ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-BỆNH NỘI KHOA

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ

MÔN: BỆNH NỘI KHOA

   Ngành:       Y Sĩ                                               Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Nguyên nhân chính gây loét dạ dày tá tràng hiện nay:

  1. Do vi khuẩn HP
  2. Do tăng tiết HCL
  3. Do giảm toan
  4. Do thuốc kháng viêm không steroid

Câu 2: PH dịch vị khi đói

  1. 5
  2. 1, 7 – 2
  3. 3 – 5
  4. < 1

Câu 3: Loét dạ dày tá tràng có tính chất đặc thù sau:

  1. Do tăng acid dịch vị.
  2. Là một bệnh mang tính chất toàn thân.
  3. Là một bệnh mạn tính do HP gây ra.
  4. Là một bệnh cấp tính.

Câu 4: Vi khuẩn H.P có đặc tính sau:

  1. Xoắn khuẩn gr (-).
  2. Gram (+)
  3. Tụ cầu vàng
  4. Trực khuẩn

Câu 5: Vị trí nào sau đây thường là nơi cư trú của Helicobacter pylori

  1. Thân vị.
  2. Phình vị.
  3. Tâm vị .
  4. Hang vị.

Câu 6: Phương tiện chính để chẩn đoán loét dạ dày tá tràng hiên nay là.

  1. Nội soi dạ dày tá tràng.
  2. Xét nghiệm máu.
  3. Phim dạ dày tá tràng có Baryte.
  4. Đo lượng acid dạ dày

Câu 7: Biến chứng loét tá tràng không gặp:

  1. Chảy máu.
  2. Ung thư hóa.
  3. Hẹp môn vị.
  4. Thủng dạ dày

Câu 8: Biến chứng thường gặp nhất của bệnh loét dạ dày tá tràng:

  1. Chảy máu tiêu hoá
  2. Ung thư hóa.
  3. Hẹp môn vị.
  4. Thủng dạ dày

Câu 9: Trong biến chứng thủng dạ dày do loét thường có các yếu tố thuận lợi sau:

  1. Do điều trị không đúng qui cách.
  2. Xảy ra sau khi ăn.
  3. Sau khi dùng các thuốc kháng viêm không steroide
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 10: Kháng sinh nào sau đây dùng để điều trị H.P:

  1. Rifamicine.
  2. Bactrim.
  3. Chlorocide
  4. Clarithromycine.

Câu 11: Thuốc nào sau đây hiệu quả nhất trong điều trị loét:

  1. Maalox.
  2. Phosphalugel.
  3. Cimetidine.
  4. Omeprazole

Câu 12: Tổng số lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh suy tim (qua uống hoặc truyền) cần điều chỉnh sao cho hợp lí nhất bằng:

  1. Lượng nước tiểu của người bệnh trong 24h
  2. Lượng nước uống của một người bình thường
  3. 500 – 700ml cho cả ngày
  4. Lượng nước tiểu/24h cộng với 300 – 500ml

Câu 13: Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán tăng huyết áp

  1. Nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt
  2. Chóng mặt từng cơn
  3. Hay có cơn đau thắt ngực
  4. Đo huyết áp nhiều lần thấy tăng

Câu 14: Biện pháp có giá trị nhất để xác định cơn đau thắt ngực là:

  1. Nghe tim
  2. Điện tâm đồ
  3. Khai thác bệnh sử
  4. Siêu âm tim

Câu 15: Tính chất đờm trong viêm phổi có tính chất xác định bệnh

  1. Đàm nhầy mủ trắng
  2. Đàm loãng dính
  3. Đàm màu rỉ sắt quánh dính
  4. Đàm mủ vàng

Câu 16: Dấu hiệu quan trọng nhất nhận định người bệnh viêm phổ đang có biểu hiện suy hô hấp

  1. Ho khan dữ dội
  2. Nhịp thở tăng
  3. Rút lõm lồng ngực
  4. Tím tái

Câu 17: Viêm phổi hay gặp trong tình huống nào sau đây.

  1. Khi thời tiết lạnh
  2. Người bệnh nằm lâu, người già suy giảm miễn dịch
  3. Môi trường ô nhiễm
  4. Người hen phế quản

Câu 18: Lâm sàng của viêm phổi thể điển hình

  1. Xảy ra đột ngột bằng rét run
  2. Hạ thân nhiệt
  3. Khó thở xuất hiện ngay khi bệnh khởi phát
  4. Sốt cao

Câu 19: Trong viêm phổi hay có dấu hiệu

  1. Nhịp thở tăng
  2. Huyết áp hạ
  3. Huyết áp tăng
  4. Không có dấu hiệu nào đúng

Câu 20: Trong hen phế quản người bệnh khạc đàm có đặc điểm

  1. Đàm vàng, dính
  2. Đàm trong quánh và trắng dính
  3. Đàm trắng
  4. Đàm màu xanh

Câu 21: Nguyên nhân làm người bệnh khó thở trong khi có cơn hen là

  1. Co thắt phế quản
  2. Phù nề niêm mạc phế quản
  3. Tăng tiết dịch phế quản
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 22: Đặc điểm của hen phế quản

  1. Khó thở nhanh
  2. Khó thở vào
  3. Khó thở ra
  4. Không có ý nào đúng

Câu 23: Người bệnh xơ gan giai đoạn mất bù có biểu hiện

  1. Chán ăn
  2. Chướng bụng
  3. Lách to
  4. Có cổ trướng và tuần hoàn bàng hệ

Câu 24: Chế độ ăn của người bệnh xơ gan giai đoạn còn bù là

  1. Hạn chế protid
  2. Hạn chế lipid
  3. Hạn chế glucid
  4. Hạn chế vitamin

Câu 25: Đái tháo đường type I hay gặp ở những người

  1. Người trên 40 tuổi
  2. Người dưới 40 tuổi
  3. Người có thể trạng béo phì
  4. Người bệnh tăng huyết áp

Câu 26: Nguyên nhân gây Suy tim trái là:

  1. Hẹp van 2 lá
  2. Hở van 2 lá
  3. Tăng huyết áp
  4. Hở van 3 lá

Câu 27: Nguyên nhân gây Suy tim phải là:

  1. Hở van Động mạch chủ
  2. Hẹp van Động mạch chủ
  3. Hẹp van 3 lá
  4. Hẹp eo Động mạch chủ

Câu 28: Nguyên nhân gây Suy tim toàn bộ

  1. Thiếu Vitamin B1
  2. Thiếu máu cấp tính
  3. Xơ gan
  4. Suy thận cấp

Câu 29: Triệu chứng của Suy tim phải, ngoài trừ:

  1. Tĩnh mạch cổ nổi to
  2. Phù 2 chi dưới
  3. Gan to
  4. Tuần hoàn bàng hệ ở bụng

Câu 30: Các thuốc nào sau đây có thể gây lóet dạ dày tá tràng:

  1. Paracétamol.
  2. Kháng viêm không stéroide.
  3. Amoxicilline.
  4. Chloramphénicol

Câu 31: Suy tim là:

  1. Một trạng thái bệnh lý.
  2. Tình trạng cơ tim suy yếu nhưng còn khả năng cung cấp máu theo nhu cầu của cơ thể.
  3. Tình trạng cơ tim suy yếu cả khi gắng sức và về sau cả khi nghỉ ngơi.
  4. Do tổn thương tại các van tim là chủ yếu

Câu 32: Nguyên nhân kể sau không thuộc nguyên nhân suy tim phải:

  1. Hẹp hai lá.
  2. Tứ chứng Fallot
  3. Viêm phế quản mạn
  4. Bệnh van động mạch chủ

Câu 33: Triệu chứng cơ năng chính của suy tim trái là:

  1. Ho khan
  2. Ho ra máu
  3. Khó thở
  4. Đau ngực

Câu 34: Triệu chứng thực thể sau không thuộc về hội chứng suy tim trái:

  1. Mõm tim lệch trái.
  2. Tiếng ngựa phi trái.
  3. Nhịp tim nhanh.
  4. Xanh tím.

Câu 35: Đau ngực trong suy mạch vành có đặc điểm

  1. Đau vùng mỏm tim lan lên vai
  2. Đau sau xương ức cảm giác nóng
  3. Cảm giác vật nặng chẹn ngực vùng sau xương ức
  4. Đau kéo dài khi nghỉ ngơi

Câu 36: Nguyên nhân xơ gan hay gặp nhất ở nước ta là:

  1. Do chất độc.
  2. Do rượu.
  3. Do suy tim
  4. Do viêm gan siêu vi

Câu 37: Chẩn đoán xác định xơ gan còn bù dựa vào:

  1. Lâm sàng..
  2. Sinh thiết gan
  3. Siêu âm gan
  4. Soi ổ bụng.

Câu 38: Trong xơ gan, chảy máu dưới da và niêm mạc là do:

  1. Tăng áp thủy tĩnh.
  2. Giảm áp lực keo.
  3. Oestrogen không bị giáng hóa.
  4. Giảm yếu tố V.

Câu 39: Tuần hoàn bàng hệ chính trong xơ gan là :

  1. Chủ- chủ.
  2. Cửa- chủ
  3. Thận- chủ dưới
  4. Tĩnh mạch lách – tĩnh mạch cửa

Câu 40: Chảy máu từ tĩnh mạch trướng thực quản có đặc điểm:

  1. Ồ ạt, máu tươi, đau sau xương ức
  2. Nôn máu kèm nuốt nghẹn
  3. Nôn máu tươi ồ ạt không có triệu chứng bao trước
  4. Có hội chứng nhiễm trùng đi trước

Câu 41: Các biểu hiện của hôn mê gan là do:

  1. Thiếu máu não cục bộ.
  2. Tăng NH3 máu
  3. Não thiếu năng lượng.
  4. Tăng Kali máu.

Câu 41: Xuất huyết tiêu hóa có thể biểu hiện dưới dạng các bệnh cảnh sau đây, ngoại trừ:

  1. Nôn ra máu
  2. Đi cầu phân đen
  3. Chảy máu ẩn
  4. Xuất huyết ổ bụng

Câu 42: Nguyên nhân xuất huyết tiêu hóa cao thường gặp nhất là:

  1. Xơ gan mất bù
  2. Ung thư dạ dày
  3. Loét dạ dày tá tràng
  4. Ung thư dạ dày

Câu 43: Một trong các yếu tố sau đây không phải là yếu tố tiên lượng nặng trong loét dạ dày tá tràng chảy máu:

  1. Lớn tuổi
  2. Ổ loét lớn
  3. Xơ vữa động mạch
  4. Ổ loét ở mặt trước hành tá tràng

Câu 44: Xuất huyết trong ung thư dạ dày thường có đặc điểm sau:

  1. Dai dẳng, dễ tái phát
  2. Luôn xuất hiện ở bệnh nhân có tiến sử đau thượng vị
  3. Khám thượng vị luôn phát hiện được một mảng mảng cứng
  4. Luôn luôn có yếu tố làm dễ như kháng viêm không steroid

Câu 45: Các biến chứng của ung thư dạ dày bao gồm:

  1. Thủng
  2. Chảy máu
  3. Hẹp môn vị
  4. Tất cả đều đúng

Câu 46: Chẩn đoán ung thư dạ dày chủ yếu dựa vào:

  1. Lâm sàng
  2. X quang
  3. Nội soi + chất đánh dấu ung thư
  4. Nội soi + sinh thiết tổ chức u

Câu 47: Câu nào sau đây sai trong đặc điểm dịch tễ học của ung thư dạ dày:

  1. Ung thư dạ dày hay gặp nhất ở nữ
  2. Ung thư dạ dày chủ yếu gặp ở độ tuổi từ 45-55
  3. Ung thư dạ dày có tính chất di truyền
  4. Tất cả đều sai

Câu 48: Viêm phổi do virus xảy ra với tần suất cao nhất ở trẻ:

  1. Sơ sinh – 1 tuổi.
  2. 2-3 tuổi.
  3. 4-5 tuổi.
  4. 6-7 tuổi

Câu 49: Viêm phổi do virus thường gặp vào mùa:

  1. Nóng, khô.
  2. Nóng, ẩm.
  3. Lạnh, khô.
  4. Lạnh, ẩm

Câu 50: Cơ chế phòng vệ tại chổ nào bị thương tổn khi bị nhiễm virus đường hô hấp:

  1. Cơ chế phòng vệ đường hô hấp trên.
  2. Nắp thanh quản và thanh quản.
  3. Phản xạ ho.
  4. Hệ biểu mô có lông chuyển
5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!