HỌC TRỰC TUYẾN TỪ XA ĐÁP ÁN ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
- LEARNING MÔN: Lý thuyết tổng hợp
Ngành: Y sĩ Y học Cổ truyền
Đề số 2 Thời gian làm bài: 75 phút
Chọn đáp án đúng nhất
PHẦN 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN
- HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG, NGŨ HÀNH, TẠNG PHỦ, KINH LẠC
1.1. HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
Câu 1: Cặp phạm trù “thật, giả” được giải thích dựa vào quy luật nào của học thuyết Âm Dương:
- Âm Dương hỗ căn
- Âm Dương bình hành
- Âm Dương tiêu trưởng
- Âm Dương đối lập
Câu 2: Bệnh nhân bị nhiễm trùng, nhiễm độc nhưng trên lâm sàng lại biểu hiện chân tay lạnh, rét run… Tình trạng bệnh lý này thuộc chứng bệnh nào dưới đây?
- Chân hàn giả nhiệt
- Chân nhiệt giả hàn
- Chứng hàn
- Chứng nhiệt
Câu 3: Hội chứng bệnh nào dưới đây là do mất cân bằng âm dương?
- Âm hư sinh nội hàn
- Dương hư sinh nội nhiệt
- Âm thịnh sinh ngoại hàn
- Dương thịnh sinh ngoại nhiệt
1.2. HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
Câu 4: Tạng can khác tạng tỳ gây bệnh loét dạ dày hành tá tràng là do cơ chế phát sinh bệnh nào dưới đây?
- Tương sinh
- Tương khắc
- Tương thừa
- Tương vũ
Câu 5: Ứng dụng ngũ hành trong điều trị tạng Phế hư thì phải bổ vào tạng nào dưới đây?
- Thận
- Phế
- Can
- Tỳ
Câu 6: Trường hợp phù do thủy vũ thổ (Thận thủy phản vũ Tỳ thổ), lựa chọn phép điều trị nào dưới đây là thích hợp
- Lợi tiểu tiêu phù
- Kiện tỳ là chính
- Bổ thận là chính
- Thanh nhiệt tiểu trường
1.3. TẠNG PHỦ
Câu 7: Theo YHCT, sự chuyển hóa cơ bản trong cơ thể là do công năng của tạng Tỳ, vì Tỳ có chức năng nào dưới đây
- Tỳ chủ tứ chi, chủ cơ nhục
- Tỳ thống nhiếp huyết
- Tỳ chủ vận hóa
- Tỳ thổ sinh Phế kim, khắc Thận thủy
Câu 8: Người bệnh có biểu hiện ê ẩm vùng thắt lưng, đau nhức trong xương, ù tai, di tinh, liệt dương là triệu chứng bệnh lý của tạng phủ nào?
- Tỳ
- Can
- Thận
- Tâm
1.4. Kinh lạc
Câu 9: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Bách hội chữa đau đầu, cảm mạo, tăng huyết áp
- Giáp xa chữa đau vai gáy, cao huyết áp, cảm mạo
- Thiên đột chữa viêm tuyến vú, tắc tia sữa
- Nhũ căn có tác dụng an thần
Câu 10: Phát biểu nào sau đây là đúng?
- Huyệt Thận du nằm ở đốt sống L2 sang ngang 3 thốn
- Huyệt Kiên ngung nằm cuối nếp lằn khuỷu tay
- Huyệt Thập tuyên nằm ở đỉnh của 10 đầu ngón tay
- Huyệt Thái uyên nằm ở chính giữa lằn chỉ cổ tay
- NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH, TỨ CHẨN, BÁT CƯƠNG, HỘI CHỨNG BỆNH, NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH
2.1. NGUYÊN NHÂN GÂY BỆNH
Câu 11: Một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:
- Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
- Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
- Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
- Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ
Câu 12: Kế hoạch chăm sóc chứng ngoại cảm phong thấp gồm các vấn đề sau, NGOẠI TRỪ:
- Nâng cao chính khí bằng thuốc, chế độ ăn uống
- Trừ phong thấp, thông kinh hoạt lạc bằng châm cứu, xoa bóp
- Dùng thuốc chữa có tác dụng tuyên phế, phát hãn, lợi tiểu
- Nên kết hợp với thuốc bổ thận âm, bổ huyết
2.2. TỨ CHẨN
Câu 13: Bắt mạch ở bộ quan bên tay phải giúp định bệnh ở tạng phủ:
- Tỳ
- Phế
- Thận
- Can
Câu 14: Đếm mạch được 65 lần/ phút là:
- Mạch trì
- Mạch sác
- Mạch huyền
- Mạch hoãn
2.3. BÁT CƯƠNG
Câu 15: Những triệu chứng nào ở hệ hô hấp được xếp vào Hư chứng?
- Ho kéo dài, tiếng ho nhỏ
- Khó thở, tiếng ồn ào
- Ho nhiều, đờm trắng dính, khó khạc
- Đờm trắng, loãng, dễ khạc
Câu 16: Phép Bổ dùng để chữa bệnh thuộc:
- Âm
- Hư
- Dương
- Thực
2.4. HỘI CHỨNG BỆNH
Câu 17: Vị KHÔNG CÓ hội chứng bệnh lý nào dưới đây?
- Vị khí nghịch gây ho, hen
- Vị hàn gây đau bụng âm ỉ, nôn ra nước trong
- Vị hư gây không ăn được
- Vị nhiệt gây răng lợi sưng đau
Câu 18: Có một hội chứng bệnh dưới đây KHÔNG ĐÚNG với biểu hiện bệnh lý của tạng thận?
- Thận khí thịnh râu rậm, tóc dài mượt
- Thận dương hư ra mồ hôi trộm, nhức xương
- Thận hư đái đêm nhiều lần, đái không tự chủ
- Thân hư không nạp khí gây ho hen
2.5. NHỮNG NGUYÊN TẮC CHỮA BỆNH
Câu 19: Phép Hãn KHÔNG CÓ đặc điểm nào dưới đây?
- Làm cho ra mồ hôi, chỉ dùng khi các bệnh cảm mạo tấu Lý vít lại
- Chỉ dùng khi Biểu tà chưa giải, Lý nhiệt còn đang thịnh
- Không nên dùng cho trường hợp cơ thể suy nhược, mất máu…
- Khi tà đã nhập Lý, cần dùng liều cao để hạ sốt
Câu 20: Đặc điểm của phép Ôn, NGOẠI TRỪ:
- Làm ấm cơ thể
- Dùng thuốc có vị cay, tính ôn nhiệt để trừ hàn tà
- Chỉ dùng khi bệnh còn ở Biểu, không dùng khi bệnh đã vào Lý
- Có nhóm tân ôn giải biểu, ôn trung trừ hàn, hồi dương cứu ngịch
PHẦN 2: CÁC BÀI THUỐC
- THUỐC GIẢI CẢM VÀ PHONG THẤP
Câu 21: Tía tô là vị thuốc
- Chữa cảm lạnh
- Chữa nôn mửa
- Chữa ngộ độc thức ăn
- Tất cả đều đúng
Câu 22: Dây đau xương là vị thuốc
- Chữa đau nhức xương khớp
- Chữa đau bụng do phong hàn
- Chữa đau mắt đỏ
- Chữa rối loạn tiêu hóa
Câu 23: Ké đầu ngựa có tác dụng
- Giải cảm phong hàn, đau khớp, đau dây thần kinh
- Là thuốc bổ tỳ, vị
- Chữa đau bụng, đi ngoài
- Chữa sốt cao, co giật
Câu 24: Bạc hà là vị thuốc
- Giải cảm phong hàn
- Làm ban sởi chóng mọc
- Chữa cảm phong nhiệt có sốt, ho, viêm họng, đau mắt đỏ
- Chữa cao huyết áp
Câu 25: Địa liền có tác dụng
- Chữa cảm phong hàn đau đầu
- Chữa sốt cao, co giật
- Chữa chứng chân tay co quắp
- Chữa thận hư ở người già
THUỐC THANH NHIỆT – TRỪ HÀN
Câu 26: Ngải cứu có tác dụng
- Chữa rong kinh, băng huyết, bế kinh
- Chữa đau bụng do lạnh
- Có tác dụng bổ huyết, chữa đau đầu
- Chữa đau bụng, an thai
Câu 27: Can khương có tác dụng
- Chữa đau bụng do lạnh
- Chữa ho do lạnh
- Chữa đầy chướng, nôn mửa
- Tất cả đều đúng
Câu 28: Giềng có tác dụng
- Chữa đau đầu, cao huyết áp
- Chữa đau bụng, ăn chậm tiêu
- Chữa đau bụng, tiêu chảy
- Chữa hen phế quản
Câu 29: Lá tre có tác dụng
- Chữa cảm phong hàn
- Chữa sỏi thận, viêm thận
- Chữa say nắng, huyết nhiệt
- Chữa đau bụng đi ngoài
Câu 30: Hoắc hương có tác dụng
- Chữa tiêu chảy do cảm nắng
- Chữa đau dạ dày
- Chữa ăn chậm tiêu, nôn mửa
- Tất cả đều đúng
THUỐC HÀNH KHÍ HOẠT HUYẾT, CHỮA HO, CẦM MÁU, AN THẦN, LỢI TIỂU, NHUẬN TRÀNG, CHỈ TẢ
Câu 31: Vừng đen có tác dụng:
- Chữa chứng hồi hộp, mất ngủ
- Chữa đau bụng, ăm chậm tiêu
- Chữa chứng táo bón do âm hư, tân dịch kiệt
- Chữa đau dạ dày
Câu 32: Búp ổi có tác dụng:
- Chữa cảm phong hàn
- Chữa tiêu chảy
- Chữa say nắng, huyết nhiệt
- Chữa sốt cao
Phân biệt đúng, sai các câu từ 33 đến 35
Câu | Nội dung | Đúng | Sai |
33 | Cỏ nhọ nồi: vị ngọt, tính nóng | × | |
34 | Trắc bách diệp: bộ phận dùng là rễ | × | |
35 | Lá vông: vị ngọt, nhạt, tính bình | × |
- THUỐC BỔ DƯỠNG
Câu 36: Thỏ ty tử (tơ hồng) có tác dụng
- Bổ trung, ích khí
- Chữa chứng quáng gà, sảy thai, đẻ non, làm mạnh gân xương
- Chữa chứng ho long đờm, giải độc điều hòa các vị thuốc
- Chữa cơn đau co thắt nội tạng
Câu 37: Tang thầm có tác dụng
- Chữa chứng thiếu máu gầy sút
- Chữa thống kinh, bế kinh
- Chữa chứng tê mỏi gân cơ
- Chữa chứng ra mồ hôi trộm
Câu 38: Huyết đằng có tác dụng
- Chữa chứng khó tiêu, ở chua, trào ngược
- Chữa chứng thiếu máu suy kiệt
- Bổ huyết, hoạt huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương
- Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt
Câu 39: Đương quy (Xuyên quy) có tác dụng
- Chữa sang chấn, tụ máu
- Chữa di tinh, sinh tân chỉ khát
- Chữa chứng ra mồ hôi trộm, thiếu máu
- Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt
Câu 40: Hà thủ ô có tác dụng
- Chữa sang chấn, tụ máu
- Chữa di tinh, sinh tân chỉ khát
- Chữa chứng hoa mắt, chóng mặt
- Chữa chứng suy nhược thiếu máu, làm đen tóc
PHẦN 3: BỆNH HỌC
- NỘI KHOA: THĂM KHÁM BỆNH NHÂN
Câu 41: Đâu là phương pháp hỏi bệnh?
- Hỏi trực tiếp bệnh nhân hoặc người thân
- Câu hỏi nên rõ ràng, tránh dùng từ chuyên môn khó hiểu
- Tùy trường hợp có thể vừa hỏi bệnh vừa thăm khám
- Tất cả đều đúng
Câu 42: Nội dung khi hỏi bệnh, ngoài thủ tục hành chính, cần chú ý điểm nào sau đây?
- Lý do bệnh nhân đến thăm khám
- Quá trình diễn biến của bệnh trước khi đến bệnh viện
- Tiền sử của bệnh nhân và gia đình (bố mẹ, anh chị em ruột)
- Tất cả đều đúng
Câu 43: Đây là nguyên tắc của khám thực thể, NGOẠI TRỪ:
- Khám toàn diện, từ đầu tới chân
- Ngồi bên phải
- Phải khám cận lâm sàng rồi mới chẩn đoán
- Coi trọng việc khám lâm sàng
Câu 44: Đây là nội dung của khám thực thể, NGOẠI TRỪ:
- Khám toàn thân
- Khám bộ phận mà việc hỏi bệnh đã cho hướng
- Ngồi bên trái
- Khám những bộ phận còn lại
Câu 45: Mục đích của thăm dò cận lâm sàng trong khám thực thể là:
- Giúp củng cố cho chẩn đoán lâm sàng
- Giúp chẩn đoán sơ bộ và bắt đầu điều trị
- Giúp tạo lòng tin cho bệnh nhân
- Giúp thể khả năng chuyên môn của người thầy thuốc
Câu 46: Đây là thăm dò cận lâm sàng, NGOẠI TRỪ:
- Xét nghiệm
- Chụp X-quang
- Nhìn, sờ, gõ, nghe
- Siêu âm
Câu 47: Các chất thải tiết thường dùng cho xét nghiệm cận lâm sàng, NGOẠI TRỪ:
- Nước tiểu
- Phân
- Mồ hôi
- Chất nôn
- NGOẠI KHOA
2.1. ĐẠI CƯƠNG CẤP CỨU NGOẠI KHOA VÙNG BỤNG
Câu 48: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấp cứu ngoại khoa vùng bụng?
- Là loại cấp cứu phức tạp, chiếm tỷ lệ cao trong cấp cứu ngoại khoa nói chung
- Nguyên nhân do trạng thái bệnh lý của các tạng trong ổ bụng hoặc do chấn thương bệnh
- Là loại cấp cứu thường gặp và có tỷ lệ tử vong cao
- Tất cả đều đúng
Câu 49: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cách phân chia vùng bụng?
- Kẻ 4 đường (2 ngang, 2 dọc), chia ổ bụng thành 9 vùng
- Kẻ 4 đường (2 ngang, 1 dọc, 1 xiên), chia ổ bụng thành 9 vùng
- Kẻ 4 đường (1 ngang, 1 xiên, 2 dọc), chia ổ bụng thành 9 vùng
- Kẻ 4 đường (2 xiên, 1 dọc, 1 ngang), chia ổ bụng thành 9 vùng
Câu 50: Ý nghĩa của việc phân chia vùng bụng:
- Giúp xác định vị trí huyệt để châm cứu khi điều trị
- Giúp xác định tạng phủ bị tổn thương thông qua triệu chứng tương ứng với mỗi vùng
- Giúp xác định điểm yếu, điểm mạnh khi thăm khám lâm sàng và cận lâm sàng
- Giúp xác định các yếu tố gây bệnh thông qua khám sàng lọc
Câu 51: Nguyên tắc khi khám triệu chứng trong cấp cứu ngoại khoa vùng bụng, NGOẠI TRỪ:
- Toàn diện
- Tỉ mỉ
- Trình tự
- Khẩn trương
2.2. VIÊM RUỘT THỪA CẤP
Câu 52: Đâu là triệu chứng cơ năng của viêm ruột thừa cấp?
- Đau âm ỉ, liên tục và khu trú tại hố chậu phải
- Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
- Trực tràng bệnh nhân đau khi ấn ngón tay vào thành bên phải
- Tất cả đều đúng
Câu 53: Đâu là triệu chứng thực thể của viêm ruột thừa cấp?
- Đau âm ỉ, liên tục và khu trú tại hố chậu phải
- Phản ứng thành bụng vùng hố chậu phải
- Buồn nôn, bí trung, tiêu chảy
- Đau quanh rốn, sau đó khu trú ở hố chậu phải
Câu 54: Đâu là triệu chứng cận lâm sàng của viêm ruột thừa cấp?
- Bạch cầu đa nhân trung tính tăng > 70% khi xét nghiệm máu
- Thấy xuất hiện vết loét niêm mạc đại tràng khi nội soi
- Thấy ruột thừa giảm kích thước khi siêu sâm
- Tất cả đều đúng
- Sản phụ khoa
3.1. CHẨN ĐOÁN THAI NGHÉN
Câu 55: Triệu chứng thực thể của bộ phận sinh dục trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, NGOẠI TRỪ:
- Âm đạo tím, sẫm màu
- Cổ tử cung cứng, tím và tiết dịch nhiều
- Eo tử cung mềm
- Thân tử cung tăng dung tích, mật độ mềm
Câu 56: Biểu hiện cận lâm sàng chẩn đoán thai trong nửa đầu thời kỳ thai nghén, NGOẠI TRỪ:
- HCG trong nước tiểu (+)
- Siêu âm thấy túi ối, thai trong buồng tử cung
- Phát hiện tim thai khi thai 2 tuần
- Thấy đầu, mông… khi thai được 11 tuần
Câu 57: Đâu là triệu chứng cơ năng trong nửa sau thời kỳ thai nghén?
- Có hiện tượng thai máy
- Thay đổi ở da, vú rõ hơn
- Âm đạo, cổ tử cung tím hơn
- Thân tử cung mỗi tháng tăng 4 cm
3.2. SẢY THAI
Câu 58: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hiện tượng sảy thai?
- Là hiện tượng thai bị tống ra khỏi buồng tử cung trước tuổi thai có thể sống được
- Là hiện tượng thai chết lưu trong tử cung
- Là hiện tượng thai nằm ở cổ tử cung hay tay vòi
- Là hiện tượng thai không phát triển được
Câu 59: Hiện tượng sảy thai tự nhiên, NGOẠI TRỪ:
- Dọa sảy thai
- Sảy thai thật sự
- Sảy thai liên tiếp
- Sảy thai do thai bị tống ra khỏi buồng tử cung
Câu 60: Nguyên nhân dẫn đến sảy thai liên tiếp, NGOẠI TRỪ:
- Do tử cung kém phát triển
- Do bệnh tim mạch, tăng huyết áp, giang mai
- Do đái tháo đường, thiểu năng tuyến giáp
- Do mẹ và thai có cùng nhóm máu Rh
——— Hết ———
Giảng viên ra đề (ghi rõ học vị và họ tên)
|