ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT – ĐIỀU DƯỠNG BỆNH TRUYỀN NHIỄM

Câu 1: Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra trong trường hợp:

  1. Sau chấn thương, phẫu thuật
  2. Sau một biện pháp điều trị hoặc thăm dò không đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn
  3. Trẻ bị nhiễm khuẩn màng ối trước sinh
  4. Tất cả đều đúng

Câu 2: Biện  pháp nào sau đây được áp dụng trong phòng ngừa bệnh bạch hầu, ngoại trừ:

  1. Chủng ngừa các đối tượng có nguy co mắc bệnh
  2. Uống kháng sinh dự phòng sau khi tiếp xúc
  3. Vệ sinh môi trường tốt
  4. Tiêm 10.000 đơn vị SAD ngay sau khi tiếp xúc

Câu 3: Biểu hiện nào sau đây không thấy trong bệnh bạch hầu:

  1. Viêm thần kinh ngoại biên
  2. Viêm cơ tim
  3. Tràn dịch màng phổi
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 4: Thời kỳ khởi phát trong bệnh sởi đặc trưng bởi dấu hiệu:

  1. Viêm long
  2. Thở nhanh
  3. Mạch nhanh
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 5: Trong bệnh sởi thường gặp biến chứng:

  1. Viêm cơ tim
  2. Viêm phổi
  3. Viêm tai giữa
  4. B và C đúng

Câu 6: Nguyên nhân gây bệnh dịch tả là:

  1. Salmonella
  2. Shigella
  3. Vibrio Cholerae
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 7: Đặc điểm đau bụng trong hội chứng lỵ là:

  1. Đau âm ỉ liên tục
  2. Đau từng cơn dọc theo khung đại tràng
  3. Đau như dao đâm
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 8: Đặc điểm phân trong bệnh lỵ là:

  1. Phân có nhầy máu
  2. Phân lỏng, đục như nước vo gạo
  3. Phân nát
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 9: Dùng kháng sinh trong bệnh dịch tả nhằm mục đích:

  1. Giảm đau
  2. Giảm tiêu chảy
  3. Đề phòng bội nhiễm
  4. Tăng cường sức đề kháng cho người bệnh

Câu 10: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh sởi là:

  1. Hạ sốt
  2. Bù nước và điện giải
  3. Đảm bảo hô hấp
  4. Đáp án A và B đúng

Câu 11: Leptospira lây qua đường:

  1. Tiêu hóa
  2. Da và niêm mạc
  3. Tiếp xúc trực tiếp với nước tiểu
  4. Tất cả đều đúng

Câu 12: Leptospira thường  gặp ở đối tượng:

  1. Giáo viên
  2. Nông dân
  3. Người giết mổ gia súc
  4. B và C đúng

Câu 13: Thời kỳ khởi phát trong bệnh Leptospira có dấu hiệu đặc trưng là:

  1. Vang da, vàng mắt
  2. Đau đầu, buồn nôn
  3. Đau cơ
  4. Xuất huyết dưới da

Câu 14: Trực khuẩn ho gà thuộc loại:

  1. Vi khuẩn gây bệnh nội độc tố
  2. Vi khuẩn gây bệnh ngoại độc tố
  3. Vi khuẩn chịu đựng nhiệt độ tốt
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 15: Nguyên nhân gây bệnh thủy đậu là:

  1. Varicella Zoster
  2. Salmonella
  3. Shigella
  4. Chỉ có B và C đúng

Câu 16: Cơn ho trong bệnh ho gà diễn tiến theo thứ tự:

  1. Ho → Thở rít → Khạc đàm giãi
  2. Thở rít → Ho → Khạc đàm giãi
  3. Ho → Khạc đàm giãi → Thở rít
  4. Không có đáp án nào đúng

Câu 17: Bệnh ho gà chủ yếu gặp ở đối tượng:

  1. Người lớn
  2. Trẻ 1 → 6 tuổi
  3. Người già
  4. Mọi đối tượng

Câu 18: Sốt xuất huyết Dengue có trung gian truyền bệnh là:

  1. Ruồi, nhặng…
  2. Muỗi Anopheles
  3. Muỗi Aedes Agypti
  4. Chỉ có B và C đúng

Câu 19: Điều nào sau đây là cần thiết khi khai thác tiền sử của một người bệnh nghi ngờ đã mắc nhiễm khuẩn huyết:

  1. Gần đây có bị vết thương
  2. Có nhổ răng hay phẫu thuật thẩm mỹ…
  3. Có tiêm chích ma túy không
  4. Tất cả đều đúng

Câu 20: Lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh nhiễm khuẩn huyết, ngoại trừ:

  1. Hạ thân nhiệt
  2. Khó thở, trụy tim mạch
  3. Rối loạn nước và điện giải
  4. Dinh dưỡng kém

Câu 21: Người bệnh thương hàn sốt cao, người Điều dưỡng nên làm gì, chọn câu sai: 

  1. Khẩn trương cho uống Aspirin để hạ sốt
  2. Lau mát bằng nước ấm
  3. Theo dõi thân nhiệt liên tục
  4. Cho người bệnh uống nhiều nước

Câu 22: Điều nào sau đây không chính xác khi nói về bệnh dịch tả:

  1. Lây lan nhanh
  2. Vi trùng đa số kháng thuốc và rất khó điều trị
  3. Sử dụng dung dịch 0resol để điều trị
  4. Người bệnh có thể nhanh chóng tử vong do sốc

Câu 23: Lập kế hoạch chăm sóc người bệnh Lỵ, ngoại trừ:

  1. Đảm bảo thông khí
  2. Theo dõi tuần hoàn
  3. Theo dõi, phát hiện biến chứng
  4. Chăm sóc hệ vận động

Câu 24: Biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất khi có Lỵ trực trùng là:

  1. Hạn chế ăn rau quả tươi
  2. Cho chlor vào nước sinh hoạt
  3. Đi khám để được tiêm phòng
  4. Diệt trung gian truyền bệnh: ruồi, nhặng…

Câu 25: Biến chứng thần kinh có thể gặp trong bệnh bạch hầu, ngoại trừ:

  1. Liệt chi
  2. Liệt mặt
  3. Liệt hầu họng
  4. Liệt hoành cách mô

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!