Đề Thi Cuối kỳ-Thiết bị dạy học hóa học

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÔN:  Thiết bị dạy học hóa học 

Ngành: THƯ VIỆN                       Thời gian: 90 phút

(Trình độ trung cấp)

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

 

Câu 1:  Thiết bị nào sau đây không phải thiết bị dùng chung?

  1. Thiết bị trình chiếu.
  2. Thiết bị nghe nhìn.
  3. Thiết bị, dụng cụ thực hành thí nghiệm.
  4. Thiết bị nhận, lưu, xử lý và truyền thông tin.

Câu 2:  Trường hợp vết thương làm rách động mạch, máu phun ra mạnh, phải gọi ngay cán bộ y tế đến làm garo. Trong khi chờ đợi, dùng dây cao su hay khăn mặt nhỏ buộc chặt vào vị trí nào của vết thương?

  1. Ngay phía ngoài vết thương.
  2. Ngay vị trí vết thương.
  3. Ngay phía trên vết thương.
  4. Ngay phía dưới vết thương.

Câu 3:  Nên cho nạn nhân uống nước chanh hoặc uống giấm loãng ngay khi ngộ độc khí nào sau đây?

  1. Hiđro clorua.
  2. Amoniac.
  3. Hiđro sunfua.
  4. Cacbon monooxit.

Câu 4:  Yêu cầu về trình độ đào tạo của viên chức làm công tác thiết bị dạy học ở trường Tiểu học là

  1. Có chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm.
  2. Trung cấp chuyên nghiệp trở lên.
  3. Đại học trở lên.
  4. Cao đẳng trở lên.

Câu 5:  Thế nào là chất tan?

  1. Là chất có khả năng hòa tan dung dịch.
  2. Là chất dùng để hòa tan một chất khác thành dung dịch.
  3. Là một hỗn hợp của 2 hay nhiều chất tinh khiết.
  4. Là một dung dịch có nồng độ xác định và không bị biến tính theo thời gian.

Câu 6:  Trường hợp ngộ độc do hợp chất của chì, trước khi cho nạn nhân uống sữa có lòng trắng trứng và uống than hoạt tính thì cần cho nạn nhân uống natri sunfat 10% hoặc magie sunfat 10% trong nước ấm vì

  1. Giúp chì tan nhanh chóng trong dạ dày.
  2. Đây là chất dẫn tốt để rửa trôi chì ra ngoài.
  3. Giúp chì bị hủy nhanh chóng trong dạ dày.
  4. Các chất này sẽ tạo thành kết tủa với chì.

Câu 7:  Lọ thủy tinh tối màu dùng để chứa các hóa chất nào sau đây?

  1. Bị phân hủy bởi ánh sáng.
  2. Lượng nhỏ chất lỏng.
  3. Lượng nhỏ chất khí.
  4. Không bị phân hủy bởi ánh sáng.

Câu 8:  Trong trường hợp học sinh bị bỏng kiềm đặc, sau khi cho nước chảy liên tục vào chỗ bỏng, thì nên rửa tiếp bằng

  1. Dung dịch NaHCO3.
  2. Nước vôi trong.
  3. Dung dịch axit clohidric loãng.
  4. Dung dịch axit axetic 5%.

Câu 9:  Lưu ý khi bảo quản hóa chất ăn mòn thủy tinh là gì?

  1. Có thể đựng vào lọ thủy tinh nhưng không được dùng nút thủy tinh.
  2. Không đựng vào lọ thủy tinh có nút nhám.
  3. Đựng vào lọ thủy tinh có nút nhám.
  4. Đựng vào lọ không phải thủy tinh nhưng có thể dùng nút thủy tinh.

Câu 10:  Khoảng pH là phenolphtalein chuyển thành màu hồng tím trong môi trường là:

  1. 6,2-8.
  2. 8,2-10.
  3. 7,2-9.
  4. 9,2-11.

Câu 11:  Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm với các chất dễ ăn da và gây bỏng:

  1. Không để hóa chất dây ra tay, người và quần áo, đặc biệt là mắt.
  2. Phải hạn chế, tránh thở phải hơi brom, khí clo và khí NO.
  3. Nên dùng lượng nhỏ, phải để xa lửa khi rót vào bình.
  4. Không được đun trực tiếp các chất dễ cháy mà phải đun cách thủy.

Câu 12:  Quy trình sử dụng thiết bị dạy học gồm các bước sau: (1) Thực hiện kế hoạch; (2)  Xác định mục đích sử dụng; (3) Lập kế hoạch sử dụng; (4) Nhận xét và rút kinh nghiệm. Thứ tự đúng của các bước trong quy trình là:

  1. (2), (3), (4), (1).
  2. (1), (2), (3), (4).
  3. (2), (3), (1), (4).
  4. (4), (2), (3), (1).

Câu 13:  Khi bị đứt tay chảy máu (rớm máu hoặc chảy máu chậm), dùng bông thấm máu rồi dùng bông bôi thuốc sát trùng (Z), sau đó băng lại. (Z) không thể là

  1. Cồn 90o.
  2. Cồn 70o.
  3. Thuốc tím loãng 1%.
  4. Cồn iot 5%.

Câu 14:  Để đựng hóa chất khi đốt người ta dùng

  1. Thìa thủy tinh.
  2. Thìa nhựa.
  3. Thìa sứ.
  4. Thìa kim loại.

Câu 15:  Ký hiệu nào sau đây cảnh báo là chất dễ bắt lửa?

  1. Xi
  2. T
  3. Xn
  4. T+

Câu 16:  Ký hiệu nào sau đây cảnh báo là chất gây nguy hiểm với môi trường?

  1. N.
  2. T.
  3. E.
  4. C.

Câu 17:  Điều kiện không đúng đối với một phòng thí nghiệm an toàn là

  1. Có tủ thuốc sơ cứu, tủ hốt, bình cứu hỏa, chỗ để cát.
  2. Có 2 lối thoát hiểm, không khóa, không để các vật cản trên lối thoát hiểm.
  3. Bàn thí nghiệm lát gạch chịu axit, kiềm, bố trí theo hàng dọc.
  4. Bình quân một học sinh có diện tích phòng thí nghiệm là 1m2.

Câu 18:  Trong trường hợp học sinh bị bỏng axit đặc, tránh không rửa chỗ bỏng bằng

  1. Nước vòi bồn rửa tay.
  2. Nước vôi trong.
  3. Dung dịch NaHCO3.
  4. Dung dịch xà phòng.

Câu 19:  “Có khả năng và biết cách sửa lỗi cho học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị” là yêu cầu về mặt nào đối với người viên chức làm công tác thiết bị dạy học?

  1. Kỹ năng thực hành.
  2. Năng lực nghiệp vụ.
  3. Năng lực chuyên môn.
  4. Trình độ đào tạo.

Câu 20:  Chất cháy nhóm D là

  1. Cháy các chất lỏng như cồn, dầu mỏ, parafin,…
  2. Cháy các chất khí như H2, CH4, C2H2,…
  3. Cháy các chất hữu cơ như gỗ, giấy,…
  4. Cháy các kim loại như Na, Mg, Al,…

Câu 21:  Cần cho nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, cho thở bằng oxi nguyên chất, làm hô hấp nhân tạo khi thấy cần thiết trong trường hợp ngộ độc khí

  1. Cacbon monooxit.
  2. Cacbonic.
  3. Amoniac.
  4. Hiđro clorua.

Câu 22:  Sau mỗi buổi thực hành trong phòng thí nghiệm, giáo viên thực hiện nên ghi nhận xét, đánh giá và ký tên vào

  1. Sổ tổng hợp kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học trong một tuần.
  2. Sổ danh mục các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất của phòng.
  3. Sổ mượn, trả thiết bị, dụng cụ, hóa chất.
  4. Sổ nhật kí hoạt động phòng thí nghiệm, thực hành, bộ môn.

Câu 23:  Chất cháy nhóm B là

  1. Cháy các chất lỏng như cồn, dầu mỏ, parafin,…
  2. Cháy các kim loại như Na, Mg, Al,…
  3. Cháy các chất hữu cơ như gỗ, giấy,…
  4. Cháy các chất khí như H2, CH4, C2H2,…

Câu 24:  Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm với chất độc:

  1. Phải có khẩu trang.
  2. Phải đun nóng.
  3. Phải pha loãng.
  4. Phải đựng vào bình to.

Câu 25:  Để xúc hóa chất trong phòng thí nghiệm người ta thường dùng

  1. Thìa nhựa.
  2. Thìa kim loại.
  3. Thìa thủy tinh.
  4. Thìa sứ.

Câu 26:  Quy tắc nào sau đây không đúng quy tắc an toàn khi làm việc với phòng thí nghiệm?

  1. Dùng bảo hộ: áo, găng tay, kính mắt,… khi làm thí nghiệm.
  2. Hạn chế ăn, uống, hút thuốc trong phòng thí nghiệm.
  3. Không chạy trong phòng thí nghiệm.
  4. Không để túi xách, ghế,… trên lối đi trong phòng thí nghiệm.

Câu 27:  Căn cứ vào phân loại theo tính năng công nghệ, quá trình chế tạo và sử dụng, thiết bị dạy học nào sau đây không được xếp vào thiết bị dạy học thông thường?

  1. Tài liệu giáo khoa.
  2. Thiết bị nghe nhìn.
  3. Dụng cụ tự nhiên.
  4. Dụng cụ thông thường.

Câu 28:  Công tác nào sau đây không phải nhiệm vụ chính của người viên chức làm công tác thiết bị dạy học?

  1. Phục vụ sử dụng thiết bị.
  2. Quản lí thiết bị.
  3. Tổ chức hoạt động trong phòng thí nghiệm.
  4. Bảo quản, bảo dưỡng thiết bị.

Câu 29:  Các quá trình hóa học được sử dụng để xử lý các chất thải nguy hiểm trong nước thải:

  1. Bay hơi, xả thải, thổi khí.
  2. Trung hòa, kết tủa, oxi hóa, khử.
  3. Lọc, hấp phụ, chiết tách.
  4. Sục khí, tháp đệm, tháp phun rỗng.

Câu 30:  Phát biểu nào sau đây là không đúng về quy tắc pha chế dung dịch?

  1. Phải dùng nước cất để pha chế hóa chất.
  2. Trước khi pha phải tính toán lượng chất tan và dung môi.
  3. Các loại nồng độ thường pha: nồng độ %, nồng độ mol/l, nồng độ trung bình, nồng độ pha loãng.
  4. Bình, lọ pha chế phải sạch và tráng nước cất, sấy khô trước khi pha.

Câu 31:  Phễu chiết hình quả lê dùng để làm gì?

  1. Tách các chất lỏng không tan vào nhau.
  2. Chiết các chất lỏng tan vào nhau.
  3. Tách chất khí khỏi chất rắn không tan.
  4. Chiết chất lỏng khỏi chất rắn không tan.

Câu 32:  Thế nào là dung dịch chuẩn?

  1. Là chất dùng để hòa tan một chất khác thành dung dịch.
  2. Là chất có khả năng hòa tan dung dịch.
  3. Là một dung dịch có nồng độ xác định và không bị biến tính theo thời gian.
  4. Là một hỗn hợp của 2 hay nhiều chất tinh khiết.

Câu 33:  Theo yêu cầu của hệ thống thiết bị trường học, việc đảm bảo tính hệ thống có nghĩa là gì?

  1. Gọn gàng và sạch sẽ.
  2. Đầy đủ và đồng bộ.
  3. Chính xác và hiệu quả.
  4. Thực hiện được liên môn.

Câu 34:  Cách nào sau đây không phải phòng tai nạn do hóa chất gây ra?

  1. Hạn chế các hóa chất hoặc các quá trình độc hại, nguy hiểm.
  2. Trang bị phương tiện bảo vệ học sinh.
  3. Quy định khoảng cách hoặc che chắn giữa học sinh và hóa chất.
  4. Sử dụng hệ thống thông gió thích hợp.

Câu 35:  Tủ thuốc cấp cứu của phòng thí nghiệm nên có dung dịch thuốc tím loãng với nồng độ

  1. 5%.
  2. 10%.
  3. 1-3%.
  4. 20%.

Câu 36:  Một trong những vai trò của thí nghiệm thực hành là

  1. Phương tiện vận dụng tri thức vào thực tiễn.
  2. Hình thành các thao tác và phẩm chất của tư duy khoa học.
  3. Phương tiện kiểm tra tính đúng đắn của tri thức.
  4. Một bộ phận trọng yếu của quá trình nhận thức.

Câu 37:  Chức năng nào sau đây không phải của ống thủy tinh hình chữ U?

  1. Dùng tạo cầu muối khi điện phân dung dịch.
  2. Dùng tạo pin điện khi điện phân dung dịch.
  3. Dùng rửa khí.
  4. Dùng thu khí.

Câu 38:  Khi ngộ độc do hút phải axit thì sơ cứu bằng cách cho uống nước đá, vỏ trứng nghiền nhỏ (một nửa thìa trong cốc nước), cho uống từ từ bột oxit magie trộn với nước pha theo tỉ lệ

  1. 20 gam trong 300 ml nước.
  2. 29 gam trong 200 ml nước.
  3. 20 gam trong 200 ml nước.
  4. 29 gam trong 300 ml nước.

Câu 39:  Thế nào là dung dịch?

  1. Là chất có khả năng hòa tan dung dịch.
  2. Là một dung dịch có nồng độ xác định và không bị biến tính theo thời gian.
  3. Là một hỗn hợp của 2 hay nhiều chất tinh khiết.
  4. Là chất dùng để hòa tan một chất khác thành dung dịch.

Câu 40:  Phương châm của việc quản lí, sắp xếp hệ thống thiết bị dạy học là

  1. Khoa học, ngăn nắp, bắt mắt.
  2. Sạch sẽ, gọn gàng, mỹ thuật.
  3. Nhỏ gọn, tối giản không gian.
  4. Dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy ra.

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!