ĐỀ THI – CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT

PHÒNG ĐÀO TẠO

NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

MÔN: CẤU TRÚC DỮ LIỆU VÀ GIẢI THUẬT

Thời gian làm bài: 60 phút

(Không kể thời gian phát đề)

Câu 01

Giải thuật là … câu lệnh chặt chẽ, rõ ràng và xác định một trình tự các thao tác trên

các đối tượng dữ liệu.

  1. một
  2. hai
  3. dãy.
  4. ba

Câu 02

 Sau một số … bước thực hiện giải thuật cho chúng ta đạt được kết quả mong

muốn.

  1. vô hạn
  2. giới hạn
  3. hữu hạn
  4. thao tác

Câu 03

Đánh giá độ phức tạp của giải thuật là việc xác định … và … mà giải thuật cần để

thực hiện giải một bài toán.

  1. Khoảng thời gian, độ khó.
  2. Khoảng thời gian, độ khó.
  3. Khoảng thời gian, dung lượng bộ nhớ máy tính.
  4. Độ khó, dung lượng bộ nhớ máy tính.

Câu 04

Các kiểu dữ liệu cơ bản là …

  1. các kiểu dữ liệu mà người lập trình được cung cấp sẵn từ máy tính
  2. các kiểu dữ liệu mà người lập trình được cung cấp sẵn từ ngôn ngữ tự nhiên
  3. các kiểu dữ liệu mà người lập trình được cung cấp sẵn từ ngôn ngữ lập trình.
  4. các kiểu dữ liệu mà người lập trình được cung cấp sẵn từ ngôn ngữ máy

 Câu 05

Chỉ  ra kiểu dữ liệu cơ bản

  1. Sinh viên
  2. Float.
  3. Họ tên.
  4. Ngày sinh.

Câu 06

Chỉ ra kiểu dữ liệu không cơ bản

  1. Char.
  2. int.
  3. long.
  4. struct.

Câu 07

 Kiểu dữ liệu trừu tượng là …

A. kiểu dữ liệu mà người lập trình phải tự xây dựng không dựa trên các kiểu dữ liệu cơ

bản được cung cấp từ ngôn ngữ lập trình.

B. kiểu dữ liệu mà người lập trình phải tự xây dựng dựa trên các kiểu dữ liệu không cơ

bản được cung cấp từ ngôn ngữ lập trình.

C. kiểu dữ liệu mà người lập trình phải tự xây dựng dựa trên các kiểu dữ liệu cơ bản

được cung cấp từ ngôn ngữ máy.

D. kiểu dữ liệu mà người lập trình phải tự xây dựng dựa trên các kiểu dữ liệu cơ bản

được cung cấp từ ngôn ngữ lập trình.

 Câu 08

Chỉ ra kiểu dữ liệu trừu tượng

  1. float.
  2. int.
  3. char.
  4. mảng 1 chiều.

Câu 09

Chỉ ra kiểu dữ liệu cơ bản

  1. mảng 1 chiều.
  2. mảng 2 chiều.
  3. struct.
  4. pointer.

Câu 10

Cấu trúc dữ liệu là …

  1. cách lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính (ROM), sao cho nó có thể được sử

dụng một cách hiệu quả.

B. cách lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính (HDD), sao cho nó có thể được sử dụng

một cách hiệu quả.

C. cách lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính (USB), sao cho nó có thể được sử dụng

một cách hiệu quả.

D.cách lưu trữ dữ liệu trong bộ nhớ máy tính (RAM), sao cho nó có thể được sử dụng

một cách hiệu quả.

Câu 11

Mối quan hệ giữa cấu trúc dữ liệu và giải thuật có thể minh hoạ  bằng đẳng thức

  1. Chương trình = Cấu trúc dữ liệu
  2. Giải thuật + Chương trình = Cấu trúc dữ liệu
  3. Cấu trúc dữ liệu + Chương trình = Giải thuật.
  4. Cấu trúc dữ liệu + Giải thuật = Chương trình.

Câu 12

Phát biểu sau đúng hay sai:  Khi cấu trúc dữ liệu thay đổi thì giải thuật cũng 

thay đổi theo

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 13

Phát biểu sau đúng  hay sai: khi nói tới dữ liệu thì cũng phải xem xét dữ liệu đó

cần được thực hiện bằng giải thuật gì để đạt được kết quả mong muốn

  1. Đúng.
  2. Sai

Câu 14

Phát biểu sau đúng hay sai: Khi nói tới giải thuật phải xem xét nó sẽ tác động trên dữ

liệu nào

  1. Đúng.
  2. Sai

Câu 15

Phát biểu sau đúng hay sai: Giải thuật thể hiện hành động của các bước để giải bài

toán

A.  Đúng.

B. Sai.

Câu 16

Phát biểu sau đúng hay sai: Dữ liệu là đối tượng được xử lý , nó biểu diễn các thông

tin cần thiết cho bài toán: dữ liệu vào, dữ liệu ra.

  1. Đúng.
  2. Sai.

Câu 17

Chọn phát biểu đúng

  1. Một đối tượng được gọi là đệ quy, nếu nó không được mô tả thông qua định nghĩa

của chính nó.

B. Một đối tượng được gọi là đệ quy, nếu nó được mô tả thông qua định nghĩa của đối

tượng khác.

C. Một đối tượng được gọi là đệ quy, nếu nó được mô tả thông qua định nghĩa của

chính nó.

Câu 18: Trong kiến trúc xử lý 4 bits.Thanh ghi MBR làm nhiệm vụ gì?

A.Đọc dữ liệu từ ô nhớ trong bộ nhớ.

B.Ghi dữ liệu ra bộ nhớ.

C.Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ.

D.Tín hiệu đọc dữ liệu từ một ô nhớ trong bọ nhớ.

Câu 19: Trong kiến trúc xử lý 4 bits. Thanh ghi MAR làm nhiệm vụ gì?

A.Đọc địa chỉ ô nhớ trong bộ nhớ.

B.Ghi dữ liệu ra bộ nhớ.

C. Đọc dữ liệu từ ô nhớ trong bộ nhớ.

D.Tín hiệu đọc dữ liệu từ một ô nhớ trong bọ nhớ.

Câu 20:Các loại BUS nào sử dụng trong kiến trúc vào/ra của máy tính số là:

A.Cả 3 loại BUS: Dữ liệu, địa chỉ, điều khiển.

B.BUS địa chỉ

C.BUS điều khiển

D.BUS dữ liệu.

Câu 21: Loại BUS nào làm nhiệm vụ điều khiển các tín hiệu đọc/ghi dữ liệu giữa chip vi xử lý và bộ nhớ:

A.BUS điều khiển.

B.BUS địa chỉ.

C.BUS dữ liệu.

D.BUS địa chỉ và BUS điều khiển.

Câu 22:Loại BUS nào làm nhiệm vụ đọc/ghi dữ liệu giữa chip vi xử lý và bộ nhớ:

A.BUS dữ liệu.

B.BUS địa chỉ.

C.BUS điều khiển.

D.BUS địa chỉ và BUS điều khiển.

Câu 23:Trong kiến trúc máy vi tính 4 bits. Khối nào làm thực hiện nhiệm vụ con trỏ lệnh.

A.Khối ID

B.Khối MBR.

C.Khối MAR.

D.Khối CU

Câu 24:Trong kiến trúc vi xử lý 16 bits. Cặp thanh ghi nào quản lý sự hoạt động của STACK.

A. SS:SP.

B. CS:IP.

C. BP:SP.

D. DS:SI.

Câu 25:Trong kiến trúc vi xử lý 16 bits. thanh ghi SP làm nhiệm vụ gì?

A.Trỏ đến đỉnh STACK.

B.Trỏ đến đáy STACK.

C.Trỏ đến địa chỉ con trỏ lệnh.

D.Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

Câu 26:Trong kiến trúc vi xử lý 16 bits. thanh ghi IP làm nhiệm vụ gì?

A.Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

B.Trỏ đến đáy STACK.

C.Trỏ đến địa chỉ con trỏ lệnh.

D.Trỏ đến đỉnh STACK..

Câu 27.Trong kiến trúc xử lý 16 bits. Cặp thanh ghi CS:IP thực hiện nhiệm vụ gì?

A> Trỏ đến địa chỉ SEGMENT của ô nhớ trong đoạn lệnh.

B> Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn lệnh.

C> Trỏ đến địa chỉ SEGMENT của ô nhớ trong đoạn dữ liệu.

D> Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn dữ liệu.

Câu 28:Trong kiến trúc xử lý 16 bits. Cặp thanh ghi DS:DI thực hiện nhiệm vụ gì?

A> Trỏ đến địa chỉ SEGMENT ô nhớ trong đoạn dữ liệu đích.

B> Trỏ đến địa chỉ SEGMENT ô nhớ trong đoạn dữ liệu đích.

C> Trỏ đến địa chỉ OFFSET của ô nhớ trong đoạn dữ liệu.

D> Trỏ đến địa chỉ OFFSET của đoạn dữ liệu.

 Câu 29:Chức năng của khối A.L.U trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A>Thực hiện các phép tính LOGIC và TOÁN HỌC.

B>Thực hiện việc giải mã lệnh.

C>Thực hiện việc đếm lệnh

Câu 30:Chức năng của khối I.D trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A>Thực hiện việc giải mã lệnh.

B>Thực hiện các phép tính LOGIC và SỐ HỌC.

C>Thực hiện việc đếm lệnh.D>Là cấu trúc nhớ đệm lệnh trong quá trình giải mã lệnh

Câu 31:Chức năng của khối EU trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A>Thực hiện các lệnh đã giải mã.

B>Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ.

C>Thực hiện các phép tính LOGIC

D>Thực hiện các phép tính SỐ HỌC

Câu 32:Chức năng của khối CU trong kiến trúc vi cử lý 16bits là:

A>Thực hiện việc điều khiển đọc lệnh và dữ liệu

B>Giải mã các lệnh đã đọc vào từ bộ nhớ.

C>Thực hiện các phép tính LOGIC.

D>Thực hiện các phép tính SỐ HỌC..

Câu 33:Nhóm thanh ghi nào có chức năng chỉ đoạn trong số các nhóm sau:

A>CS, DS, ES, SS

B>AX,BX, CX, DX

C>SI,DI,IP

D>SP,BP,FLAGS

Câu 34:Nhóm thanh ghi nào có chức năng chung trong số các nhóm sau:

A>AX,BX, CX, DX

B>CS, DS, ES, SS

C>SI,DI,IP

D>SP,BP,FLAGS

——-Hết——-

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!