình thành nhận thức ở trẻ bao gồm?

  1. Đồng hóa và dị hóa
  2. Đồng hóa và điều ứng
  3. Đồng hóa, dị hóa, điều ứng
  4. Đồng hóa, biến hóa, dị hóa, điều ứng.

11.Hoạt động chủ đạo của trẻ nhà trẻ (0-3 tuổi) là gì?

  1. Hoạt động vui chơi là chủ đạo
  2. Hoạt động với đồ vật là chủ đạo
  3. Hoạt động với đồ vật và vui chơi là chủ đạo
  4. Hoạt động học tập là chủ đạo

12.Quan điểm sau đây về sự phát triển nhận thức của trẻ nhà trẻ (0 – 3) là ĐÚNG hay SAI: Giữa năm thứ hai, trẻ có thể đưa ra một vài kết luận đơn giản, có hiểu biết về một vài màu sắc cơ bản và các hình dạng gần gũi

  1. Đúng
  2. Sai

13.Khi nói về sự phát triển nhận thức của trẻ (3-4 tuổi) thì quan điểm nào dưới đây là đúng nhất?

  1. Trẻ hình thành ý thức bản ngã nên ý thức của trẻ còn mang tính duy kỉ. Trẻ gặp khó khăn trong việc thực hiện các quy định và giao tiếp
  2. Ý thức bản ngã được hình thành, nhận biết được giới tính của mình, có khả năng lập luận và kết luận mang tính chính xác cao
  3. Trẻ hình thành ý thức bản ngã, tư duy logic phát triển mạnh.

14.Khi nói về sự phát triển nhận thức của trẻ (4 – 5 tuổi) thì quan điểm nào dưới đây là đúng nhất?

  1. Trẻ hình thành ý thức bản ngã, tư duy logic phát triển mạnh.
  2.  Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ. Trẻ đã biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của hai đối tượng. Trẻ có nhu cầu học hỏi, khám phá cao. Trẻ có thể suy luận mặc dù những kết luận còn ngây thơ, ngộ nghĩnh
  3.  Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ. Trẻ chưa biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của hai đối tượng.

15.Khi nói về sự phát triển nhận thức của trẻ (5-6 tuổi) thì quan điểm nào dưới đây là đúng nhất?

  1. Bên cạnh tư duy trực quan hình tượng còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, tạo bước đệm cho tư duy logic
  2. Trẻ chỉ mới xuất hiện tư duy trực quan hình tượng còn các kiểu tư duy khác thì chưa xuất hiện.
  3. Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh mẽ. Trẻ chưa biết so sánh các dấu hiệu giống và khác nhau của các đối tượng.

16.Mục đích hướng dẫn cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh là gì?

  1. Trang bị cho trẻ tri thức về MTXQ và bản thân
  2. Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với MTXQ
  3. Rèn luyện cho trẻ kĩ năng, hành vi trong mối quan hệ với MTXQ
  4. Tất cả đều đúng

17.Trẻ lĩnh hội tri thức thông qua:

  1. Sinh hoạt hàng ngày
  2. Tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng
  3. Sinh hoạt hàng ngày, tiếp xúc trực tiếp với sự vật hiện tượng, qua giao tiếp.
  4. Qua giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày

18.Có bao nhiêu nguyên tắc cho trẻ mầm non làm quen với MTXQ

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

19.Nguyên tắc đảm bảo tính tích cực hành động cho trẻ trong làm quen với MTXQ là gì?

  1. Tri thức phải mới mẻ, tạo xúc cảm cho trẻ và trẻ có thể lĩnh hội được từ đó kích thích trẻ hứng thú, thỏa mãn tính tò mò, giúp trẻ cố gắng vượt khó để giải quyết nhiệm vụ
  2. Tri thức không cần phải mới mẻ, tạo xúc cảm cho trẻ chỉ cần trẻ có thể lĩnh hội là được.
  3. Tri thức quen thuộc, đơn giản, trẻ dễ dàng trả lời, miễn trẻ vui vẻ là được.

20.Nguyên tắc đảm bảo tính trực quan, thẩm mỹ khi hướng dẫn trẻ làm quen với MTXQ là gì?

  1. Cung cấp kiến thức gần gũi với cuộc sống hằng ngày của trẻ, phù hợp với điều kiện thực tiễn ở địa phương
  2. Dụng cụ, đồ vật cho trẻ quan sát, học tập phải mang tính trực quan và đảm bảo thẩm mỹ.
  3. Tri thức phải mới mẻ, tạo xúc cảm cho trẻ và trẻ có thể lĩnh hội được từ đó kích thích trẻ hứng thú, thỏa mãn tính tò mò
  4. Kiến thức cung cấp cho trẻ phải chính xác, phù hợp với lứa tuổi

21.Yêu cầu đối với trẻ 0 – 12 tháng khi làm quen với MTXQ là:

  1. Biết biểu lộ cảm xúc với những người thân, bắt chước động tác của người lớn, nhìn theo vật chuyển động và phản ứng với âm thanh.
  2. Nhận biết tên mình và tên gọi một số đồ dùng, đồ chơi, con vật gần gũi, biểu lộ cảm xúc bằng các âm bập bẹ và cử chỉ đơn giản.
  3. Biết cầm, nắm, gõ lắc….đồ chơi. Biết nhặt đồ chơi và bỏ đồ chơi vào thùng theo yêu cầu của người lớn. Biết xếp chồng hai vật lên nhau, tháo lắp những đồ chơi đơn giản.
  4. Tất cả đều đúng

22.Yêu cầu đối với trẻ 12-24 tháng khi làm quen với MTXQ là:

  1. Nhận biết và gọi tên một số thành viên trong gia đình, một số đồ dùng đồ chơi, con vật, hoa quả gần gũi. Sử dụng được một số đồ dùng sinh hoạt: cầm muỗng, cầm ca uống nước. Thực hiện một số hành động chơi đơn giản (ôm búp bê, đẩy xe…). Nhận biết và biểu lộ cảm xúc khác nhau.
  2. Nhận biết màu sắc (xanh đỏ), kích thước (to nhỏ) của đối tượng. Gọi tên một số hành động của con người và con vật gần gũi. Thực hiện được một số thao tác: tháo lắp, xếp chồng, lồng từ 3 đến 6 đồ vật, xâu hạt, vò, xé giấy
  3. Sử dụng được một số đồ dùng sinh hoạt: cầm muỗng, cầm ca uống nước. Thực hiện một số hành động chơi đơn giản (ôm búp bê, đẩy xe…). Nhận biết và biểu lộ cảm xúc khác nhau.
  4. đáp án “a” và “b” đúng

23.Yêu cầu đối với trẻ 24-36 tháng khi làm quen với MTXQ là:

  1. Biết gọi tên và nhận biết một số đặc điểm nổi bậc của đồ dùng, rau quả, phương tiện giao thông, hiện tượng tự nhiên
  2. Biết tên và chức năng một số bộ phận trên cơ thể
  3. Biết tên và hành động của người thân trong gia đình.
  4. Tất cả đều đúng

24.Yêu cầu nhận thức đối với trẻ 3 – 4 tuổi khi làm quen với MTXQ là:

  1. Trẻ biết tên, biết một số đặc điểm, dấu hiệu đặc trưng rõ nét của sự vật, hiện tượng gần gũi.
  2. Trẻ biết tên, chức năng của các bộ phận trên cơ thể, biết giữ gìn vệ sinh cá nhân, biết tên và công việc của các thành viên trong gia đình, mối quan hệ và nhu cầu của họ.
  3. Đáp án “a” và “b” đều đúng
  4. Đáp án “a” và “b” đều sai

25.Yêu cầu kỹ năng đối với trẻ 4 – 5 tuổi khi làm quen với MTXQ là:

  1. Có khả năng quan sát 2 hoặc nhiều đối tượng cùng một lúc.
  2. Biết so sánh đặc điểm giống và khác nhau của 2 đối tượng. Bước đầu biết phân nhóm các sự vật, hiện tượng theo dấu hiệu đơn giản, rõ nét, có khả năng dự đoán và suy luận hợp lý.
  3. Có khả năng tập trung chú ý và ghi nhớ có chủ định. Có khả năng thoả thuận hợp tác với bạn bè trong học tập cũng như trong vui chơi. Biết sử dụng ngôn ngữ mạch lạc.
  4. Tất cả đều đúng.

26.Yêu cầu kỹ năng đối với trẻ 5 – 6 tuổi khi làm quen với MTXQ là:

  1. Có khả năng quan sát nhiều đối tượng cùng một lúc, biết sử dụng các cách thức khám phá, tìm hiểu môi trƣờng xung quanh. Có khả năng so sánh sự giống và khác nhau của hai hay nhiều đối tượng. Có khả năng phân nhóm đối tượng theo một hoặc vài dấu hiệu tiêu biểu.
  2. Trẻ biết đặc điểm cơ bản, đặc trưng và cần thiết của sự vật hiện tượng phổ biến trong thiên nhiên, trong xã hội, biết sự đa dạng phong phú của các sự vật hiện tượng xung quanh, biết thay đổi, phát triển các mối quan hệ, liên hệ giữa chúng.
  3. Cảm nhận và yêu quý cái hay, cái đẹp trong thiên nhiên, trong xã hội. Có thái độ nâng niu, trân trọng và giữ gìn các đối tượng xung quanh.
  4. Đáp án “a” và “b” đúng

27.Có bao nhiêu nội dung cho trẻ làm quen với MTXQ trong trường mầm non?

  1. 5 nội dung
  2. 7 nội dung
  3. 8 nội dung
  4. 9 nội dung

28.Hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ bao gồm những nội dung nào sau đây?

  1. Làm quen với người lớn, các con vật, thực vật.
  2. Làm quen với người lớn, tự nhận thức bản thân, đồ vật, động vật, thực vật, yếu tố tự nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên, tình yêu sự gắn bó gia đình, tình yêu quê hương đất nước.
  3. Tự nhận thức bản thân, đồ vật, động vật, thực vật, yếu tố tự nhiên vô sinh, hiện tượng tự nhiên.
  4. Tất cả đều đúng

29.Nội dung cho trẻ làm quen với người lớn bao gồm:

  1. Trẻ biết được mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn
  2. Trẻ làm quen với hoạt động của người lớn
  3. Trẻ làm quen với việc nghỉ ngơi của người lớn. Trẻ làm quen với hoạt động sáng tạo của người lớn.
  4. Tất cả đều đúng

30.Nội dung cho trẻ làm quen với các con vật bao gồm:

  1. Tên gọi, đặc điểm, hành vi, thói quen của động vật.
  2. Môi trường sống, khả năng thích nghi của động vật.
  3. Môi trường sống, khả năng thích nghi của động vật. Thương yêu, chăm sóc các con vật.
  4. Tên gọi, đặc điểm, hành vi, thói quen của động vật. Môi trường sống, khả năng thích nghi của động vật. Thương yêu, chăm sóc các con vật.

31.Nội dung cho trẻ làm quen với thực vật bao gồm:

  1. Những kiến thức cơ bản về thực vật có liên quan đến hiểu biết của trẻ hướng đến sự phát triển nhận thức như: Tên gọi, đặc điểm, cấu tạo, chức năng, nhu cầu và môi trường của nó.
  2. Các hình thức tác động qua lại giữa con người và thực vật.
  3. Các hình thức tác động qua lại giữa con người và thực vật như: Biện pháp giúp đỡ, chăm sóc, bảo vệ,… Nó xác định các nguyên tắc hành vi của trẻ đối với tự nhiên, các chuẩn mực đạo đức trong quan hệ với thực vật.
  4. Đáp án “a” và “c” đúng.

32.Nội dung cho trẻ làm quen với các yếu tố tự nhiên vô sinh bao gồm:

  1. Tìm hiểu các đặc điểm của yếu tố vô sinh.
  2. Tìm hiểu thành phần, kết cấu.
  3. Tìm hiểu các tính chất, công dụng.
  4. Tất cả đều đúng

33.Nội dung cho trẻ làm quen với hiện tượng tự nhiên bao gồm:

  1. Làm quen với nguồn sáng: Mặt trời, mặt trăng, sao
  2. Làm quen với các hiện tượng thời tiết, sinh hoạt phù hợp với thời tiết
  3. “ a” đúng, “b” sai
  4. “a”, “b” đều đúng.

34.Quan điểm nào dưới đây đúng?

  1. Giáo dục trẻ về tình yêu và sự gắn bó trong gia đình bao gồm:
    – Mối quan hệ trong gia đình.
    – Thái độ, tình cảm với mọi người, tham gia các hoạt động trong gia đình.
  2.  Giáo dục trẻ về tình yêu và sự gắn bó trong gia đình bao gồm:
    – Mối quan hệ trong gia đình.
    – Thái độ, tình cảm với mọi người, tham gia các hoạt động trong gia đình.
    – Thái độ, tình cảm với con vật, với thiên nhiên
  3.  Giáo dục trẻ về tình yêu và sự gắn bó trong gia đình là giáo dục các mối quan hệ trong gia đình.
  4. Giáo dục trẻ về tình yêu và sự gắn bó trong gia đình là giáo dục các mối quan hệ trong gia đình và tình cảm với các con vật, với thiên nhiên.

35.Nhóm phương pháp trực quan bao gồm những phương pháp nào?

  1. Phương pháp quan sát, thí nghiệm
  2. Phương pháp quan sát, sử dụng tài liệu trực quan
  3. Phương pháp trò chơi, thí nghiệm.
  4. Tất cả đều đúng.

36.Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm những phương pháp nào?

  1. Phương pháp đàm thoại; sử dụng câu đố, thơ ca, truyện.
  2. Phương pháp đàm thoại, đặt câu hỏi.
  3. Phương pháp đàm thoại, quan sát
  4. Đáp án “a”, “b” đúng

37.Nhóm phương pháp thực hành bao gồm những phương pháp nào?

  1. Phương pháp trò chơi, thí nghiệm, lao động
  2. Phương pháp đàm thoại, quan sát vật thật
  3. Phương pháp thí nghiệm, lao động.
  4. Phương pháp trò chơi.

38.Phương pháp quan sát là gì?

  1. Phương pháp quan sát là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tri giác các sự vật hiện tượng một cách có mục đích.
  2. Phương pháp quan sát là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tri giác có kế hoạch nhằm tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của đối tượng.
  3. Phương pháp quan sát là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tri giác các sự vật hiện tượng một cách có mục đích, có kế hoạch nhằm tìm hiểu những đặc điểm và tính chất của đối tượng.
  4. Phương pháp quan sát là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tri giác có kế hoạch.

39.Có mấy bước tiến hành quan sát?

  1. 2 bước
  2. 3 bước
  3. 4 bước
  4. 5 bước

40.Trong phương pháp sử dụng tài liệu trực quan thì tài liệu nào là hiệu quả cao nhất?

  1. Trò chơi
  2. Vật thật
  3. Video
  4. Tranh ảnh

41.Mục đích cho trẻ quan sát vật thật là gì?

  1. Hình thành cung cấp biểu tượng về đối tượng. Củng cố kiến thức
  2. Gây được hứng thú cao và tạo môi trường thuận lợi để trẻ nảy sinh tình cảm.
  3. Hình thành cung cấp biểu tượng về đối tượng. Củng cố kiến thức. Gây được hứng thú cao và tạo môi trường thuận lợi để trẻ nảy sinh tình cảm, cảm xúc với đối tượng.
  4. Củng cố kiến thức. Gây được hứng thú cao và tạo môi trường thuận lợi để trẻ nảy sinh tình cảm, cảm xúc với đối tượng.

42.Các lưu ý khi cho trẻ quan sát tranh ảnh là gì?

  1. Tranh ảnh cần phản ánh chính xác về đối tượng
  2. Đảm bảo tính thẩm mỹ, để nơi dễ thấy
  3. Khi đưa tranh ảnh ra kết hợp với thủ thuật để tăng tính tò mò hấp dẫn cho trẻ như: trò chơi, câu đố, hộp quà bí ẩn
  4. Tất cả đều đúng

43.Trong các trường hợp nào sau đây nên dùng máy tính, máy chiếu, video để cho trẻ quan sát?

  1. Quan sát các con vật trong rừng, các hiện tượng tự nhiên
  2. Quan sát các hoạt động thường ngày.
  3. Làm quen với toán.
  4. Quan sát cây cối.

44.Nhóm phương pháp dùng lời bao gồm mấy phương pháp?

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

45.Phương pháp đàm thoại là gì?

  1. Là cách thức giáo viên tổ chức cho trẻ tìm hiểu về MTXQ bằng cách cô hỏi trẻ trả lời
  2. Đối với trẻ lớn nên sử dụng nhiều câu hỏi dạng so sánh, những câu hỏi về nguyên nhân, kết quả.
  3. Tăng cường các câu hỏi mở (tại sao, như thế nào,…)
  4. “b”, “c” đúng

46.Khi tổ chức cho trẻ quan sát có thể đàm thoại với trẻ khi nào?

  1. Khi trẻ có nhu cầu
  2. Khi cô có nhu cầu
  3. Trước khi quan sát, trong khi quan sát, sau khi quan sát
  4. sau khi quan sát

47.Nhóm phương pháp thực hành bao gồm:

  1. Trò chơi, thí nghiệm
  2. Trò chơi, trò chuyện
  3. Thí nghiệm, giải câu đố
  4. Đàm thoại, quan sát

48.Phương pháp thực hành là gì?

  1. Phương pháp thực hành là cách thức đưa trẻ vào hoạt động trực tiếp. Phương pháp này giúp trẻ kiểm nghiệm những hiểu biết, tìm tòi, khám phá những điều mới và ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn.
  2. Phương pháp thực hành là cách thức đưa trẻ vào hoạt động trực tiếp. Phương pháp này giúp trẻ kiểm nghiệm những hiểu biết, tìm tòi, khám phá những điều mới
  3. Khi hoạt động với thực tiễn trẻ có cơ hội để bộc lộ nhiều phẩm chất năng lực như sáng tạo, phân tích, hợp tác
  4. Tất cả đều đúng

49.Phương pháp tổ chức thí nghiệm là gì?

  1. Là hình thức tạo tình huống nhận thức. Trẻ được học tốt nhất khi trải nghiệm trực tiếp
  2. Đây là cơ hội trẻ dùng mọi giác quan để khám phá, thử nghiệm đúng sai
  3. Giúp trẻ phát triển tư duy bậc cao như: phân tích sự kiện, thu thập và xử lý thông tin, lập luận.
  4. Là hình thức tạo tình huống nhận thức. Trẻ được học tốt nhất khi trải nghiệm trực tiếp. Đây là cơ hội trẻ dùng mọi giác quan để khám phá, thử nghiệm đúng sai. Giúp trẻ phát triển tư duy bậc cao như: phân tích sự kiện, thu thập và xử lý thông tin, lập luận.

50.Có bao nhiêu hình thức cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. Tiết học, vui chơi
  2. Tiết học, vui chơi, ngoài trời, tham quan
  3. Tiết học, vui chơi, ngoài trời, tham quan, thí nghiệm
  4. Tiết học, vui chơi, ngoài trời, tham quan, lao động

51.Mục đích, yêu cầu của tiết học bao gồm:

  1. Kiến thức: cung cấp kiến thức thới, củng cố, mở rộng hiểu biết của trẻ về các đặc điểm tính chất của đối tượng.
  2. Kỹ năng: Nhận thức (tri giác, phân tích, so sánh, phân loại). Kỹ năng lao động, ngôn ngữ, kỹ năng học tập
  3. Thái độ: Hình thành thái độ, hành vi phù hợp.
  4. Tất cả đáp án trên đều đúng.

52.Một tiết học có mấy phần

  1. 3 phần
  2. 2 phần
  3. 4 phần
  4. 5 phần

53.Sau khi tổ chức tiết học cần đánh giá những gì?

  1. Chỉ đánh giá giáo viên không đánh giá trẻ
  2. Đánh giá giáo viên: Lập kế hoạch có đúng chủ đề, chủ điểm, lứa tuổi. Mục đích yêu cầu có phù hợp với trẻ. Chuẩn bị đồ dùng, phương tiện, soạn giáo án có đủ các phần. Phương pháp của cô có tạo sự tích cực cho trẻ. Tác phong sư phạm: ngôn ngữ, cử chỉ, giải quyết tình huống.
  3. Đánh giá trẻ: Trẻ có hứng thú không? Trẻ có kỹ năng hoạt động ? Kết quả đạt được trên trẻ
  4. “b” và “c” đúng.

54.Ý nghĩa của hình thức trò chơi khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu được hoạt động của trẻ. Cung cấp, củng cố, tạo cơ hội cho trẻ được vận dụng hiểu biết trong lúc chơi. Phát triển các kỹ năng nhận thức, hợp tác, chịu trách nhiệm, tính độc lập và đặc biệt là khả năng sáng tạo.
  2. Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu được hoạt động của trẻ.
  3. Thỏa mãn nhu cầu chơi, nhu cầu được hoạt động của trẻ. Cho trẻ chơi VUI là chính không đặt nặng phát triển nhận thức cho trẻ. Phát triển các kỹ năng nhận thức, hợp tác, chịu trách nhiệm, tính độc lập và đặc biệt là khả năng sáng tạo.
  4. “b” và “c” đúng

55.Ý nghĩa của hình thức hoạt động ngoài trời khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. Tạo khoảng không gian thoải mái cho trẻ được vận động
  2. Trẻ tự do quan sát, gần gũi với thiên nhiên.
  3. Tạo khoảng không gian thoải mái cho trẻ được vận động, trẻ tự do quan sát, gần gũi với thiên nhiên.
  4. Tạo khoảng không gian thoải mái cho trẻ được vận động, trẻ chỉ được phép tiến hành quan sát ở những khu vực nhất định theo ý đồ của giáo viên đề giáo dục kiến thức tập trung cho trẻ.

56.Ý nghĩa của hình thức hoạt động tham quan khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. Giúp trẻ khám phá sự vật hiện tượng trong mối quan hệ thực của môi trường sống giúp trẻ hiểu quy luật của MTXQ. Tạo cơ hội cho trẻ cảm nhận cái đẹp, tìm kiếm vật liệu tự nhiên
  2. Giúp trẻ khám phá sự vật hiện tượng trong mối quan hệ thực của môi trường sống giúp trẻ hiểu quy luật của MTXQ
  3. Tạo cơ hội cho trẻ cảm nhận cái đẹp, tìm kiếm vật liệu tự nhiên
  4. “b” đúng

57.Có mấy hình thức tham quan khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

58.Ý nghĩa của hình thức lao động khi tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với MTXQ?

  1. Trẻ trực tiếp kiểm chứng những hiểu biết của mình về đối tượng và khám phá, phát hiện ra những kiến thức mới về đối tượng.
  2. Rèn luyện các phẩm chất nhân cách.
  3. Nhận biết sự thay đổi, vận dụng những hiểu biết vào hoạt động thực tiễn.
  4. Tất cả đều đúng

59.Cách tiến hành hoạt động lao động

  1. Lập kế hoạch: Lựa chọn nội dung, xác định mục đích yêu cầu, cách thực hiện
  2. Tiến hành tổ chức: Trao đổi thảo luận, giao nhiệm vụ lao động cho trẻ, gây hứng thú, không tạo áp lực cho trẻ.
  3. Kết thúc lao động: đánh giá, nhận xét, khen ngợi trẻ, phân tích về mặt ý nghĩa để trẻ hiểu được giá trị của việc lao động.
  4. Tất cả đều đúng

60.Quan điểm sau đây đúng hay sai? “Trong hoạt động chơi cho trẻ làm quen với môi trường xung quanh, giáo viên cần chú ý tổ chức hoạt động sao cho trẻ hứng thú tham gia và cảm thấy vui vẻ, vì vui là chính nên kết thúc hoạt động giáo viên không cần đánh giá trẻ”.

  1. Đúng
  2. Sai

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!