Đầu vào của ngành sư phạm mầm non hiện nay không phải là quá khó khi có nhiều bậc đào tạo cao đẳng hay đại học. Nhưng liệu học sư phạm mầm non có khó không và thích hợp với những đối tượng nào?

Ngành Sư phạm mầm non là gì?
Ngành sư phạm mầm non hay giáo dục mầm non là công việc nuôi dưỡng, chăm sóc dạy dỗ trẻ em dưới 6 tuổi, giai đoạn trẻ em đang phát triển mạnh mẽ và muốn khám phá thế giới. Công việc này đòi hỏi bạn phải trực tiếp đứng lớp chăm sóc các trẻ. Nhiều người nghĩ rằng đây là một công việc nhẹ nhàng nhưng thực tế không phải vậy.
Ngành sư phạm mầm non là gì
Để là một giáo viên mầm non thực sự, bạn cần phải chuẩn bị rất nhiều thứ. Đầu tiên, bạn cần nắm chắc những kỹ năng sư phạm bắt buộc như hát, múa, đọc truyện , sử dụng nhạc cụ phổ thông , làm đồ chơi. Ngoài ra, bạn phải biết cách giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ cũng như với đồng nghiệp và phụ huynh học sinh.
Giáo viên mầm non cầni biết cách giao tiếp và ứng xử với trẻ nhỏ
Kỹ năng soạn giáo trình và tổ chức các trò chơi , sự kiện dành cho trẻ cũng là yêu cầu cần thiết với một giáo viên mầm non.
Làm nghề nuôi dạy trẻ không có nghĩa là bạn đều đứng lớp từ sáng đến lớp tối đi về mà còn đòi hỏi phải lên trước những những hoạt động giúp trẻ luôn được phát triển tốt và không cảm thấy nhàm chán.
Đặc biệt, bạn cần có kỹ năng ý tế , sơ cứu và hướng dẫn trẻ khi có tai nạn xảy ra.
Trẻ em luôn hiếu động và muốn khám phá mọi thứ, vì thế không tránh khỏi những lúc trẻ gặp tai nạn.
Lúc này bạn cần biết làm gì , sơ cứu như thế nào cho trẻ nhỏ.
Có khó để học sư pham mầm non ?
Khi tham dự tuyển sinh của ngành Sư Phạm Mầm Non ngoài hình thức xét tuyển đầu vào không phải thi mà dựa vào học bạ THPT, Với yêu cầu học lực cấp 3 (lớp 12) đạt Trung bình và hạnh kiểm Khá trở lên. Sau khi qua vòng xét học bạ, thí sinh sẽ tiến hành thi năng khiếu bao gồm Hát và đọc diễn cảm một đoạn văn.
Với chương trình Sư Phạm Mầm Non sẽ có các môn cơ bản như tin học phổ thông, tiếng Anh, giáo sự quốc phòng, những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, sẽ có các môn chuyên biệt liên quan đến các môn năng khiếu nêu trên như: âm nhạc, mỹ thuật , văn học, v.v.
Nhưng điều đầu tiên phải kể đến khi lựa chọn và theo học ngành Sư Phạm Mầm Non chính là tình yêu dành cho trẻ nhỏ. Tương tự như vậy, bạn cũng phải có tinh thần trách nhiệm với công việc hoặc có lòng vị tha, nhiệt tình và kiên nhẫn…
Trong quá trình đào tạo Sư Phạm Mầm Non, ngoài thời gian học, học viên có thể thực hành hoặc học tập để có thể tiếp xúc trực tiếp và làm quen với công việc, từ học hỏi từ thực tế và dần dần tích lũy kinh nghiệm.
Với thực tế hiện nay, yêu cầu về chất lượng giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực ngày càng cao kéo theo đó là ngành Sư Phạm Mầm Non. Do đó, nhu cầu về giáo dục trung học trở lên ngày càng cao, vì vậy cần có những biện pháp nâng cao chất lượng.

Các khối thi ngành sư phạm mầm non
Ngành Giáo dục mầm non thi khối nào?
Hiện nay, khối thi chủ yếu của ngành sư phạm mầm non là khối M. Khối M thường sẽ bao gồm phần thi năng khiếu trong đó có Hát, Đọc diễn cảm, Kể chuyện, Hát – Múa.
Tùy vào yêu cầu từng trường mà sẽ có những yêu cầu thi năng khiếu khác nhau. Tuy nhiên hầu hết để thi vào ngành sư phạm mầm non thì thí sinh đều phải thi Hát và Kể chuyện khi xét tuyển khối M.
Trong đó, nếu khối M có bao gồm Môn Văn, Toán, tiếng Anh, KHXH, KHTN sẽ sử dụng điểm thi trong kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc Gia để xét tuyển.
Với hơn 30 trường đại học, cao đẳng tuyển sinh ngành Sư Phạm Mầm Non phía trên, các bạn có thể sử dụng những tổ hợp xét tuyển dưới đây để đăng ký nhé.
Lưu ý: Click vào tên trường để biết chính xác trường đó sử dụng những tổ hợp xét tuyển nào ứng với ngành.
Các khối thi ngành Sư Phạm Mầm Non bao gồm:
- Khối (Toán, Văn, Đọc diễn cảm – Hát)
- Khối (Văn, Kể chuyện – Đọc diễn cảm, Hát – Nhạc)
- Khối (Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát, Kể chuyện)
- Khối (Văn, Năng khiếu 1, Năng khiếu 2)
- Khối (Văn, Sử, NK1)
- Khối (Văn, Toán, Năng khiếu)
- Khối (Văn, Địa, Đọc diễn cảm, Hát)
- Khối (Văn, Đọc kể diễn cảm, Hát)
- Khối (Toán, Đọc kể diễn cảm, Hát)
- Khối (Toán, Tiếng Anh, Năng khiếu mầm non)
- Khối (Văn, Anh, NK1)
- Khối (Toán, Sinh, Năng khiếu)
- Khối (Toán, Địa, Đọc diễn cảm – Hát)
- Khối (Văn, Thẩm âm, Hát)
- Khối (Văn, Toán, Giáo dục công dân)
- Khối(Văn, Lịch sử, Giáo dục công dân)
- Khối (Văn, Địa lí, Giáo dục công dân)
- Khối (Toán, Vật lý, Hóa học)
- Khối (Toán, Hóa học, Sinh học)
- Khối (Văn, Sử, Địa)
- Khối (Văn, Toán, tiếng Anh)

Học sư phạm mầm non được ưu đãi chính sách gì?
-
- Sinh viên ngành Sư Phạm Mầm Non và sinh viên các ngành sư phạm khác, bắt đầu từ năm học 2021-2022 sẽ được hỗ trợ theo Nghị định số 116/2020/NĐ-CP quy định chính sách hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí cho sinh viên sư phạm.
- Theo đó, sinh viên được hỗ trợ hai khoản: học phí và chi phí sinh hoạt. Nhà nước hỗ trợ học phí bằng mức học phí của cơ sở đào tạo giáo viên mà họ theo học và hỗ trợ 3,63 triệu đồng/tháng để trang trải sinh hoạt phí trong thời gian học tại trường.
- Thời gian nộp học phí và sinh hoạt phí tùy thuộc vào số tháng thực học bắt buộc tại trường nhưng không quá 10 tháng/năm học.
- Ngoài ra, khi ra trường đi làm ở một số địa phương còn có chính sách hỗ trợ đặc biệt cho GV mầm non.Chẳng hạn, tại TP.HCM, giáo viên mầm non mới ra trường ở TP.HCM được trợ cấp gần 3 triệu đồng/tháng (100% mức lương cơ sở), tỷ lệ này là 70% và 50% trong hai năm tiếp theo.
-
Những điều cần biết về ngành sư phạm mầm non
Những Yêu Cần Cần Thiết Khi Học Sư Phạm Mầm Non
Yêu cầu về kiến thức:
Học sinh tốt nghiệp Trung cấp Mầm non đạt chuẩn kiến thức sau:
- Hiểu biết về kiến thức giáo dục đại cương để vận dụng vào thực tiễn giáo dục mầm non.
- Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học giáo dục mầm non ở trình độ trung cấp để thực hiện tốt công tác chuyên môn.
- Hiểu biết đầy đủ về mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục sư phạm mầm non, phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục và sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi khác nhau.
- Biết áp dụng kiến thức khoa học giáo dục sư phạm mầm non vào việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thuộc các đổi tượng khác nhau, trẻ có nhu cầu đặc biệt ở tất cả các nhóm tuổi, các loại hình trường, lớp mầm non.
Yêu cầu về kỹ năng:
- Học sinh tốt nghiệp đạt chuẩn các kỹ năng thực hành cơ bản của ngành Trung cấp Sư phạm mầm non gồm:
Kỹ năng cứng:
- Quan sát, tìm hiểu và đánh giá mức độ phát triển của trẻ.
- Thiết kế kế hoạch và tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ mầm non phù hợp mục tiêu giáo dục, đặc điểm phát triển trẻ và điều kiện thực tiễn của địa phương.
- Thiết kế môi trường giáo dục phát huy tính tích cực của trẻ, đáp ứng nhu cầu và khả năng của trẻ.
- Lập kế hoạch và định hướng phát triển cho trẻ phù hợp, khoa học với yêu cầu của từng độ tuổi, của từng trẻ trong cùng độ tuổi.
- Tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục.
- Đánh giá hiệu quả và điều chỉnh quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
- Quan sát, đánh giá mức độ phát triển của trẻ tại nhóm lớp quản lý.
- Quản lý nhóm lớp hiệu quả.
- Hợp tác và giao tiếp với đồng nghiệp, gia đình và cộng đồng trong hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ.
- Có khả năng tuyên truyền, phối hợp với gia đình, cộng đồng trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non.
- Tự bồi dưỡng nâng cao năng lực sư phạm và trình độ chuyên môn.
Kỹ năng mềm:
- Kỹ năng mềm: Học sinh tốt nghiệp phải có chứng chỉ/chứng nhận một trong các kỹ năng mềm của các tổ chức, trung tâm được cấp phép đào tạo kỹ năng mềm như: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng tìm việc làm, kỹ năng tư duy…
Yêu cầu về thái độ:
- Có phẩm chất đạo đức tốt, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, phụ huynh, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, trung thực và có tính kỷ luật cao.
- Yêu nghề, yêu trẻ, sẵn sàng đảm nhiệm các công việc được giao ở các cơ sở mầm non.
Vị trí làm việc của người học sau khi tốt nghiệp:
- Học sinh sau khi tốt nghiệp và đạt chuẩn đầu ra ngành Trung cấp Sư phạm mầm non của Trường TC Bách Khoa Sài Gòn có thể làm việc tại các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập.
Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi ra trường:
Trên nền tảng các kiến thức và kỹ năng đã được trang bị, học sinh sau khi tốt nghiệp có khả năng:
- Tiếp tục học tập ở bậc cao hơn (Cao đẳng, Đại học) và để năng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ;
- Tự nghiên cứu, học tập, bổ sung các tri thức và kỹ năng còn thiếu nhằm đáp ứng với yêu cầu của vị trí công tác và quy hoạch phát triển nhân sự ở đơn vị công tác.
Đăng ký học Hệ Trung cấp e learning ngay hôm nay
Nếu bạn quan tâm đến Hệ Trung cấp chính quy e learning của Học Viện I Learning, bạn có thể liên hệ với phòng tuyển sinh để biết thêm thông tin chi tiết và đăng ký học:
Hotline CN2: 0582443912
Hãy nhanh tay đăng ký để không bỏ lỡ cơ hội học tập tuyệt vời này. Hãy cùng Học Viện I Learning khởi đầu cho sự nghiệp của bạn. Chúc bạn thành công!
ĐIỀU KIỆN XÉT TUYỂN
– Tốt nghiệp THCS đối với ngành thường
– Tốt nghiệp THPT đối với ngành sức khỏe
– Tốt nghiệp TC/CĐ/ĐH đối với hệ Liên thông, VB2
Hồ Sơ Khi Đăng Ký Học trung cấp online:
- 02 CMND/CCCD công chứng
- 02 Bản sao công chứng giấy khai sinh (bắt buộc), có xác nhận TT cư trú thì nộp kèm theo
- 04 Ảnh 3*4 (Ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh sau tấm ảnh) và 02 phong bì dán sẵn tem
- 01 Phiếu đăng ký dự tuyển vào giáo dục nghề nghiệp theo mẫu của nhà trường.
- Bản sao chứng thực của một trong các giấy tờ sau: bằng tốt nghiệp Trung cấp/Cao đẳng/Đại học hoặc giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời Trung cấp/Cao đẳng/Đại học
- Bản sao công chứng bảng điểm THCS, THPT, Trung cấp/Cao đẳng/Đại học

Để tìm hiểu sâu hơn về chương trình và thời gian đào tạo, hãy liên hệ Phòng tuyển sinh Học Viện I LEARNING
Facebook: https://www.facebook.com/ilearningvvvn
Instagram: https://www.instagram.com/hoc_tu_xa_ilearning/
youtobe: www.youtube.com/@hoctuxailearning
Tiktok: https://www.tiktok.com/@hoctuxailearning
Link đăng ký: https://forms.gle/KkdYMRAGrt7CW6386