ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: Thiết bị dạy học hóa học
Ngành: THƯ VIỆN Thời gian: 30 phút
(Trình độ trung cấp)
Hướng đẫn bổ sung : · Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp |
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Hiện tượng khi nhận biết khí CO2 bằng nước vôi trong là:
- Tăng nhiệt độ.
- Kết tủa vàng.
- Vẩn đục.
- Sủi bọt khí.
Câu 2: Các loại hồ sơ, sổ sách của viên chức làm công tác thiết bị dạy học cần lưu giữ ít nhất bao lâu?
- 3 năm.
- 10 năm.
- 1 năm.
- 5 năm.
Câu 3: Viên chức làm công tác thiết bị dạy học có thể xây dựng kế hoạch hỗ trợ, phục vụ cho giáo viên khi họ sử dụng thiết bị dạy học trên lớp, đặc biệt là các tiết thực hành trong chương trình thông qua
- Sổ tổng hợp kế hoạch sử dụng thiết bị dạy học trong một tuần.
- Sổ mượn, trả thiết bị, dụng cụ, hóa chất.
- Sổ nhật kí hoạt động phòng thí nghiệm, thực hành, bộ môn.
- Sổ danh mục các trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất của phòng.
Câu 4: Một trong các nguyên nhân gây cháy nổ trong phòng thí nghiệm là
- Các tủ chứa hóa chất hầu hết là tủ kim loại.
- Sắp xếp, bảo quản hóa chất không đúng quy định.
- Hệ thống cửa sổ không có chốt an toàn.
- Sàn gạch không có chất chống cháy.
Câu 5: Các kỹ thuật trong sử dụng đèn cồn, ngoại trừ:
- Khi đun nóng, đặt đáy ống nghiệm ở vị trí 2/3 ngọn lửa đèn cồn (tính từ dưới lên).
- Khi đun ống nghiệm, hơ đều và miệng ống nghiệm hướng về phía không có người.
- Không để đáy ống nghiệm sát bấc đèn.
- Cần cần ống nghiệm trực tiếp bằng tay khi đun để kiểm soát nhiệt độ.
Câu 6: Thế nào là dung môi?
- Là một dung dịch có nồng độ xác định và không bị biến tính theo thời gian.
- Là chất dùng để hòa tan một chất khác thành dung dịch.
- Là chất có khả năng hòa tan dung dịch.
- Là một hỗn hợp của 2 hay nhiều chất tinh khiết.
Câu 7: Trường hợp ngộ độc do hít phải chất độc như khí clo, brom,… cần cho nạn nhân nằm ở chỗ thoáng, nới dây thắt lưng, cho thở không khí có một lượng nhỏ
- Oxi.
- Amoniac.
- Hiđro clorua.
- Hiđro sunfua.
Câu 8: Để đảm bảo an toàn khi tiến hành thí nghiệm với các chất dễ nổ:
- Đựng trong các lọ dạy, nút kin và nên có một lớp nước mỏng ở trên.
- Tránh đập, va chạm và không để gần lửa.
- Làm trong tủ hốt hoặc ở nơi thoáng gió và mở rộng cửa phòng.
- Phải pha loãng.
Câu 9: Khi sử dụng hóa chất cần đảm bảo, ngoại trừ
- Tiết kiệm.
- Độ tinh khiết của hóa chất.
- An toàn.
- Pha loãng.
Câu 10: Không bôi vaselin hoặc thuốc mỡ lên vết bỏng photpho vì
- Làm vết bỏng bị phồng rộp lên.
- Sẽ gây nhiễm trùng chỗ bỏng.
- Làm vết bỏng luôn ẩm ướt, khó khô.
- Photpho hòa tan trong các chất này.
Câu 11: Chức năng của lưới thép amiăng là
- Lót các dụng cụ trong quá trình đun nóng.
- Lọc cặn khi rót dung dịch vào bình hứng.
- Phân tán nhiệt và chia đều nhiệt khi đun nóng.
- Che chắn bụi bẩn xâm nhập dụng cụ thí nghiệm.
Câu 12: Trường hợp học sinh bị ngộ độc do hút phải kiềm đặc (amoniac, xút ăn da,…), sơ cứu nạn nhân bằng cách
- Cho uống giấm loãng (axit axetic 2%) hoặc nước chanh.
- Cho nạn nhân uống than hoạt tính.
- Cho uống dung dịch đồng sunfat 5%.
- Cho uống nhiều nước, ép nôn ra rồi cho uống sữa hột gà.
Câu 13: Khi bị bỏng brom lỏng thì phải dội nước vào để rửa ngay rồi rửa lại vết bỏng bằng dung dịch (X), sau đó bôi vaselin, băng lại và đem đến trạm y tế gần nhất để cứu chữa. (X) là
- Natri thiosunfat Na2S2O3 5%.
- Dung dịch axit axetic 3%.
- Natri hidrocacbonat 3%.
- Dung dịch axit boric 2%.
Câu 14: Các biện pháp xử lý các chất thải nguy hiểm thường được bắt đầu từ việc:
- Hiểu rõ nguồn gốc và ảnh hưởng của nó tới môi trường.
- Trung hòa, kết tủa, oxi hóa, khử các chất thải nguy hiểm trong nước thải.
- Xử lý sơ bộ tách các chất hữu cơ, tách dầu và các chất rắn lơ lửng.
- Sử dụng phương pháp hiệu quả để loại bỏ các chất hữu cơ nguy hiểm.
Câu 15: Khi bỏng vật nóng (nước sôi, cháy,…) cần đắp ngay lên chỗ bỏng miếng bông tẩm dung dịch (Y), sau đó bôi vaselin và băng vết thương lại. (Y) là
- Natri thiosunfat Na2S2O3 5%.
- Dung dịch axit boric 2%.
- Dung dịch axit axetic 3%.
- Thuốc tím KMnO4 1%.
Câu 16: Lưu ý khi bảo quản hóa chất dễ bay hơi, dễ tác dụng với oxi, khí CO2 và hơi nước là gì?
- Đựng vào những lọ có nút kín, để trong bóng tối.
- Đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng 1 lớp sơn mài.
- Đựng vào những lọ có nút kín, để ngoài sáng nhưng phải thoáng mát.
- Đựng vào những lọ có nút cao su hoặc nút nhám, bên ngoài có tráng 1 lớp parafin.
Câu 17: Ký hiệu nào sau đây cảnh báo là chất gây nổ?
- N.
- T.
- E.
- C.
Câu 18: Trường hợp ngộ độc do ăn phải hợp chất của thủy ngân, trước hết phải làm cho nạn nhân nôn ra rồi cho uống sữa có pha lòng trắng trứng hoặc nước pha lòng trắng trứng. Sau đó cho nạn nhân uống
- Nước ấm.
- Nước chanh.
- Than hoạt tính.
- Nước sođa.
Câu 19: Hiện tượng khi nhận biết Iot tự do bằng dung dịch hồ tinh bột 0,5%:
- Đỏ.
- Đỏ tím.
- Vàng nâu.
- Xanh tím.
Câu 20: Khi ngộ độc do photpho trắng, trước hết cũng cần làm cho nạn nhân nôn ra, rồi uống dung dịch đồng sunfat (0,5g CuSO4 trong 1 lít nước), cho uống nước đá. Tuyệt đối không được uống gì?
- Nước chanh.
- Giấm loãng.
- Sữa, lòng trắng trứng.
- Nước đường.
—————HẾT——————–
(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)
Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com
Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.
Trân Trọng,