ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: CHÂM CỨU
Ngành: Y Sỹ Y Học Cổ Tuyền
(Trình độ trung cấp )
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
- PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 10 CÂU – 10 ĐIỄM
Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)
BÀI 1: KỸ THUẬT CHÂM VÀ CỨU
Câu 1. Những tai biến của châm cứu là:
- Vựng châm
- Châm vào mạch máu
- Châm vào nội tạng
- Gãy kim
Câu 2. Thủ thuật châm bổ có đặc điểm
- Vê kim
- Rút kim từ từ
- Châm ngược đường kinh
- Châm xuôi đường kinh
Câu 3. Cảm giác đắc khí mà người thấy thuốc thấy là:
- Thấy đau ở nơi châm
- Thấy có lực giữ kim lại không lỏng lẻo
- Thấy màu da quanh kim châm thay đổi
- Tất cả đều đúng
Câu 4. Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Tai biến của châm cứu: bỏng, sốc, gãy kim, chảy máu
- Chống chỉ định của châm cứu các bệnh tổn thương thực thể
- Chỉ định của cứu: bệnh nhân tăng huyết áp
- Được châm vào vùng rốn và đầu vú
Câu 5. Các nguyên nhân dưới đây gây ra hiện tượng vựng châm, NGOẠI TRỪ:
- Lựa chọn tư thế bệnh nhân chưa phù hợp
- Châm lần đầu quá nhiều kim
- Bệnh nhân quá sợ châm
- Bệnh nhân đang bị bệnh cấp tính
BÀI 2: HUYỆT VỊ VÀ CƠ CHẾ TÁC DỤNG CỦA CHÂM CỨU
Câu 6. Cơ chế tác dụng tại chỗ của châm cứu là:
- Dãn mạch
- Tiêu viêm
- Phá vỡ cung phản xạ
- Dãn cơ
Câu 7. Để áp dụng trong thực tế về cơ chế tác dụng người ta chọn huyệt theo nguyên tắc:
- Thần kinh thủ huyệt
- Á thị huyệt
- Huyệt theo khu vực
- Huyệt theo ngũ hành
Câu 8. Chọn huyệt theo tiết đoạn thần kinh người ta thường chọn loại huyệt gì?
- Huyệt du
- Huyệt nguyên
- Huyệt lạc
- Huyệt mộ
Câu 9. Cơ chế châm cứu gây phản ứng toàn thân tác động tới:
- Hệ thần kinh trung ương, hệ thần kinh thực vật
- Hệ thần kinh trung ương, cơ quan nội tạng
- Hệ thần kinh thực vật, cơ quan nội tạng
- Hệ nội tiết với cơ quan nội tạng
Câu 10. Khi châm, luồng xung động thần kinh được truyền về:
- Sừng sau tủy sống
- Sừng trước tủy sống
- Hành tủy
- Não bộ
—————HẾT——————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)