ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT-Môn Phương pháp làm quen với toán

PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: PHƯƠNG PHÁP LÀM QUEN VỚI TOÁN

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề tài: Dạy trẻ đếm, nhận biết số lượng trong phạm vi 5

Chủ đề: Thế giới thực vật

Đối tượng: Mẫu giáo bé

Thời gian: 20 – 25 phút

Số trẻ: 20 – 25 trẻ

 

  1. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU.
  2. Kiến thức:

 – Trẻ biết đếm đến 5,nhận biết các nhóm có số lượng là 5

 Đối với cháu Nhật: Cháu biết đếm đến 5, nhận biết 1 nhóm có số lượng là 5

  1. Kĩ năng:

  – Trẻ có kỹ năng đếm:

– Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1

– Trẻ có kỹ năng khoanh tròn, gắn tranh theo yêu cầu của cô.

– Đối với cháu Minh Nhật: Trẻ có kỹ năng đếm: Chỉ tay lần lượt vào các đối tượng và đếm từ trái sang phải,mỗi đối tượng đọc 1 số theo thứ tự từ 1 đến 5.

+ Luyện tập số đếm với các ngón tay.

+  Trẻ có kỹ năng xếp tương ứng 1 – 1dưới sự hướng dẫn của cô

  1. Thái độ:

-Trẻ hứng thú tham gia hoạt động,biết giữ gìn đồ dùng đồ chơi.

– Cháu Nhật ngồi ngoan, không ngọ nguậy, tập trung chú ý học cùng các bạn.

  1. CHUẨN BỊ.
  2. Địa điểm đội hình:

– Trẻ ngồi trong lớp theo đội hình U

  1. Đồ dùng:
  2. Đồ dùng của trẻ:

– Mỗi trẻ 1 rổ đồ dùng: 5 cái thuyển,5 tàu thủy.

– Mỗi trẻ có một băng bìa, 1 ảnh.

– Trang phục gọn gàng

  1. Đồ dùng của cô:

– Đồ dùng của cô giống của trẻ, kích thước to hơn.

– Bảng gai,que chỉ,3 cái bàn để tranh có số lượng 3,4,5 để chơi trò chơi 1.

– Các tranh có số lượng từ 3,4,5 chơi trò chơi 2.

– Nhạc chủ đề PTGT

– Một số nhóm đồ dùng đặt xung quanh lớp có số lượng từ 3,4,5.

III. CÁCH TIẾN HÀNH:

HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ HOẠT ĐỘNG CỦA TRẺ
1. Ổn định tổ chức:

– Cô giới thiệu khách

– Các con hát tặng các bác,các cô bài hát

“ Tập đếm “

– Hỏi:

+ Các con vừa hát bài hát gì?

+ Các bạn trong bài hát chơi trò chơi gì?

=>Cô củng cố lại: Các con vừa hát bài “ Tập đếm “ . Trong bài hát,các bạn chơi tập đếm với các ngón tay đấy.

2. Nội dung chính:

a. Phần 1: Ôn đếm đến 4, nhận biết nhóm có số lượng là 4.

– Cô cho trẻ tìm xung quanh lớp nhóm đồ vật có số lượng là 4 ?

( Cô gọi 2 -3 trẻ lên tìm ).

– Cô nhận xét trẻ và cho cả lớp đếm lại số lượng đồ dùng trong mỗi nhóm.

b. Phần 2: Dạy trẻ đếm trên đối tượng trong phạm vi 5.

– Cô cho trẻ lấy rổ đồ dùng về chỗ ngồi và hỏi trẻ trong rổ có gì ? ( Thuyền,tàu thủy ). Cho trẻ tìm và giơ lên.

– Cho trẻ xếp 4 tàu thủy thành một hàng ngang từ trái sang phải vừa xếp vừa đếm.

– Cô cho trẻ đếm lại 1 lần.

– Cho trẻ xếp nột 1 cái tàu thủy ra.

– Cô đếm hai lần: lần 1 không phân tích, lần 2 + phân tích:

 – Cô dùng ngón trỏ của bàn tay phải chỉ vào từng cái tàu thủy và đếm 1 …5 . Khi đếm xong cô khoanh tròn lại và nói  “ tất cả có 5 cái tàu thủy “.

  + Cô cho trẻ đếm cùng cô ( 2 lần ).

+ Cho trẻ đếm lại và cô không đếm nữa.

 

– Trẻ chào

– Trẻ hát

 

– Trẻ suy nghĩ và trả lời câu hỏi của cô

 

– Trẻ lắng nghe

 

– Trẻ lên tìm

 

– Trẻ đếm

 

-Trẻ giơ lên và nói.

 

– Trẻ thực hiện

 

 

– Trẻ quan sát và lắng nghe

– Trẻ thực hiện theo yêu cầu của cô

 

 

 

– Trẻ suy nghĩ và trả lời

 

  + Cô mời từng tổ 1 lần,cá nhân đếm 4 – 5 trẻ.

=>Củng cố : Cả lớp đếm 1 – 2 lần.

– Cô cho trẻ lấy 4 thuyền ra và xếp từ trái sang phải,mỗi thuyền dưới 1 tàu thủy.

+ Cả lớp đếm số thuyền 1 – 2 lần.

+ Số thuyền và số tàu thủy như thế nào với nhau ? ( cái nào nhiều hơn,cái nào ít hơn )

+ Muốn số thuyền bằng số tàu thủy thì phải làm như thế nào?

+ Cho trẻ lấy nốt một cái thuyền ra xếp.

+ Số tàu thủy và số thuyền như thế nào với nhau ? ( Bằng nhau).

+ Cô và trẻ đếm lại số thuyền.

+ Cô cho cả lớp đếm lại 2 lần và cô không đếm nữa

+ Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm

–         Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần ( 5 thuyền 1 lần, 5 tàu thủy 1 lần )

+ Cô và trẻ đếm lại số thuyền.

+ Cô cho cả lớp đếm lại 2 lần và cô không đếm nữa

+ Từng tổ đếm 1 lần, 4 -5 cá nhân đếm

–         Củng cố : cả lớp đếm lại 1 lần ( 5 thuyền 1 lần,5 tàu thủy 1 lần)

=>Kết luận : Số thuyền và số tàu thủy bằng nhau và cùng bằng 5.

– Cho trẻ cất những chiếc thuyền,vừa cất vừa đếm.

– Cho trẻ cất tàu thủy,vừa cất vừa đếm.

3. Phần 3: Ôn luyện củng cố:

 * Trò chơi 1 : “ Thi xem ai giỏi “

Tổ 1 Tổ 2 Tổ 3
           
           

– Cách chơi: Mỗi bạn sẽ tìm 1 tranh có số lượng là 5 và gắn lên trên ô bảng có ảnh của mình rồi về chỗ ngồi.

 

 

 

 

 

– Trẻ thực hiện

 

 

 

 

– Trẻ đếm

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ vừa cất vừa đếm

 

 

 

 

 

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

 

 – Luật chơi : Thời gian chơi là bản nhạc. Mỗi bạn chỉ lấy 1 tranh gắn lên ô bảng.

– Trẻ chơi : Cho trẻ chơi,cô bao quát,cô động viên sửa sai cho trẻ ( nếu có ).

* Trò chơi 2: “ Khoanh tròn cho đúng “

– Cách chơi: Trẻ lấy bút khoanh vào nhóm đồ vật có số lượng là 5.

– Luật chơi: Thời gian diễn ra trong một bản nhạc.

– Cho trẻ chơi vầ cô kiểm tra kết quả

Khi chơi cô nên động viên và giúp đỡ trẻ tự kỷ kịp thời nếu trẻ chơi đúng, nếu trẻ chưa đứng cô sửa sai kịp thời cho trẻ.

Mở rộng hoạt động: Cô phối hợp với cha mẹ cháu Nhật cho cháu thực hiện ôn nhận biết số 5 tại nhà.

3. Nhận xét,kết thúc giờ học

  – Hát và vận động bài : “ Lái ô tô “.

 

 

– Trẻ tham gia trò chơi

 

– Trẻ lắng nghe

 

 

–  Trẻ thực hiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

– Trẻ hát và vận động cùng cô.

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!