Đề số 73- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- Tổ Chức Hoạt Động Âm Nhạc Cho Trẻ Trường Mầm Non-IL0073

ĐỀ THI KẾT GIỮA KỲ
MÃ ĐỀ: IL0073

         MÔN: Tổ Chức Hoạt Động Âm Nhạc Cho Trẻ Trường Mầm Non

   Ngành: Sư Phạm Mầm Non                                             Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM

1.Vai trò của giáo dục âm nhạc trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách trẻ em?

  1. Phát triển thẩm mỹ, thể chất, trí tuệ.
  2. Phát triển thẩm mỹ, đạo đức, thể chất.
  3. Giáo dục đạo đức.
  4. Giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, phát triển sinh lý.

2.Vai trò giáo dục thẩm mỹ của âm nhạc?

  1. Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ.
  2. Được tiếp xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi… sự cảm nhận của trẻ về ý nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.
  3. Trẻ thường xuyên nghe nhạc sẽ có sở thích riêng tạo nên thị hiếu âm nhạc
  4. Tất cả đều đúng

3.Quan điểm nào sau đây chưa đúng về âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ cho trẻ?

  1. Âm nhạc không có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn, tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân chính không có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp.
  2. Được tiếp xúc với âm nhạc ở một chừng mực nào đó trẻ sẽ biết nhận xét, trao đổi… sự cảm nhận của trẻ về ý nghĩa của lời ca, âm điệu tiết tấu của bài hát được nghe giúp trẻ thêm yêu tác phẩm âm nhạc, đó chính là ý nghĩa của giáo dục thẩm mĩ.
  3. Bài hát giáo dục tình cảm thẩm mỹ cho trẻ (cái đẹp trong ứng xử với ông bà cha mẹ…).
  4. Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng.

4.Hãy chọn đáp án đúng nhất về âm nhạc là phương tiện giáo dục thẩm mỹ?

  1. Âm nhạc không phải là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ.
  2. Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ.
  3. Âm nhạc là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ thấy được mình có thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc mạnh mẽ hay dịu dàng.
  4. Âm nhạc không phải là một trong các bộ môn nghệ thuật giáo dục cái đẹp cho trẻ, giúp trẻ tưởng tượng tập nói lên cảm xúc của mình, trẻ không thể diễn tả những ý nghĩ, những ước mơ, những cảm xúc của trẻ.

5.Hãy nêu vai trò giáo dục đạo đức của âm nhạc?

  1. Âm nhạc giáo dục cho trẻ đạo đức làm người.
  2. âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
  3. Âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
  4. Tất cả đều đúng.

6.Hãy chọn đáp án đúng nhất về âm nhạc là phương tiện giáo dục đạo đức cho trẻ?

  1. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
  2. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều không cần phải chấp hành tính tổ chức. Trẻ chỉ cần có sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau. Do đó âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
  3. Lời ca trong các tác phẩm âm nhạc ít mang hình ảnh nhưng mang đậm chất trữ tình. Nó đã giúp trẻ phát hiện và cảm nhận vẻ đẹp trong thiên nhiên, sự ngộ nghĩnh đáng yêu của các con vật quen thuộc, về tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu quê hương đất nước…
  4. Tất cả đều sai

7.Hãy nêu vai trò phát triển trí tuệ của âm nhạc?

  1. Âm nhạc làm giàu vốn sống cho trẻ.
  2. Âm nhạc làm phát triển ngôn ngữ mở rộng vốn từ cho trẻ.
  3. Âm nhạc giúp trẻ phát triển trí nhớ: khi trẻ hát cùng lúc phải ghi nhớ lời ca, giai điệu, tiết tấu.
  4. Tất cả đều đúng.

8.Hãy nêu vai trò của âm nhạc trong phát triển sinh lý cho trẻ?

  1. Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn.
  2. Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ cũng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Khi hát luôn nhắc trẻ tư thế ngồi thẳng, đứng thẳng, lưng không gù đó là điều quan trọng để tạo tư thế đúng.

9.Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 1 tuổi?

  1. Trẻ khi nghe người lớn hát trẻ bắt chước bập bẹ theo.
  2. Trẻ hát theo người lớn những câu đơn giản.
  3. “a”, “b” đều đúng
  4. “a”, “b” đều sai.

10.Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 2 – 3 tuổi?

  1. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua: vỗ tay, giậm chân, thích gõ,…
  2. Trẻ hát được những bài hát có âm vực mi- la, hát vuốt đuôi theo câu hát của người lớn.
  3. Đến 3 tuổi trẻ có thể hát được một số bài hát ngắn, đơn giản.
  4. Tất cả đều đúng.

11.Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 3 – 4 tuổi?

  1. Trẻ hát được những câu dài trong bài hát quen thuộc.
  2. Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, thích nghe nhạc.
  3. Trẻ có thể múa theo cô một số động tác đơn giản.
  4. Tất cả đều đúng.

12.Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 4 – 5 tuổi?

  1. Trẻ biết nhận xét về âm nhạc.
  2. Trẻ biết hoà giọng mình cùng với các bạn.
  3. Tất cả đều đúng
  4. Trẻ thích chơi trò chơi với nhạc cụ.

13.Đặc điểm khả năng âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi?

  1. Trẻ có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc.
  2. Trẻ có khả năng chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp.
  3. Trẻ có nhu cầu hoạt động âm nhạc, trẻ biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.
  4. Tất cả đều đúng

14.Mục đích giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. là tạo nên sự hình thành và phát triển toàn diện nhân cách trẻ bằng con đường tác động của âm nhạc.
  2. Đưa âm nhạc đến với trẻ thơ, đặt cơ sở ban đầu cho việc giáo dục văn hoá âm nhạc, góp phần giáo dục thẩm mĩ, đạo đức, đẩy mạnh sự phát phát triển trí tuệ, thể chất cho trẻ.
  3. Tất cả đều sai
  4. “a”, “b” đúng.

15.Nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú.
  3. Dạy trẻ những kỹ năng cơ bản, đơn giản và thói quen trong các dạng hoạt động âm nhạc.
  4. Phát triển ở trẻ năng lực cảm thụ, tưởng tượng, sự tập trung chú ý, biết nhận xét, sáng tạo, có khả năng diễn tả hứng thú và sự lựa chọn.

16.Có những phương pháp nào để dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm.
  2. Phương pháp dùng lời (giảng giải, chỉ dẫn, đặt câu hỏi đàm thoại).
  3. Phương pháp thực hành nghệ thuật (học thuộc, tập luyện). Phương pháp sử dụng đồ dùng trực quan.
  4. Tất cả đều đúng

17.Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm là gì?

  1. Là phương pháp được trình bày thông qua nghe, nhìn tạo sự truyền cảm tới người thưởng thức.
  2. Dựa vào đặc điểm tâm sinh lý trẻ và tính chất bài hát, giáo viên tìm cách thể hiện sáng tạo, phù hợp với nhận thức của trẻ.
  3. “a” đúng “b” sai
  4. “a”, “b” đều đúng.

18.Đặc điểm của phương pháp dùng lời trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Là phương pháp sư phạm cần thiết của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.
  2. Tất cả đều đúng.
  3. Sau khi trình bày tác phẩm giáo viên cần giải thích, đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung tác phẩm. Cô giáo cần diễn đạt mạch lạc, cụ thể, dễ hiểu.
  4. Khi tập các động tác mới, giáo viên cũng cần giới thiệu tên động tác, cách thực hiện, đếm nhịp để trẻ dễ thực hiện và ghi nhớ.

19.Phương pháp thực hành nghệ thuật là gì?

  1. Thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng ca hát, vận động và trò chơi âm nhạc cho trẻ.
  2. Là quá trình học thuộc, tập luyện thường xuyên và không cần phải hệ thống các kỹ năng.
  3. thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm nhạc, khả năng ca hát, vận động không bao gồm trò chơi âm nhạc cho trẻ.
  4. Tất cả đều đúng.

20.Phương pháp đồ dùng trực quan được sử dụng như thế nào?

  1. Trong khi học hát, trẻ gõ đệm theo bằng phách tre, trống lắc, nhạc cụ của trẻ em sẽ làm tăng cường cảm giác nhịp điệu, tạo sự hưng phấn.
  2. Khi vận động – múa, các đạo cụ, hoá trang giúp trẻ thể hiện tự tin, sinh động, hấp dẫn hơn.
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lôi cuốn trẻ hơn nếu giáo viên có sử dụng nhạc cụ.

21.Trong trường mầm non có các loại hình hoạt động âm nhạc nào?

  1. Nghe nhạc, vận động theo nhạc.
  2. Hát, trò chơi âm nhạc
  3. Lễ hội
  4. Tất cả đều đúng

22.Vai trò của việc nghe nhạc đối với trẻ mầm non?

  1. Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc, trẻ biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung.
  2. Tất cả đều đúng
  3. Nghe nhạc là một sự tác động sâu sắc đến tâm hồn con người.
  4. Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.

23.Yêu cầu bài hát, bản nhạc cho trẻ  mẫu giáo 5 – 6 tuổi nghe?

  1. Chọn các bài hát về quê hương đất nước,chủ đề về sinh hoạt lao động, tính đoàn kết giữa trẻ em các dân tộc, các bài đồng dao có hình ảnh với sự lặp lại của ngữ điệu, tiết tấu rõ ràng giúp trẻ dễ dàng dựng thành kịch, chuyển thể các chi tiết khác nhau của động tác.
  2. Chọn các bài hát về động vật, thiên nhiên, các bài dân ca quen thuộc, nhạc thiếu nhi.
  3. Nên cho trẻ nghe các bài hát về người thân các bài hát ru, các con vật.
  4. Tất cả đều đúng.

24.Đâu là yêu cầu bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe?

  1. Nghe nhạc góp phần phát triển cảm xúc của trẻ đối với âm nhạc, hình thành ở trẻ thói quen nghe nhạc, trẻ biết ghi nhớ tác phẩm, phân biệt nội dung.
  2. Cần lựa chọn những tác phẩm chứa đựng tính nhân đạo, đi sâu vào thế giới tình cảm của trẻ, phù hợp với trẻ em (Bài hát ru mang tình cảm gia đình, quê hương)
  3. “a” đúng, “b” sai
  4. Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.

25.Theo anh/ chị đáp án nào dưới đây không phải là yêu cầu bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe.

  1. Các bài lựa chọn cho trẻ nghe phải dựa theo các chủ đề giáo dục: gia đình, bản thân, thế giới động vật, thực vật… cho phù hợp với định hướng đổi mới hiện nay.
  2. Nhìn chung, các tác phẩm cho trẻ nghe nhất quyết phải theo sát trong chương trình quy định, không được lấy các tác phẩm tự sáng tác ngoài khung chương trình.
  3. Tính chất chung của các bài hát là vui vẻ, sinh động, mang sức sống.
  4. Tất cả đều đúng.

26.Theo anh/ chị phương pháp nào là phương pháp chủ yếu khi dạy trẻ nghe nhạc?

  1. Phương pháp dùng lời.
  2. Phương pháp chủ yếu là biểu diễn truyền cảm các tác phẩm, đàm thoại diễn giải và trực quan đưa trẻ hướng tới sự phát triển hình tượng âm nhạc. Có thể cho trẻ nghe trực tiếp hoặc nghe qua các phương tiện khác.
  3. Phương pháp thực hành.
  4. Phương pháp trực quan dùng dụng cụ biểu diễn.

27.Hãy nêu các hình thức cho trẻ nghe nhạc?

  1. Nghe trong giờ học nhạc.
  2. Nghe mọi lúc mọi nơi
  3. Nghe trong giờ học khác.
  4. “a”, “b” đúng.

28.Hãy nêu ý nghĩa giáo dục của ca hát?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Ca hát giúp trẻ thở sâu, phát triển giọng trẻ, củng cố thanh quản, phát triển ngôn ngữ.
  3. Dạy hát đòi hỏi trẻ hoạt động trí tuệ một cách tích cực. Trẻ học so sánh, lắng nghe giai điệu âm nhạc, sự thay đổi của tiết tấu âm nhạc.
  4. Trong khi học hát những khả năng âm nhạc của trẻ cũng phát triển mạnh như tai nghe âm nhạc, cảm giác tiết tấu, trí nhớ âm nhạc.

29.Yêu cầu cần đạt về kỹ năng ca hát cho trẻ mầm non.

  1. Tư thế hát: Khi hát cần đứng hoặc ngồi thẳng. Lấy hơi: Hít nhanh sâu, không hổn hển, thở ra từ từ.
  2. Tạo âm thanh: Giọng hát tự nhiên, âm thanh vang, sáng, không la hét căng thẳng trong khi hát. Hát rõ lời: Trẻ hát các từ cần phải rõ, đúng, tiến tới rành mạch.
  3. “a”, “b” đúng
  4. Cô giúp trẻ hiểu nội dung, tính chất bài hát

30.Lưu ý khi tổ chức dạy hát cho trẻ mầm non?

  1. Đối với bài hát đa số trẻ đã biết: cho trẻ hát từ đầu đến hết để phát hiện chỗ sai. Giáo viên có thể phân theo tổ, nhóm, cá nhân và hát nhẩm theo để dễ dàng phát hiện lỗi.
  2. Với bài hát chưa được làm quen: Giáo viên dạy từng câu nối tiếp, giáo viên hát từng câu – trẻ nhắc lại.
  3. Trong quá trình trẻ hát nếu trẻ hát sai cô sửa sai ngay. Khi trẻ đã thuộc cô cho trẻ hát theo đàn đệm.
  4. Tất cả đều đúng.

31.Ý nghĩa của việc tổ chức cho trẻ vận động theo nhạc?

  1. Vận động theo nhạc làm thoả mãn nhu cầu tình cảm của trẻ. Thông qua vận động trẻ được bộc lộ cảm xúc, giao tiếp với bạn bè. Các động tác múa giúp trẻ hiểu biết về kĩ năng, từ đó so sánh, điều chỉnh động tác
  2. Giúp cho tâm hồn của trẻ trong sáng hơn, có hình thể phong thái dáng dấp đẹp.
  3. Giúp trẻ giải phóng năng lượng.
  4. Tất cả đều đúng.

32.Anh/ chị hãy nêu đặc điểm phát triển vận động của trẻ 5 – 6 tuổi?

  1. Biết chuyển động nhịp nhàng theo âm nhạc, từ tốc độ nhịp nhàng có thể chuyển sang tốc độ nhanh hoặc chậm.
  2. Động tác chân linh hoạt, thăng bằng tốt, đổi đội hình theo âm nhạc mở rộng, thu hẹp vòng tròn, biết thể hiện động tác diễn cảm, sáng tạo.
  3. “a”, “b” đúng
  4. Đi lại, chạy vững, có thể phối hợp động tác đơn giản theo nhạc nhưng chưa thật khớp với nhạc, lặp đi lặp lại động tác theo nhịp điệu nhất định

33.Các bước tổ chức trò chơi mới trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Giới thiệu tên trò chơi. Giải thích cách chơi.
  2. Cho trẻ chơi thử. Cho cả lớp chơi.
  3. Sau mỗi lần chơi giáo viên nhận xét, đánh giá, động viên khuyến khích trẻ.
  4. Tất cả đều đúng.

34.Các bước tiến hành tổ chức hoạt động mới về vỗ tay hay gõ đệm?

  1. Cô thực hiện 1-2 lần. Cô phân tích cách vỗ theo nhịp đếm: vỗ tay theo phách là vỗ đều, vỗ theo nhịp là vỗ vào những phách đứng đầu ô nhịp, vỗ theo tiết tấu chậm, vỗ theo tiết tấu nhanh, vỗ theo tiết tấu phối hợp.
  2. Cho trẻ thực hiện theo nhịp đếm của cô. Trẻ vỗ cùng cô với tốc độ chậm, đến khi trẻ vỗ đều cô tăng tốc độ, trẻ vỗ đúng cô cho trẻ ghép lời.
  3. Tổ chức dưới nhiều hình thức khác nhau như trò chơi, có những bài vận động động tác phù hợp cho nam, nữ cô tách riêng ra dạy cho nam và nữ sau đó phối hợp cho cả nam và nữ.
  4. Tất cả đều đúng.

35.Cách tiến hành đối với vận động bài hát trẻ đã làm quen?

  1. Tất cả đều đúng.
  2. Cô cho trẻ nghe giai điệu đoán tên bài hát, tác giả.
  3. Cô thực hiện lại vận động.
  4. Cho trẻ vận động dưới nhiều hình thức khác nhau.

36.Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non trong giờ học cần chú ý điều gì?

  1. Tuỳ vào bài hát và khả năng âm nhạc của trẻ mà giáo viên có thể chọn 2-3 dạng hoạt động âm nhạc trong một giờ học nhạc.
  2. Giáo viên cần tuân thủ theo kế hoạch và giáo án đã đề ra không được thêm bớt các hoạt động.
  3. Tuỳ vào bài hát và khả năng âm nhạc của trẻ mà giáo viên có thể chọn 3-4 dạng hoạt động âm nhạc trong một giờ học nhạc.
  4. Tất cả đều đúng.

37.Giờ học âm nhạc của trẻ 2 – 3 tuổi có những dạng cấu trúc nào?

  1. Trọng tâm: Hát. Kết hợp: Nghe nhạc.
  2. “c”, “d” đúng.
  3. Trọng tâm: Hát. Kết hợp: Vận động theo nhạc.
  4. Trọng tâm: Nghe. Kết hợp: Vận động theo nhạc.

38.Hình thức tổ chức hoạt động âm nhạc sinh hoạt văn nghệ sau chủ đề?

  1. Cuối mỗi chủ đề, giáo viên khuyến khích trẻ thể hiện lại những bài hát, điệu múa, trò chơi, bài thơ, câu đố có liên quan đến chủ đề đã học, cô cùng tham gia với trẻ dưới hình thức biểu diễn văn nghệ.
  2. Tất cả đều đúng.
  3. Giáo viên lựa chọn 3 – 4 nội dung âm nhạc kết hợp trò chơi, câu đố, bài thơ, câu chuyện,..
  4. Tạo thêm các yếu tố bất ngờ như sự xuất hiện của nhận vật, trang phục, đạo cụ…

39.Quy trình Dạy hát hay vận động theo nhạc là trọng tâm, nghe hát và trò chơi là nội dung kết hợp ở bước thứ 2 có nội dung cụ thể như thế nào?

  1. Bước 2. Dạy hát ( Dạy vận động hay vận động theo nhạc)
    + Giới thiệu tên bài hát, tác giả ( Hình thức vận động nếu dạy vận động
    + Cô hát mẫu
    + Dạy trẻ hát ( dạy trẻ vận động)
    + Cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức.
  2. Bước 2: Nghe hát .
    + Giới thiệu tên bài hát, tác giả.
    + Cô hát ( 2 – 3 lần) giữa những lần hát cần xen kẻ các biện pháp.
    + Củng cố.
  3. Bước 4: Trò chơi
    + Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi và luật chơi.
    + Cho trẻ chơi
    + Nhận xét.
  4. Tất cả đều đúng.

40.Khi tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ qua hoạt động lễ hội giáo viên cần chuẩn bị những gì?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Chương trình phải được xây dựng trước, phải có một buổi sơ khảo rút kinh nghiệm.
  3. Kế hoạch trang trí rõ ràng, phải nêu bật rõ nội dung chính của buổi lễ.
  4. Tổ chức các hoạt động tạo hình, có thể cho trẻ cùng tham gia làm những đồ dùng chuẩn bị cho buổi lễ. Xen kẽ chương trình văn nghệ có đọc thơ, kể chuyện. Nên có một trò chơi đơn giản, mới để tạo hứng thú cho trẻ.

41.Khi chọn trẻ để cùng làm người dẫn chương trình với giáo viên trong hoạt động lễ hội nên chọn những trẻ như thế nào?

  1. Trẻ lớp chồi (4 – 5) tuổi, dễ thương, đáng yêu.
  2. Trẻ Lớp Lá (5 – 6) tuổi hơi nhút nhát, nói lắp để cho trẻ có cơ hội thể hiện sự tự tin.
  3. Trẻ 5 – 6 tuổi, nhanh nhẹn, tự tin, hoạt ngôn, có khả năng ứng xử tốt trên sân khấu.
  4. Trẻ 3 – 4 tuổi, nhanh nhẹn, dễ thương.

42.Ví dụ nào sau đây đúng về tổ chức hoạt động dạy nghe nhạc, nghe hát cho trẻ mẫu giáo trong giờ học?

  1. Hoạt động: Nghe nhạc: “Mùa xuân ơi”
    Nội dung kết hợp:
    + Trò chơi “Hãy bắt chước âm thanh trong thiên nhiên”
    + Vận động: Hát kết hợp vỗ tay, nhún kí theo nhịp bài hát.
  2. Hoạt động: Nghe nhạc: “Mùa xuân ơi”
    Nội dung kết hợp:
    + Trò chơi “Hãy bắt chước âm thanh trong thiên nhiên”
    + Nghe nhạc: Hát kết hợp vỗ tay, nhún kí theo nhịp bài hát
  3. Tất cả đều sai
  4. “a” sai, “b” đúng.

43.Hoạt động âm nhạc trong đời sống hằng ngày ở trường mầm non.

  1. Trước giờ học buổi sáng
  2. Giờ học khác
  3. Sử dụng âm nhạc sau giờ học buổi sáng
  4. Tất cả đều đúng

44.Khi cho trẻ nghe nhạc vào giờ đón trẻ buổi sáng giáo viên nên cho trẻ nghe nhạc gì?

  1. Những bài hát vui nhộn theo từng chủ đề, đặc biệt là các bài hát về trường lớp,…
  2. Những bài hát da diết, buồn, nhớ.
  3. Những bài hát không lời, nhẹ nhàng.
  4. Nhạc cổ điển nước ngoài.

45.Khi cho trẻ nghe nhạc để ngủ trưa giáo viên nên cho trẻ nghe nhạc gì?

  1. Những bản nhạc vui nhộn, hứng khởi theo đúng chủ đề chủ điểm.
  2. Những bản nhạc nhẹ nhàng, du dương, có thể chọn nhạc cổ điển nước ngoài, các bài hát ru.
  3. Những bài hát vui nhộn thịnh hành.
  4. Tất cả đều đúng.

46.Khi tổ chức cho trẻ nghe nhạc ở hoạt động chiều giáo viên nên tổ chức cho trẻ nghe nhạc như thế nào?

  1. Cho trẻ ngồi im tại vị trí của trẻ để lắng nghe
  2. Cho trẻ thoải mái chạy nhảy, đùa giỡn
  3. Cô giới thiệu bài nhạc, cho trẻ ngồi hoặc đứng để cảm nhận, có thể đung đưa nhẹ nhàng theo nhạc.
  4. Tất cả đều sai.

47.Vào các giờ học khác giáo viên nên cho trẻ nghe nhạc như thế nào?

  1. Hoạt động phát triển thể chất, giáo viên cho trẻ nghe những bài hát vui nhộn kết hợp với vận động các động tác thể dục.
  2. Hoạt động tạo hình, giáo viên cho trẻ nghe các bản nhạc không lời du dương để trẻ vừa nghe nhạc vừa vẽ, nặn, tô màu.
  3. Giáo viên mở các bài hát quen thuộc cho trẻ vừa tô màu, nặn, vẽ vừa hát theo bài hát.
  4. “a”, “b” đúng

48.Khi tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ tại lớp giáo viên cần tổ chức cho trẻ lựa chọn tiết mục như thế nào?

  1. Giáo viên phân công cụ thể rõ ràng cho trẻ. Ấn định các tiết mục, số lượng trẻ tham gia tiết mục đó.
  2. Giáo viên cùng trẻ thảo luận, cho trẻ lựa chọn tiết mục, trang phục biểu diễn và quyết định tham gia vào tiết mục nào.
  3. Giáo viên cùng trẻ thảo luận, cho trẻ lựa chọn tiết mục, trang phục biểu diễn và quyết định tham gia vào tiết mục nào. Dựa trên khả năng và năng khiếu của trẻ để tư vấn cho trẻ tham gia tiết mục phù hợp.
  4. Tất cả đều đúng

49.Khi tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ tại lớp giáo viên cần chuẩn bị những gì?

  1. Lựa chọn sự kiện lễ hội, lên kế hoạch cơ bản, thỏa thuận với giáo viên cùng lớp, hội ý với trẻ.
  2. Đề xuất với BGH, phối hợp với các bộ phận khác
  3. Lên kế hoạch phân công cụ thể cho trẻ
  4. Tất cả đều đúng

50.Quan điểm nào sau đây chưa đúng về việc tổ chức hoạt động lễ hội cho trẻ tại lớp?

  1. Không nên mời cha mẹ trẻ vào tham gia hoạt động của lớp. Hạn chế việc nhờ cha mẹ trẻ mua đồ, phụ giúp các việc trong lớp vì việc trong lớp là của giáo viên.
  2. Nên bàn chương trình với giáo viên cùng lớp và thông qua Ban Giám hiệu.
  3. Nên nhờ tới sự giúp đỡ của các giáo viên khác, của cha mẹ trẻ, giáo viên không nên ôm đồm công việc.
  4. Tới ngày là tổ chức, không cần phải lên kế hoạch trước hay báo cho cha mẹ trẻ tránh phiền phức tốn thời gian.

51.Để lập kế hoạch giáo dục âm nhạc cho trẻ giáo viên cần phải đánh giá trẻ như thế nào?

  1. Không cần đánh giá, giáo viên chỉ việc căn cứ vào chương trình có sẵn để tổ chức hoạt động cho trẻ.
  2. Đánh giá mức độ ca hát của trẻ, mức độ cảm thụ âm nhạc của lớp mình phụ trách để xác định nội dung trọng tâm – nội dung kết hợp.
  3. Nếu bài hát đa số trẻ đã biết nên chọn dạy vận động theo nhạc là trọng tâm. Nếu trẻ chưa thuộc và hát sai nhiều nên chọn dạy hát làm trọng tâm nội dung khác là nội dung kết hợp.
  4. “b”, “c” đúng.

52.Để lập kế hoạch giáo dục âm nhạc cho trẻ giáo viên cần phải chuẩn bị gì về tác phẩm âm nhạc?

  1. Sưu tầm, lựa chọn tác phẩm dạy trẻ hát, hát cho trẻ nghe, trò chơi âm nhạc (nếu có) phù hợp với chủ đề giáo dục.
  2. Tìm hiểu nội dung và thể loại của tác phẩm, xác định đặc điểm âm nhạc, sắc thái, âm vực, cấu trúc, câu đoạn của bài hát, dự kiến đoạn khó về âm điệu, nhịp điệu, lời ca..
  3. “a”, “b” đúng
  4. “a” đúng, “b” sai.

53.Để lập kế hoạch giáo dục âm nhạc cho trẻ giáo viên cần phải lựa chọn các hoạt động âm nhạc như thế nào?

  1. Tuỳ theo mức độ dài ngắn, khó hay dễ của tác phẩm và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài học có 1,2,3 dạng hoạt động âm nhạc (ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc).
  2. Đảm bảo thời gian tổ chức hoạt dộng âm nhạc theo qui định.
  3. Lựa chọn các hoạt động âm nhạc: Tuỳ theo mức độ dài ngắn, khó hay dễ của tác phẩm và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài học có 1,2,3 dạng hoạt động âm nhạc (ca hát, vận động, nghe hát, trò chơi âm nhạc). Đảm bảo thời gian tổ chức hoạt dộng âm nhạc theo qui định.
  4. Tuỳ theo mức độ dài ngắn, khó hay dễ của tác phẩm và khả năng thể hiện cảm thụ của trẻ để cấu trúc bài học có 1,2,3 dạng hoạt động âm nhạc.

54.Giáo dục tích hợp thể hiện như thế nào trong hoạt động âm nhạc?

  1. Khi tiến hành các hoạt động âm nhạc trong giờ học âm nhạc, cần chú ý tổ chức môi trường hoạt động cho cô và trẻ, có sự phối hợp các lĩnh vực phát triển khác, bổ trợ cho hoạt động chính là hoạt động âm nhạc.
  2. Chuẩn bị đồ dùng phù hợp với nội dung các hoạt động.
  3. Đảm bảo thời gian tổ chức hoạt dộng âm nhạc theo qui định.
  4. Tất cả đều đúng.

55.Các bước thiết kế bài soạn giáo dục âm nhạc theo chủ đề?

  1. Chủ đề. Chủ đề nhánh. Đề tài: Nội dung trọng tâm, nội dung kết hợp. Nội dung tích hợp (nếu có). Độ tuổi, thời gian.
  2. Mục tiêu, chuẩn bị.
  3. Tiến trình: Ổn định, tổ chức hoạt động âm nhạc, củng cố
  4. Tất cả đều đúng

56.Cần lưu ý những gì khi dạy vận động theo nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Nếu trẻ chưa được làm quen với vận động cô hát kết hợp vận động, phân tích cách thực hiện động tác. Dạy trẻ vận động từng câu một lần rồi cho trẻ thực hiện cả bài nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau.
  2. Nếu trẻ đã được làm quen với vận động cô và trẻ vừa hát vừa vận động một lần sau đó cho trẻ vừa hát vừa vận động với nhiều hình thức khác nhau.
  3. “a”, “b” đúng
  4. “a” đúng, “b” sai.

57.Cần lưu ý gì khi tổ chức hoạt động trò chơi âm nhạc trong giờ dạy học âm nhạc?

  1. Sau mỗi lần chơi cô nâng cao yêu cầu của trò chơi để tạo hứng thú cho trẻ. Số lần chơi tuỳ thuộc vào hứng thú của trẻ với trò chơi và thời gian tiết học.
  2. Giới thiệu tên trò chơi, cách chơi, luật chơi.
  3. Trẻ có thể chơi bao nhiêu tùy thích
  4. Tất cả đều sai

58.Hoạt động củng cố trong giờ học âm nhạc được thực hiện như thế nào?

  1. Củng cố: hỏi lại tên bài hát của nội dung trọng tâm (nếu là vận động cô hỏi lại tên bài hát và vận động)
  2. Củng cố: hỏi lại tên bài hát của nội dung trọng tâm (nếu là vận động cô hỏi lại tên bài hát và vận động), cho trẻ thực hiện lại nội dung trọng tâm và kết thúc tiết học.
  3. Củng cố: Cho trẻ thực hiện lại nội dung trọng tâm và kết thúc tiết học.
  4. Củng cố: Không cần trẻ thực hiện lại nội dung trọng tâm, có thể tổ chức 1 trò chơi nhỏ rồi kết thúc tiết học.

59.Hãy chọn ví dụ đúng

  1. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
    Chủ đề: Thế giới động vật
    Đề tài: Dạy hát “Chú Mèo Con”
    Trò Chơi: Mèo nghe hát chạy vào hang
    Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
    Thời gian: 15 -20 phút
  2. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
    Chủ đề: Thế giới động vật
    Đề tài: Dạy hát “Chú Mèo Con”
    Hát: Con gà trống
    Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
    Thời gian: 15 -20 phút
  3. GIÁO ÁN MÔN ÂM NHẠC
    Chủ đề: Thế giới động vật
    Đề tài: Dạy hát “Chú Mèo Con”
    Trò Chơi: Mèo nghe hát chạy vào hang
    Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
    Thời gian: 15 -20 phút
  4. GIÁO ÁN PHÁT TRIỂN THẨM MỸ
    Chủ đề: Thế giới động vật
    Đề tài: Dạy hát “Chú Mèo Con”
    Độ tuổi: 3 – 4 tuổi
    Thời gian: 15 -20 phút

60.Thiết kế giáo án giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non cần xác định các mục tiêu nào?

  1. Kiến thức, kĩ năng
  2. Kiến thức, thái độ.
  3. Kiến thức, kĩ năng, thái độ
  4. Kiến thức

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!