Đề số 65-ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ- Đề làm đồ chơi- IL0065

ĐỀ THI KẾT GIỮA KỲ
MÃ ĐỀ: IL0065

                    MÔN:  ĐỀ LÀM ĐỒ CHƠI

   Ngành: Sư Phạm Mầm Non                                             Thời gian: 60 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu hỏi:

Câu 1. Hoạt động chủ đạo trong trường mầm non là gì?

  1. Học tập
  2. Chơi
  3. Làm quen với môi trường trường học
  4. ăn uống, ngủ đủ giấc, học bài.

Câu 2. Khái niệm đồ chơi

  1. Đồ chơi là những vật cụ thể đặc biệt thể hiện sinh động thế giới vật chất trong cuộc sống và hoạt động của con ngườiSấm chớm, mưa, nắng, mặt trời, …
  2. phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ chỉ dùng trong hoạt động chơi của trẻ, giáo dục trẻ khiếu thẩm mỹ, giải trí và dùng để trang trí lớp học
  3. Đồ chơi là những vật cụ thể đặc biệt thể hiện sinh động thế giới vật chất trong cuộc sống và hoạt động của con người, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ chỉ dùng trong hoạt động chơi của trẻ, giáo dục trẻ khiếu thẩm mỹ, giải trí và dùng để trang trí lớp học.
  4. Đồ chơi là những vật được giáo viên sử dụng cho trẻ học.

Câu 3. Đồ chơi cho trẻ mầm non có đặc điểm gì?

  1. Đồ chơi là những vật cụ thể trong các hoạt động vui chơi, thông qua các trò chơi có thể trực tiếp tác động lên đồ chơi, hoạt động với đồ chơi và chơi với đồ chơi.
  2. Những đồ chơi khi làm ra được mô phỏng từ thế giới thực.
  3. Các đồ vật, con vật,… được thu nhỏ và đơn giản lại, song vẫn mang tính chất giáo dục, thẩm mỹ và có khả năng thu hút, gợi hứng thú ở trẻ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 4. Hãy nêu điểm giống nhau giữa đồ chơi và đồ dùng dạy học?

  1. Đồ chơi và đồ dùng dạy học đều là phương tiện được sử dụng trong hoạt động học tập, giáo dục trẻ nhằm truyền tải đến trẻ những tri thức cần lĩnh hội. Đối với trẻ mầm non trẻ chơi mà học, học bằng chơi.
  2. Đồ chơi và đồ dùng dạy học đều phục vụ mục đích vui là chính
  3. Đồ chơi và đồ dùng dạy học đều do giáo viên làm ra, trẻ không tham gia vào quá trình làm đồ chơi
  4. Tất cả đều sai

Câu 5. Quan điểm nào sau đây KHÔNG đúng?

  1. Đồ chơi là đồ vật trẻ được sử dụng tự do trong các trò chơi của mình. Trẻ chơi theo cách trẻ muốn.
  2. Đồ dùng dạy học là đồ dùng để giáo viên sử dụng hay trẻ sử dụng vào mục đích học tập.
  3. Trong khi thao tác với đồ chơi trẻ có thể sờ, khám phá đồ chơi mà không cần có sự tham gia của người lớn.
  4. Trong khi thao tác với đồ dùng dạy học trẻ được tự do sử dụng không cần có sự hướng dẫn và tổ chức chặt chẽ của cô giáo.

Câu 6. Hãy chọn đáp án SAI

  1. Đồ chơi được trẻ sử dụng với mục đích là chơi và vui là chính
  2. Đồ chơi được trẻ sử dụng với mục đích là học, lĩnh hội tri thức là chính
  3. Đồ dùng dạy học được giáo viên và trẻ sử dụng với mục đích truyền thụ và lĩnh hội tri thức là chính
  4. Trong khi thao tác với đồ chơi trẻ có thể sờ, khám phá đồ chơi mà không cần có sự tham gia của người lớn.

Câu 7. Hãy chọ đáp án đúng nhất

  1. Đồ chơi giúp trẻ có được khái niệm đầu tiên về đồ vật thật mà trẻ chưa được trực tiếp nhìn thấy, thông qua đồ chơi giúp trẻ hình thành khái niệm mới về vật đó.
  2. Đồ chơi có công dụng giúp trẻ vui là chính, trẻ được thoải mái trong lúc chơi không cần suy nghĩ vấn đề gì do đó đồ chơi không có chức năng phát triển trí tuệ cho trẻ
  3. Đồ chơi là vật trẻ có thể thoải mái sờ, cầm, nắm, ném một cách tự do theo ý thích.
  4. Đồ chơi là đồ dùng giáo viên làm cho trẻ chơi, trẻ chỉ việc chơi không cần tham gia vào quá trình làm

Câu 8. Chức năng giáo dục trí tuệ của đồ chơi là?

  1. Đồ chơi giúp cho trẻ phát triển tiếng nói, vốn từ. Có đồ chơi kèm lời giải thích của cô sẽ giúp trẻ nói được nhiều và chính xác hơn.
  2. Đồ chơi không giúp cho trẻ phát triển tiếng nói, vốn từ. Có đồ chơi kèm lời giải thích của cô sẽ giúp trẻ nói được nhiều và chính xác hơn.
  3. Là quá trình biến cái cũ thành cái mới.
  4. Đồ chơi không giúp cho trẻ phát triển tiếng nói, mà tự chính trẻ hoàn thiện và phát triển ngôn ngữ của mình.

Câu 9. Đồ chơi có ý nghĩa giáo dục như thế nào đối với trẻ?

  1. Đồ chơi giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, thể lực, tình cảm lao động.
  2. Đồ chơi có ý nghĩa vui chơi là chính, không mang ý nghĩa giáo dục
  3. Đồ chơi giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, thể lực
  4. Đồ chơi giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ

Câu 10. Có những loại đồ chơi nào?

  1. Đồ chơi học tập, đồ chơi xây dựng
  2. Đồ chơi học tập. Đồ chơi hình tượng, chủ đề. Đồ chơi trang trí. Đồ chơi xây dựng. Đồ chơi sân khấu. Đồ chơi trẻ tự làm
  3. Đồ chơi xây dựng. Đồ chơi hình tượng, chủ đề Đồ chơi trang trí. Đồ chơi xây dựng. Đồ chơi sân khấu. Đồ chơi trẻ tự làm
  4. Đồ chơi sân khấu. Đồ chơi học tập. Đồ chơi hình tượng

Câu 11. Có bao nhiêu nguyên tắc khi làm đồ chơi cho trẻ mầm non

  1. 2 nguyên tắc
  2. 3 nguyên tắc
  3. 4 nguyên tắc
  4. 5 nguyên tắc

Câu 12. Khi làm đồ chơi cho trẻ mầm non cần chú ý những nguyên tắc gì?

  1. Nguyên tắc 1: Đồ chơi phải có tác dụng giáo dục
    Nguyên tắc 2: Đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
    Nguyên tắc 3: Đồ chơi phải đảm bảo tính dân tộc
    Nguyên tắc 4: Đồ chơi phải đảm bảo tính mỹ thuật
    Nguyên tắc 5: Yêu cầu về vệ sinh, kinh tế
  2. Nguyên tắc 1: Đồ chơi phải có tác dụng giáo dục
    Nguyên tắc 2: Đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
  3. Nguyên tắc 1: Đồ chơi phải có tác dụng giáo dục
    Nguyên tắc 2: Đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
    Nguyên tắc 3: Đồ chơi phải đảm bảo tính dân tộc
  4. Tất cả đều sai

Câu 13. Hãy nêu nguyên tắc đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn?

  1. Biết vận dụng tre, gỗ, đất, hột, hạt, giấy, vải,… để làm đồ chơi giúp cho các trò chơi của trẻ sinh động và phong phú hơn
  2. Khi làm đồ chơi cho trẻ phải phản ánh được cái mới trong xã hội và mang tính truyền thống địa phương.
  3. Khi làm đồ chơi cho trẻ không cần phải phản ánh được cái mới trong xã hội mà chỉ cần mang tính truyền thống địa phương.
  4. “a” và “b” đúng

Câu 14. Nguyên tắc vệ sinh khi làm đồ chơi bao gồm những nội dung gì?

  1. Đồ chơi làm ra không gây tổn hại cho trẻ, không làm đồ chơi có cạnh sắc, góc nhọn.
  2. Nên làm đồ chơi bằng những vật liệu dễ lau rửa như cao su, nhựa, gỗ,.. Cần hạn chế những loại đồ chơi vải nhồi vì dễ bắt bụi.
  3. Những đồ chơi có dùng sơn phải là loại sơn bền màu, không gây độc. Đồ chơi làm bằng ống lon nếu có dùng phải dũa hay gấp mép đường cắt cho tròn cạnh.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 15. Yêu cầu về kinh tế khi làm đồ chơi là những gì?

  1. Bên cạnh tư duy trực quan hình tượng còn xuất hiện kiểu tư duy trực quan sơ đồ, tạo bước đệm cho tư duy logic
  2. Các loại đồ chơi làm bằng nguyên liệu nào không quan trọng chủ yếu là phải bền, đẹp.
  3. Các loại đồ chơi làm bằng nguyên liệu này vừa dễ tìm, rẻ tiền, dễ làm, phổ thông nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc và sử dụng những nguyên liệu cho phù hợp với từng loại đồ chơi.
  4. Những đồ chơi có dùng sơn phải là loại sơn bền màu, không gây độc. Đồ chơi làm bằng ống lon nếu có dùng phải dũa hay gấp mép đường cắt cho tròn cạnh.

Câu 16. Cách thức sắp xếp và phân bố đồ chơi trong lớp học?

  1. Cần quy định chỗ để riêng cho các loại đồ chơi khác nhau
  2. Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với MTXQ
  3. Tất cả các loại đồ chơi phải để nơi trẻ dễ nhìn, dễ lấy, dễ sử dụng
  4. Tất cả đều đúng

Câu 17. Cách sắp xếp đồ chơi là búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề:

  1. Búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề (con vật) có thể để trên giá thấp cạnh đó là bàn ghế và các đồ dùng cần thiết để chơi với búp bê
  2. Búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề (con vật) có thể để trên giá cao cạnh đó là bàn ghế và các đồ dùng cần thiết để chơi với búp bê
  3. Búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề (con vật) có thể để trên giá thấp
  4. Búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề (con vật) có thể để trên giá cao cạnh đó là bàn ghế và các đồ dùng cần thiết để chơi với búp bê

Câu 18. Cách phân bố đồ chơi xây dựng trong lớp học

  1. Đồ chơi xây dựng loại nhỏ có thể để trong tủ to thấp không cửa, cạnh đó là bàn cho trẻ chơi ở nơi có nhiều ánh sáng.
  2. Đồ chơi xây dựng loại to có thể để trong tủ nhỏ thấp không cửa.
  3. Đồ chơi xây dựng loại to có thể để trong tủ nhỏ thấp không cửa, cạnh đó là bàn cho trẻ chơi ở nơi có nhiều ánh sáng.
  4. Đồ chơi xây dựng có thể để trong thùng thấp ko cần để lên kệ ở nơi có nhiều ánh sáng.

Câu 19. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Cần có khoảng rộng để trẻ chơi với các đồ chơi vận động. Cô cần hướng dẫn trẻ lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, qua đó nhằm giáo dục cho trẻ những tình cảm, đức tính tốt biết yêu quý đồ chơi, giữ gìn đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng trong khi chơi.
  2. Cô cần hướng dẫn trẻ lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, qua đó nhằm giáo dục cho trẻ những tình cảm. Tri thức không cần phải mới mẻ, tạo xúc cảm cho trẻ chỉ cần trẻ có thể lĩnh hội là được.
  3. Cần có khoảng rộng để trẻ chơi với các đồ chơi vận động. Cô không cần hướng dẫn trẻ lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, qua đó nhằm giáo dục cho trẻ những tình cảm, đức tính tốt biết yêu quý đồ chơi, giữ gìn đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng trong khi chơi.
  4. Cần có khoảng rộng để trẻ chơi với các đồ chơi vận động.

Câu 20. Đâu là điểm cần tránh khi phân bố đồ chơi?

  1. Không để đồ chơi lộn xộn, bừa bãi. Không cho trẻ chơi đồ chơi tự do, thiếu sự hướng dẫn của cô.
  2. Tránh để lẫn lộn các loại đồ chơi, đổ đồ chơi ra chiếu, để đồ chơi vào sọt, chậu.
  3. Không cất đồ chơi trong tủ kính một cách quá cẩn thận như một món đồ trang trí làm mất tác dụng trong việc dạy trẻ
  4. Tất cả đều đúng

Câu 21. Cách bảo quản đồ chơi về chất lượng là:

  1. Ghi đầy đủ các loại đồ chơi, số lượng mới, cũ, tổng số. Cho trẻ chơi đồ chơi mới từ từ, còn lại cất đi để bổ sung dần.
  2. Sau giờ chơi, giáo viên kiểm tra lại số lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, thường xuyên quan sát trẻ để trẻ không ném, phá đồ chơi.
  3. Kiểm soát đồ chơi khi mang đồ chơi ra sân tránh bị thất lạc đồ chơi ngoài sân.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 22. Cách vệ sinh đồ chơi bằng nhựa?

  1. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su không nên rửa hằng ngày bằng nước, xà bông, nước sạch, sau đó lau khô hoặc phơi nắng.
  2. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su có thể rửa hằng ngày bằng nước, xà bông, nước sạch, sau đó lau khô không nên phơi nắng làm bay màu và nhanh hư.
  3. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su có thể rửa hằng ngày bằng nước, sau đó lau khô hoặc phơi nắng.
  4. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su có thể rửa hằng ngày bằng nước, xà bông, nước sạch, sau đó lau khô hoặc phơi nắng

Câu 23. Cách vệ sinh và bảo quản đồ chơi bằng gỗ?

  1. Đồ chơi bằng gỗ có thể lau bằng khăn ướt hoặc rửa bằng nước sạch
  2. Đồ chơi bằng gỗ có thể lau bằng khăn ướt hoặc rửa bằng nước sạch nhưng sau đó phải phơi nắng, tránh để đồ chơi bị ẩm ướt. Nếu để đồ chơi ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm đồ chơi bị cong, vênh, nhả keo,..
  3. Đồ chơi bằng gỗ nên ngâm thật lâu rửa bằng nước sạch sau đó lau khô để đồ chơi bị cong, vênh, nhả keo,..
  4. Đồ chơi bằng gỗ không nên lau bằng khăn ướt mà cần ngâm rửa bằng nước sạch không đem phơi nằng. Nếu để đồ chơi ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm đồ chơi bị cong, vênh, nhả keo,..

Câu 24. Cách vệ sinh đồ chơi bằng vải?

  1. Đồ chơi bằng vải lông cần chú ý tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi. Hàng tuần đem phơi nắng cho khỏi ẩm mốc.
  2. Đồ chơi bằng vải lông cần chú ý tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi.
  3. Đồ chơi bằng vải lông không cần tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi. Hàng tuần đem phơi nắng cho khỏi ẩm mốc.
  4. Đồ chơi bằng vải lông không cần chú ý tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi. Hàng tháng đem phơi nắng cho khỏi ẩm mốc.

Câu 25. Cách vệ sinh đồ chơi bằng kim loại?

  1. Đồ chơi bằng kim loại: Bảo quản loại đồ chơi này không cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh.
  2. Đồ chơi bằng kim loại: Bảo quản loại đồ chơi này cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh. Không cần vệ sinh thường xuyên, 1 năm lau 1 lần là được.
  3. Đồ chơi bằng kim loại: Bảo quản loại đồ chơi này cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh. Không khí càng ẩm thấp thì càng để đồ chơi được lâu.
  4. Đồ chơi bằng kim loại: Bảo quản loại đồ chơi này cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh.

Câu 26. Cách vệ sinh và bảo quản đồ chơi bằng giấy bồi, mụn cưa?

  1. Đồ chơi bằng giấy bồi, mùn cưa phải được để nơi khô ráo, chú ý đến việc chống ẩm cho đồ chơi
  2. Đồ chơi bằng giấy bồi, mùn cưa có thể để nơi ẩm thấp
  3. Đồ chơi bằng giấy bồi, mùn cưa không cần để nơi khô ráo
  4. “b”và “c” đúng.

Câu 27. Các kỹ thuật làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu khác nhau?

  1. Nguyên liệu làm đồ chơi tự tạo thường là những nguyên liệu dễ tìm và không đòi hỏi sử dụng kỹ thuật quá phức tạp.
  2. Những nguyên liệu thường dùng làm đồ chơi là: Giấy, vải, len. Các loại vật liệu tái chế và vật liệu thiên nhiên.
  3. Mỗi loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm riêng và có những yêu cầu sử dụng khác nhau.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 28. Giấy bìa có thể làm những loại đồ chơi nào?

  1. Từ giấy bìa có thể làm bộ lồng hộp, bộ đồ chơi xây dựng, những con vật cử động, những bộ tranh ảnh, lô tô, đèn lồng,…
  2. Từ giấy bìa có thể làm thành tủ, giường, bàn ghế, đài, tivi cho búp bê.
  3. Từ giấy bìa trẻ có thể gấp nhiều các con vật, phương tiện giao thông, bộ bàn ghế.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 29. Nhược điểm của đồ chơi làm từ giấy bìa?

  1. Trẻ biết được mối quan hệ giữa trẻ em và người lớn
  2. Trẻ làm quen với hoạt động của người lớn
  3. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 30. Ưu điểm của đồ chơi làm từ vải?

  1. Nhẹ, tạo hình nhiều kiểu, ấm áp, dễ gần gũi gây hứng thú.
  2. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  3. Môi trường sống, khả năng thích nghi của động vật. Thương yêu, chăm sóc các con vật.
  4. Từ vải làm được: bóng, may quần áo, gối chăn,..cho búp bê, khâu rối, thú nhồi bông.

Câu 31. Nhược điểm của đồ chơi làm từ vải?

  1. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  2. Dễ bẩn, khó tẩy sạch, kĩ thuật phức tạp
  3. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  4. Đáp án “a” và “c” đúng.

Câu 32. Nhược điểm của đồ chơi làm từ gỗ?

  1. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  2. Dễ bẩn, khó tẩy sạch, kĩ thuật phức tạp
  3. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  4. Đáp án “a” và “c” đúng.

Câu 33. Đặc điểm của đồ chơi bằng gỗ?

  1. Gỗ là nguyên liệu làm đồ chơi rất tốt, từ gỗ làm các loại đồ chơi kỹ thuật, đồ chơi lắp ghép, xếp hình, làm ô tô bánh kéo
  2. Gỗ làm kệ đồ chơi, hang rào, cây,.. Cho trẻ xây dựng công trình. Làm đồ chơi học tập.
  3. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 34. Quan điểm nào dưới đây đúng về đồ chơi làm từ đất sét, thạch cao?

  1. Dụng cụ: dao cắt, que tăm, con lăn, bản in.
  2. Phục vụ cho trò chơi phản ánh sinh hoạt
  3. Phù hợp với trường lớp ở vùng sâu vùng xa, có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có như bột năng, đất sét và dùng màu từ rau củ tự nhiên để nặn các con vật, trái cây,…
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 35. Đặc điểm của đồ chơi làm từ nguyên vật liệu tái chế?

  1. Vật liệu tái chế bao gồm: Các loại lon, chai nhựa, hộp bánh, vỏ trứng, cao su bitit,…
  2. Xốp tạo ra loại bánh, trái cây, đồ chơi gia đình,..
  3. Chai nhựa làm giỏ hoa, chậu cây, con vật,…Ống hút nhựa làm bộ xâu hạt,…
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 36. Đặc điểm của đồ chơi làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên?

  1. Vật liệu: Lá cây, hột hạt, rơm, râu bắp, vỏ ốc,..
  2. Lá dừa tết thành các con vật, làm chong chóng,… Lá mít làm con trâu. Lá chuối làm kèn, râu ông già. Các loại quả hạt gép lại thành các con vật.
  3. Những hạt cho trẻ chơi phải được rửa sạch, phơi khô.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 37. Quan điểm nào sau đây chưa đúng?

  1. Nguyên liệu làm đồ chơi tự tạo thường là những nguyên liệu dễ tìm và không đòi hỏi sử dụng kỹ thuật quá phức tạp.
  2. Những nguyên liệu thường dùng làm đồ chơi là: Giấy, vải, len. Các loại vật liệu tái chế và vật liệu thiên nhiên.
  3. Mỗi loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm riêng và có những yêu cầu sử dụng khác nhau.
  4. Các loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm chung và đều có những cách làm cũng như sử dụng giống nhau khi làm đồ chơi.

Câu 38. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Khi cho trẻ 02 tuổi xâu hạt thì hạt phải có đường kính là 3cm, lỗ lớn và dùng sợi dây lớn để xâu. Đối với trẻ 4 –  5 tuổi , hạt có đường kính 0.5 cm, lỗ sâu nhỏ và dung dây mảnh để xâu hạt
  2. Khi cho trẻ 02 tuổi xâu hạt thì hạt phải có đường kính là 5cm, lỗ lớn và dùng sợi dây lớn để xâu.
  3. Đối với trẻ 4 – 5 tuổi , hạt có đường kính 1.5 cm, lỗ sâu nhỏ và dung dây mảnh để xâu hạt.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 39. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Khi cho trẻ chơi với tranh ảnh phải là những ảnh mới lạ giúp trẻ ôn lại kiến thức trẻ học trong các giờ tìm hiểu môi trường xung quanh, toán, văn học,…
  2. Khi cho trẻ chơi với tranh ảnh phải là những ảnh mới lạ, đủ lớn, nội dung mới lạ, khó hiểu
  3. Khi cho trẻ chơi với tranh ảnh phải là những ảnh quen thuộc, đủ lớn, nội dung dễ hiểu để giúp trẻ ôn lại kiến thức trẻ học trong các giờ tìm hiểu môi trường xung quanh, toán, văn học,…
  4. Tất cả đều đúng

Câu 40. Hãy chọn đáp án đúng nhất ?

  1. Đồ chơi làm ra, trẻ có thể chơi theo nhiều cách chơi khác nhau và kích thích được óc trưởng tượng, sự sáng tạo, giúp trẻ biết kết hợp, biết định hướng trong hoàn cảnh mới.
  2. Đồ chơi làm ra, trẻ có thể chơi theo nhiều cách chơi khác nhau và kích thích được óc trưởng tượng, sự sáng tạo, giúp trẻ biết kết hợp Video
  3. Đồ chơi làm ra, trẻ có thể chơi theo nhiều cách chơi khác nhau và kích thích được óc trưởng tượng, sự sáng tạo, giúp trẻ biết kết hợp, tranh ảnh
  4. Tất cả đều đúng

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!