ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN: BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN 

   Ngành: Y Học Cổ Truyền                                          Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

●      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu 1. Phương pháp biện chứng nào là nền tảng cơ bản với mọi bệnh chứng?

  1. Bát cương
  2. Khí-Huyết-Tân dịch
  3. Tạng Phủ
  4. Kinh lạc

Câu 2. Phải tìm được nguyên nhân căn bản và cơ chế bệnh sinh của bệnh là nguyên tắc điều trị gì?

  1. Trị bệnh cầu bản
  2. Trị tiêu trị bản
  3. Cấp tắc trị tiêu
  4. Thích nghi về thời gian, địa lý, con người

Câu 3. Đặc tính của Hoả tà là gì?

  1. Dễ hại phần dương, làm bế tắc, ngưng trệ, tính thu dẫn
  2. Tính nhẹ, phát tán, đi lên, ra ngoài, di động, biến hóa, dễ tổn thương dương khí, có tính động
  3. Dễ tổn thương dương khí, gây trở ngại khí vận hành, tính đưa xuống dưới, tính nặng đục, tính dính nhớt
  4. Hay gây sốt, viêm nhiệt, hay đốt tân dịch, hay gây chảy máu, tính cấp bách, mãnh liệt

Câu 4. Phép trị thích hợp cho Phong hàn thúc Phế là gì?

  1. Sơ phong, tán hàn, bổ Phế
  2. Bổ Phế khí
  3. Tuyên phế, hoá đờm, thông kinh hoạt lạc
  4. Sơ phong, tán hàn, tuyên Phế, hoá đờm

Câu 5. Triệu chứng quan trọng trong chẩn đoán ngoại cảm ôn bệnh ở Dinh phận là?

  1. Sốt cao, ho, tức ngực
  2. Táo bón hoặc lỵ
  3. Lơ mơ, nói nhảm
  4. Co giật, xuất huyết

Câu 6. Chức năng chủ sơ tiết và tàng huyết là của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Can
  2. Tâm
  3. Tỳ
  4. Thận

Câu 7. Nguyên nhân của hội chứng Can âm hư là gì?

  1. Chấn thương gây ứ huyết
  2. Thận âm hư lâu ngày
  3. Nhiệt uất hung cách
  4. Nhiệt thương dinh âm

Câu 8. Nguyên nhân của hội chứng Can âm hư là gì?

  1. Chấn thương gây ứ huyết
  2. Phòng dục quá độ
  3. Bệnh ôn nhiệt giai đoạn cuối (Huyết phận)
  4. Bệnh ôn nhiệt giai đoạn toàn phát (Khí và Dinh phận)

Câu 9. Triệu chứng chính của hội chứng Can dương vượng là gì?

  1. Mắt khô, nhìn kém, rối loạn kinh nguyệt, ngủ kém, móng tay chân dễ gãy, nhợt, sắc nhợt
  2. Cơn nóng phừng mặt, đau đầu, run rẩy, tê, trạng thái kích thích, người sốt/cảm giác nóng, họng khô, mắt đỏ đau
  3. Đau vùng kinh Can đi qua (hông sườn, bụng dưới), dễ nóng giận, rối loạn kinh nguyệt, mai hạch khí, vú căng đau
  4. Đau đầu vùng đỉnh, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm, đau vùng hông sườn, cảm giác nóng, rối loạn kinh nguyệt

Câu 10. Triệu chứng chính của hội chứng Can khí uất kết là gì?

  1. Mắt khô, nhìn kém, rối loạn kinh nguyệt, ngủ kém, móng tay chân dễ gãy, nhợt, sắc nhợt
  2. Cơn nóng phừng mặt, đau đầu, run rẩy, tê, trạng thái kích thích, người sốt/cảm giác nóng, họng khô, mắt đỏ đau
  3. Đau vùng kinh Can đi qua (hông sườn, bụng dưới), dễ nóng giận, rối loạn kinh nguyệt, mai hạch khí, vú căng đau
  4. Đau đầu vùng đỉnh, hoa mắt, chóng mặt, nhìn kém, thị lực giảm, đau vùng hông sườn, cảm giác nóng, rối loạn kinh nguyệt

Câu 11. Phép trị phù hợp với hội chứng Can dương vượng là gì?

  1. Sơ Can lý khí
  2. Tư âm bổ huyết, bình Can
  3. Tư bổ Can Thận, dưỡng âm thanh nhiệt, điều kinh
  4. Bình Can giáng nghịch, tư âm ghìm dương

Câu 12. Phép trị phù hợp với hội chứng Can khí uất kết là gì?

  1. Sơ Can lý khí
  2. Tư âm bổ huyết, bình Can
  3. Tư bổ Can Thận, dưỡng âm thanh nhiệt, điều kinh
  4. Bình Can giáng nghịch, tư âm ghìm dương

Câu 13. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Can khí uất kết là gì?

  1. Sài hồ sơ can tán
  2. Đào hồng tứ vật thang
  3. Lương địa thang
  4. Nhất quán tiễn

Câu 14. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Can huyết hư là gì?

  1. Sài hồ sơ can tán
  2. Thiên ma câu đằng ẩm
  3. Đào hồng tứ vật thang
  4. Nhất quán tiễn

Câu 15. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Can phong nội động là gì?

  1. Sài hồ sơ can tán
  2. Thiên ma câu đằng ẩm
  3. Đào hồng tứ vật thang
  4. Nhất quán tiễn

Câu 16. Run, co rút cơ, co giật, co cứng, lưỡi run hoặc co cứng, nói khó hoặc không nói được, mạch huyền tế là triệu chứng chính của hội chứng nào sau đây?

  1. Can khí uất kết
  2. Can huyết hư
  3. Can phong nội động
  4. Can Thận âm hư

Câu 17. Nguyên nhân của Can Tỳ Vị bất hoà là gì?

  1. Tình chí thất điều làm Can khí uất kết
  2. Can âm hư
  3. Thận âm hư
  4. Ăn uống không điều độ

Câu 18. Phép trị phù hợp với Can Tỳ Vị bất hoà là gì?

  1. Sơ Can hành khí
  2. Sơ Can lý khí, bổ huyết
  3. Điều hoà Can Tỳ, sơ Can hoà Vị
  4. Bình Can giáng nghịch, tư âm bổ Thận

Câu 19. Chức năng chủ thần minh (tàng thần) của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Tâm
  2. Can
  3. Thận
  4. Phế

Câu 20. Chức năng phân biệt thanh trọc của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Vị
  2. Tỳ
  3. Đại trường
  4. Tiểu trường

Câu 21. Hội chứng bệnh nào nói lên sự bất thường của Thuỷ Hoả ký tế?

  1. Tâm dương hư
  2. Tâm Thận bất giao
  3. Tâm Thận dương hư
  4. Tâm Phế khí hư

Câu 22. Thượng tiêu nóng, hạ tiêu và 2 chân lạnh, ảm giác nóng ở cổ, khô họng, bốc nóng ở mặt, lạnh 2 chân là triệu chứng của hội chứng nào sau đây?

  1. Tâm Thận dương hư
  2. Tâm Phế khí hư
  3. Tâm Thận bất giao
  4. Tâm Tỳ lưỡng hư

Câu 23. Khó thở hoặc thở nhanh nông, ho thiếu hơi, hoạt động bệnh tăng, hồi hộp, trống ngực, đau vùng ngực, tay chân lạnh, sắc mặt trắng bệch là triệu chứng của hội chứng nào sau đây?

  1. Tâm Thận bất giao
  2. Tâm Phế khí hư
  3. Tâm Tỳ lưỡng hư
  4. Tâm hoả thượng cang

Câu 24. Bài thuốc phù hợp cho hội chứng Tâm Tỳ lưỡng hư là gì?

  1. Quy Tỳ thang
  2. Nhân sâm dưỡng vinh thang
  3. Tứ quân tử thang
  4. Thiên vương bổ tâm đan

Câu 25. Mất ngủ, hay quên, hồi hộp trống ngực, dễ kinh sợ, vật vã, lưỡi nhợt bệu, sắc mặt xanh, môi nhợt nhạt, hoa mắt chóng mặt, mạch sác vô lực là triệu chứng của hội chứng nào sau đây?

  1. Tâm huyết hư
  2. Tâm dương hư
  3. Tâm Tỳ lưỡng hư
  4. Tâm Thận bất giao

Câu 26. Mệt mỏi, gầy yếu, ăn kém, đầy bụng, đại tiện lỏng, đánh trống ngực, hồi hộp, ngủ ít, hay mê, hay quên, kinh nguyệt không đều, sắc nhợt, lượng nhiều hoặc kinh ít, bế, lưỡi nhạt bệu, mạch tế nhược là triệu chứng của hội chứng nào sau đây?

  1. Tâm Thận bất giao
  2. Tâm Tỳ lưỡng hư
  3. Tâm dương hư
  4. Tâm huyết hư

Câu 27. Nguyên nhân của Tâm Thận bất giao là gì?

  1. Tỳ hư gây Tâm huyết hư
  2. Tình chí thất điều
  3. Bệnh lâu ngày tính nhiệt gây Tâm âm hư hoặc Tâm âm hư trên nền đã có Thận âm hư
  4. Lao lực quá độ hại Tâm khí

Câu 28. Phép trị của hội chứng Tâm Tỳ lưỡng hư là gì?

  1. Thanh Tâm, kiện Tỳ
  2. Kiện Tỳ hoá thấp
  3. Bổ ích Tâm Tỳ
  4. Tư âm bổ Thận, an thần định chí

Câu 29. Đau vùng trước ngực, đau cấp ở tâm, lưỡi đỏ, có vết tím bầm, hồi hộp, đánh trống ngực là triệu chứng của hội chứng nào sau đây?

  1. Đàm hoả nhiễu Tâm
  2. Tâm huyết uất trệ
  3. Đàm mê Tâm khiếu
  4. Tâm hoả thượng cang

Câu 30. Chức năng vận hoá thuỷ cốc, thuỷ thấp của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Vị
  2. Tỳ
  3. Tiểu trường
  4. Đại trường

Câu 31. Chức năng thống nhiếp huyết của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Phế
  2. Tâm
  3. Tỳ
  4. Can

Câu 32. Chức năng chủ cơ nhục, chủ tứ chi của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Thận
  2. Can
  3. Tâm
  4. Tỳ

Câu 33. Chức năng chủ thu nạp và ngấu nhừ thuỷ cốc của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Đại trường
  2. Tỳ
  3. Vị
  4. Tiểu trường

Câu 34. Nguyên nhân của Tỳ khí hư là?

  1. Thấp tà
  2. Ăn uống không điều độ
  3. Chấn thương
  4. Bệnh ngoại tà truyền biến đến Thái âm Tỳ

Câu 35. Triệu chứng của Tỳ khí hư bất kiện vận là gì?

  1. Sa tạng phủ như tử cung, trực tràng, dạ dày, tiêu chảy, ăn kém, đầy bụng
  2. Đầy tức bụng, đau thượng vị, buồn nôn-nôn, ăn kém, bắp thịt teo nhão, gầy, tiêu chảy, hô hấp ngắn
  3. Ói máu sẫm màu, chảy máu mũi, tiêu lỏng có máu, tiểu máu, rong kinh, xuất huyết dưới da
  4. Sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh, đau bụng, tiêu chảy khi gặp lạnh, giảm khi chườm nóng, bụng lạnh

Câu 36. Triệu chứng của Tỳ khí hư hạ hãm là gì?

  1. Sa tạng phủ như tử cung, trực tràng, dạ dày, tiêu chảy, ăn kém, đầy bụng
  2. Đầy tức bụng, đau thượng vị, buồn nôn-nôn, ăn kém, bắp thịt teo nhão, gầy, tiêu chảy, hô hấp ngắn
  3. Ói máu sẫm màu, chảy máu mũi, tiêu lỏng có máu, tiểu máu, rong kinh, xuất huyết dưới da
  4. Sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh, đau bụng, tiêu chảy khi gặp lạnh, giảm khi chườm nóng, bụng lạnh

Câu 37. Triệu chứng của Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết là gì?

  1. Sa tạng phủ như tử cung, trực tràng, dạ dày, tiêu chảy, ăn kém, đầy bụng
  2. Đầy tức bụng, đau thượng vị, buồn nôn-nôn, ăn kém, bắp thịt teo nhão, gầy, tiêu chảy, hô hấp ngắn
  3. Ói máu sẫm màu, chảy máu mũi, tiêu lỏng có máu, tiểu máu, rong kinh, xuất huyết dưới da
  4. Sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh, đau bụng, tiêu chảy khi gặp lạnh, giảm khi chườm nóng, bụng lạnh

Câu 38. Triệu chứng của Tỳ dương hư là gì?

  1. Sa tạng phủ như tử cung, trực tràng, dạ dày, tiêu chảy, ăn kém, đầy bụng
  2. Đầy tức bụng, đau thượng vị, buồn nôn-nôn, ăn kém, bắp thịt teo nhão, gầy, tiêu chảy, hô hấp ngắn
  3. Ói máu sẫm màu, chảy máu mũi, tiêu lỏng có máu, tiểu máu, rong kinh, xuất huyết dưới da
  4. Sợ lạnh, sợ gió, tay chân lạnh, đau bụng, tiêu chảy khi gặp lạnh, giảm khi chườm nóng, bụng lạnh

Câu 39. Phép trị phù hợp cho hội chứng Tỳ khí hư bất kiện vận là gì?

  1. Kiện Tỳ lợi thấp
  2. Kiện Tỳ nhiếp huyết
  3. Kiện Tỳ thăng đề
  4. Ôn trung kiện Tỳ

Câu 40. Phép trị phù hợp cho hội chứng Tỳ khí hư hạ hãm là gì?

  1. Kiện Tỳ lợi thấp
  2. Kiện Tỳ nhiếp huyết
  3. Kiện Tỳ thăng đề
  4. Ôn trung kiện Tỳ

Câu 41. Phép trị phù hợp cho hội chứng Tỳ dương hư là gì?

  1. Kiện Tỳ lợi thấp
  2. Kiện Tỳ nhiếp huyết
  3. Kiện Tỳ thăng đề
  4. Ôn trung kiện Tỳ

Câu 42. Phép trị phù hợp cho hội chứng Tỳ khí hư bất thống nhiếp huyết là gì?

  1. Kiện Tỳ lợi thấp
  2. Kiện Tỳ nhiếp huyết
  3. Kiện Tỳ thăng đề
  4. Ôn trung kiện Tỳ

Câu 43. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Tỳ khí hư bất kiện vận là gì?

  1. Tứ vật thang
  2. Tứ quân tử thang
  3. Ích Vị thang
  4. Phụ tử lý trung thang

Câu 44. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Tỳ dương hư là gì?

  1. Tứ vật thang
  2. Tứ quân tử thang
  3. Ích Vị thang
  4. Phụ tử lý trung thang

Câu 45. Chức năng chủ khí của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Phế
  2. Thận
  3. Can
  4. Tâm

Câu 46. Chức năng chủ bì mao, chủ biểu của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Phế
  2. Thận
  3. Can
  4. Tâm

Câu 47. Chức năng tế bí biệt trấp của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Bàng quang
  2. Đởm
  3. Đại trường
  4. Tiểu trường

Câu 48. Chức năng chủ truyền tống cặn bã của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Bàng quang
  2. Đởm
  3. Đại trường
  4. Tiểu trường

Câu 49. Triệu chứng của hội chứng Phế khí hư là gì?

  1. Hụt hơi, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ, tự hãn, dễ cảm, đau lưng mỏi gối, liệt dương, tiểu nhiều lần, lưng và tay chân lạnh
  2. Đoản hơi, hụt hơi, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ, đờm trong loãng, ho, tiếng ho nhỏ, tự hãn, dễ cảm
  3. Phù mặt, phù tay chân, bụng trướng óc ách, tiêu chảy, hít vào ngắn, thở ra dài, di tinh, vô kinh, đau lưng mỏi gối, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ
  4. Ho khan, đàm ít, dính hoặc lẫn máu, tiếng nói thô ráp, khàn, gò má đỏ, sắc mặt hồng cảm giác nóng, sốt về chiều hoặc về đêm, đạo hãn

Câu 50. Triệu chứng của hội chứng Phế âm hư là gì?

  1. Hụt hơi, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ, tự hãn, dễ cảm, đau lưng mỏi gối, liệt dương, tiểu nhiều lần, lưng và tay chân lạnh
  2. Đoản hơi, hụt hơi, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ, đờm trong loãng, ho, tiếng ho nhỏ, tự hãn, dễ cảm
  3. Phù mặt, phù tay chân, bụng trướng óc ách, tiêu chảy, hít vào ngắn, thở ra dài, di tinh, vô kinh, đau lưng mỏi gối, khó thở khi gắng sức, giọng nói yếu và nhỏ
  4. Ho khan, đàm ít, dính hoặc lẫn máu, tiếng nói thô ráp, khàn, gò má đỏ, sắc mặt hồng cảm giác nóng, sốt về chiều hoặc về đêm, đạo hãn

Câu 51. Nguyên nhân của hội chứng Tỳ Thận dương hư là gì?

  1. Cảm nhiễm thấp tà
  2. Sốt cao kéo dài, mất tân dịch
  3. Lo nghĩ quá nhiều
  4. Ăn nhiều đồ sống lạnh

Câu 52. Bài thuốc phù hợp cho hội chứng Thận âm hư là gì?

  1. Thận khí hoàn
  2. Hữu quy ẩm
  3. Lục vị địa hoàng hoàn
  4. Tang phiêu tiêu

Câu 53. Phép trị phù hợp với hội chứng Phế khí hư là gì?

  1. Ôn Thận nạp khí để bổ Phế khí
  2. Bổ ích Phế khí
  3. Dưỡng Phế âm
  4. Kiện Tỳ bổ Phế (Tỳ thổ sinh Phế kim)

Câu 54. Bài thuốc phù hợp với hội chứng Phế Thận dương hư là gì?

  1. Sâm linh bạch truật tán
  2. Hữu quy ẩm
  3. Nhất âm tiễn
  4. Ngọc bình phong tán

Câu 55. Gốc của tiên thiên (nguồn gốc của sự sống) là của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Phế
  2. Thận
  3. Tâm
  4. Can

Câu 56. Chức năng tàng tinh của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Tỳ
  2. Can
  3. Thận
  4. Tâm

Câu 57. Chức năng chủ cốt tuỷ của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Phế
  2. Thận
  3. Tỳ
  4. Bàng quang

Câu 58. Chức năng chủ tiền âm, hậu âm của Tạng Phủ nào sau đây?

  1. Bàng quang
  2. Tỳ
  3. Thận
  4. Can

Câu 59. Nguyên nhân của hội chứng Thận âm hư là gì?

  1. Phòng dục quá độ, sinh đẻ nhiều
  2. Ăn uống không điều độ
  3. Lo lắng, buồn kéo dài
  4. Thiếu âm hoá nhiệt

Câu 60. Triệu chứng của hội chứng Thận âm hư là gì?

  1. Thở khó, hít vào ngắn, thở ra dài, sợ lạnh, tự hãn, tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ
  2. Tiêu chảy, ngũ canh tả, đau bụng, lạnh bụng, chườm ấm dễ chịu, tiểu nhiều lần, tiểu trong, tiểu không tự chủ, di tinh, hoạt tinh, đau lưng mỏi gối
  3. Người gầy, đau lưng mỏi gối, ù tai, răng lung lay, nghe kém, di tinh, mộng tinh, kinh ít
  4. Tiểu són, tiểu dầm, tiểu lắt nhắt, dòng nước tiểu không mạnh mà rỉ rỉ, tay chân lạnh, tự hãn, di tinh, hoạt tinh, đau lưng mỏi gối
5/5 - (100 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!