Đề số 66-ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- Đề làm đồ chơi- IL0066

ĐỀ THI KẾT CUỐI KỲ
MÃ ĐỀ: IL0066

                    MÔN:  ĐỀ LÀM ĐỒ CHƠI

   Ngành: Sư Phạm Mầm Non                                             Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM:

Câu 1. Anh/ chị hãy nêu khái niệm đồ chơi

  1. Đồ chơi là những vật cụ thể đặc biệt thể hiện sinh động thế giới vật chất trong cuộc sống và hoạt động của con người, phù hợp với đặc điểm phát triển tâm sinh lý trẻ chỉ dùng trong hoạt động chơi của trẻ, giáo dục trẻ khiếu thẩm mỹ, giải trí và dùng để trang trí lớp học.
  2. Những đồ chơi khi làm ra được mô phỏng từ thế giới thực.
  3. “a”, “b” đều đúng
  4. Đồ chơi là tất cả những vật được giáo viên sử dụng cho trẻ học.

Câu 2. Anh/ chị hãy cho biết đồ chơi cho trẻ mầm non có đặc điểm gì?

  1. Đồ chơi là những vật cụ thể trong các hoạt động vui chơi, thông qua các trò chơi có thể trực tiếp tác động lên đồ chơi, hoạt động với đồ chơi và chơi với đồ chơi. Những đồ chơi khi làm ra được mô phỏng từ thế giới thực.
  2. Các đồ vật, con vật,… được thu nhỏ và đơn giản lại, song vẫn mang tính chất giáo dục, thẩm mỹ và có khả năng thu hút, gợi hứng thú ở trẻ
  3. Tất cả đều đúng
  4. “a”, “b” đều đúng

Câu 3. Anh chị hãy cho biết đâu là hoạt động chủ đạo trong trường mầm non?

  1. Học tập, vui chơi
  2. Chơi
  3. Làm quen với bạn bè.
  4. ăn uống, ngủ đủ giấc, học bài.

Câu 4. Anh/ chị hãy cho biết đâu là điểm giống nhau giữa đồ chơi và đồ dùng dạy học?

  1. Tất cả đều sai.
  2. “c” và “d” đều đúng
  3. Đồ chơi và đồ dùng dạy học đều là phương tiện được sử dụng trong hoạt động học tập, giáo dục trẻ
  4. Đồ chơi nhằm truyền tải đến trẻ những tri thức cần lĩnh hội. Đối với trẻ mầm non trẻ chơi mà học, học bằng chơi.

Câu 5. Anh/ chị hãy cho biết quan điểm nào sau đây chưa đúng?

  1. Đồ chơi là đồ vật trẻ được sử dụng tự do trong các trò chơi của mình. Trẻ chơi theo cách trẻ muốn.
  2. Tất cả đều đúng.
  3. Trong khi thao tác với đồ dùng dạy học trẻ được tự do sử dụng không cần có sự hướng dẫn và tổ chức chặt chẽ của cô giáo.
  4. “a” và “c” đều đúng.

Câu 6. Anh/ chị hãy cho biết đáp án nào dưới đây chưa đúng?

  1. Đồ chơi được trẻ sử dụng với mục đích là chơi vui là chính.
  2. Đồ chơi được trẻ sử dụng với mục đích là học, lĩnh hội tri thức là chính
  3. Đồ dùng dạy học được giáo viên và trẻ sử dụng với mục đích truyền thụ và lĩnh hội tri thức là chính
  4. “a” và “c” đều đúng.

Câu 7. Anh chị hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Tất cả đều sai
  2. Đồ chơi giúp trẻ có được khái niệm đầu tiên về đồ vật thật mà trẻ chưa được trực tiếp nhìn thấy, thông qua đồ chơi giúp trẻ hình thành khái niệm mới về vật đó.
  3. Đồ chơi học tập là vật trẻ có thể thoải mái sờ, cầm, nắm, ném một cách tự do theo ý thích.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8. Đồ chơi có ý nghĩa giáo dục như thế nào đối với trẻ?

  1. Đồ chơi giáo dục trí tuệ, thẩm mỹ, đạo đức, thể lực, tình cảm lao động.
  2. Đồ chơi có ý nghĩa vui chơi là chính, không mang ý nghĩa giáo dục
  3. “b” đúng, “a” sai
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9. Chức năng giáo dục trí tuệ của đồ chơi là?

  1. Đồ chơi giúp cho trẻ phát triển tiếng nói, vốn từ. Có đồ chơi kèm lời giải thích của cô sẽ giúp trẻ nói được nhiều và chính xác hơn.
  2. Tất cả đều đúng.
  3. Là quá trình biến cái cũ thành cái mới.
  4. Tất cả đều sai

Câu 10. Anh chị hãy cho biết có những loại đồ chơi nào?

  1. Đồ chơi học tập, đồ chơi xây dựng
  2. Đồ chơi học tập. Đồ chơi hình tượng, chủ đề. Đồ chơi trang trí. Đồ chơi xây dựng. Đồ chơi sân khấu. Đồ chơi trẻ tự làm
  3. Tất cả đều sai
  4. Đồ chơi sân khấu. Đồ chơi học tập. Đồ chơi hình tượng

Câu 11. Anh/ chị hãy cho biết có bao nhiêu nguyên tắc khi làm đồ chơi cho trẻ mầm non?

  1. Tất cả đều sai
  2. 2 nguyên tắc
  3. 3 nguyên tắc
  4. 6 nguyên tắc

Câu 12. Theo anh chị đâu là tác dụng của đồ chơi học tập?

  1. Nguyên tắc 1: Đồ chơi phải có tác dụng giáo dục
    Nguyên tắc 2: Đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn
  2. Giúp trẻ biết tự đánh giá kết quả theo nhiệm vụ và yêu cầu của cô. Trẻ biết được cái mới, nắm vững các luật chơi và hoạt động có mục đích.
  3. Biết vận dụng tre, gỗ, đất, hột, hạt, giấy, vải,… để làm đồ chơi giúp cho các trò chơi của trẻ sinh động và phong phú hơn
  4. Tất cả đều sai

Câu 13. Anh/ chị hãy cho biết đâu là nguyên tắc đồ chơi phải đảm bảo tính khoa học và thực tiễn?

  1. Biết vận dụng tre, gỗ, đất, hột, hạt, giấy, vải,… để làm đồ chơi giúp cho các trò chơi của trẻ sinh động và phong phú hơn
  2. Khi làm đồ chơi cho trẻ phải phản ánh được cái mới trong xã hội và mang tính truyền thống địa phương.
  3. Tất cả đều sai
  4. “a” và “b” đúng

Câu 14. Anh chị hãy cho biết nguyên tắc vệ sinh khi làm đồ chơi bao gồm những nội dung gì?

  1. Những đồ chơi có dùng sơn phải là loại sơn bền màu, không gây độc.
  2. Nên làm đồ chơi bằng những vật liệu dễ lau rửa như cao su, nhựa, gỗ,.. Cần hạn chế những loại đồ chơi vải nhồi vì dễ bắt bụi.
  3. Tất cả đều sai
  4. d) “a”, “b” đều đúng.

Câu 15. Anh chị hãy cho biết đâu là yêu cầu về kinh tế khi làm đồ chơi?

  1. Tất cả đều sai
  2. Các loại đồ chơi làm bằng nguyên liệu nào không quan trọng chủ yếu là phải bền, đẹp.
  3. Các loại đồ chơi làm bằng nguyên liệu này vừa dễ tìm, rẻ tiền, dễ làm, phổ thông nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc và sử dụng những nguyên liệu cho phù hợp với từng loại đồ chơi.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 16. Anh/ chị hãy cho biết đâu là cách thức sắp xếp và phân bố đồ chơi trong lớp học?

  1. Hình thành thái độ tích cực của trẻ đối với MTXQ. Cần quy định chỗ để riêng cho các loại đồ chơi khác nhau.
  2. Tất cả các loại đồ chơi phải để nơi trẻ dễ nhìn, dễ lấy, dễ sử dụng.
  3. Tất cả đều sai
  4. “a”, “b” đúng

Câu 17. Anh/ chị hãy nêu cách sắp xếp đồ chơi là búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề?

  1. Búp bê và các loại đồ chơi có chủ đề (con vật) có thể để trên giá thấp cạnh đó là bàn ghế và các đồ dùng cần thiết để chơi với búp bê
  2. Tất cả đều sai
  3. Búp bê và các loại đồ chơi nên bỏ vào thùng đậy kín tránh bụi.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 18. Anh/ chị hãy cho biết đâu là cách phân bố đồ chơi xây dựng trong lớp học?

  1. Đồ chơi xây dựng có thể để trong thùng nhựa và bỏ vào góc.
  2. Đồ chơi xây dựng loại to có thể để trong tủ nhỏ thấp không cửa, cạnh đó là bàn cho trẻ chơi ở nơi có nhiều ánh sáng.
  3. Đồ chơi xây dựng loại to có thể để trong tủ nhỏ thấp không cửa.
  4. Tất cả đều sai

Câu 19. Anh chị hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Trẻ có thể chơi ở bất cứ chỗ nào, chỗ chơi không nhất thiết phải rộng.
  3. Cần có khoảng rộng để trẻ chơi với các đồ chơi vận động. Cô cần hướng dẫn trẻ lấy và cất đồ chơi đúng nơi quy định, qua đó nhằm giáo dục cho trẻ những tình cảm, đức tính tốt biết yêu quý đồ chơi, giữ gìn đồ chơi ngăn nắp, gọn gàng trong khi chơi.
  4. “b”, “c” đều đúng.

Câu 20. Anh/ chị hãy cho biết đâu là điểm cần tránh khi phân bố đồ chơi?

  1. Không để đồ chơi lộn xộn, bừa bãi. Không cho trẻ chơi đồ chơi tự do, thiếu sự hướng dẫn của cô. Tránh để lẫn lộn các loại đồ chơi, đổ đồ chơi ra chiếu, để đồ chơi vào sọt, chậu.
  2. Không cất đồ chơi trong tủ kính một cách quá cẩn thận như một món đồ trang trí làm mất tác dụng trong việc dạy trẻ
  3. Tất cả đều đúng
  4. “a”, “b” đúng.

Câu 21. Theo anh/ chị cách bảo quản đồ chơi về chất lượng là?

  1. Ghi đầy đủ các loại đồ chơi, số lượng mới, cũ, tổng số. Cho trẻ chơi đồ chơi mới từ từ, còn lại cất đi để bổ sung dần.
  2. Kiểm soát đồ chơi khi mang đồ chơi ra sân tránh bị thất lạc đồ chơi ngoài sân. Sau giờ chơi, giáo viên kiểm tra lại số lượng đồ chơi, hướng dẫn trẻ biết cất đồ chơi đúng nơi quy định, thường xuyên quan sát trẻ để trẻ không ném, phá đồ chơi.
  3. “a”, “b” đều đúng.
  4. “a” đúng, “b” sai.

Câu 22. Anh chị hãy cho biết đâu là cách vệ sinh đồ chơi bằng nhựa?

  1. Tất cả đều đúng.
  2. “c” đúng, “d” sai.
  3. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su có thể rửa hằng ngày bằng nước, sau đó lau khô hoặc phơi nắng.
  4. Đồ chơi bằng nhựa hoặc cao su có thể rửa hằng ngày bằng nước, xà bông, nước sạch, sau đó lau khô hoặc phơi nắng.

Câu 23. Anh chị hãy cho biết đâu là cách vệ sinh và bảo quản đồ chơi bằng gỗ?

  1. Tất cả đều sai.
  2. Đồ chơi bằng gỗ có thể lau bằng khăn ướt hoặc rửa bằng nước sạch nhưng sau đó phải phơi nắng, tránh để đồ chơi bị ẩm ướt.
  3. Nếu để đồ chơi ở nơi có nhiệt độ cao sẽ làm đồ chơi bị cong, vênh, nhả keo,..
  4. “b”, “c” đều đúng

Câu 24. Anh chị hãy cho biết đâu là cách vệ sinh đồ chơi bằng vải?

  1. Đồ chơi bằng vải lông cần chú ý tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi. Hàng tuần đem phơi nắng cho khỏi ẩm mốc.
  2. Đồ chơi bằng vải lông không cần chú ý tẩy giặt thường xuyên, các con vật có thể dùng bàn chải lông để chải cho khỏi bám bụi.
  3. Tất cả đều đúng
  4. Tất cả đều sai

Câu 25. Anh chị hãy cho biết cách vệ sinh đồ chơi bằng kim loại?

  1. Tất cả đều đúng.
  2. Đồ chơi bằng kim loại: chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh. Không cần vệ sinh thường xuyên, 1 năm lau 1 lần là được.
  3. Đồ chơi bằng kim loại: Không khí càng ẩm thấp thì càng để đồ chơi được lâu.
  4. Đồ chơi bằng kim loại: Bảo quản loại đồ chơi này cần phải chú ý đến nhiệt độ và độ ẩm của không khí tránh để đồ chơi bị hen gỉ, cong vênh.

Câu 26. Anh/ chị hãy cho biết đâu là cách vệ sinh và bảo quản đồ chơi bằng giấy bồi, mụn cưa?

  1. Đồ chơi bằng giấy bồi, mùn cưa phải được để nơi khô ráo, chú ý đến việc chống ẩm cho đồ chơi
  2. Đồ chơi bằng giấy bồi, mùn cưa có thể để nơi ẩm thấp
  3. Tất cả đều sai
  4. “b”và “c” đúng.

Câu 27. Anh chị hãy cho biết các kỹ thuật làm đồ chơi từ những nguyên vật liệu khác nhau?

  1. Nguyên liệu làm đồ chơi tự tạo thường là những nguyên liệu dễ tìm và không đòi hỏi sử dụng kỹ thuật quá phức tạp. Những nguyên liệu thường dùng làm đồ chơi là: Giấy, vải, len. Các loại vật liệu tái chế và vật liệu thiên nhiên.
  2. Mỗi loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm riêng và có những yêu cầu sử dụng khác nhau.
  3. Tất cả đều sai
  4. “a”, “b” đều đúng

Câu 28. Anh chị hãy cho biết giấy bìa có thể làm những loại đồ chơi nào?

  1. Từ giấy bìa có thể làm các con vật có thể tự đứng được, kích thước lớn ngang trẻ
  2. Từ giấy bìa có thể làm bộ lồng hộp, bộ đồ chơi xây dựng, những con vật cử động, những bộ tranh ảnh, lô tô, đèn lồng,…
  3. Từ giấy bìa có thể làm thành các ngôi nhà lớn cho trẻ chơi chui vào chui ra.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 29. Anh chị hãy cho biết đâu là ưu điểm của đồ chơi làm từ vải?

  1. Nhẹ, tạo hình nhiều kiểu, ấm áp, dễ gần gũi gây hứng thú.
  2. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  3. Môi trường sống, khả năng thích nghi của động vật. Thương yêu, chăm sóc các con vật.
  4. Tất cả đều sai

Câu 30. Anh chị hãy cho biết đâu là nhược điểm của đồ chơi làm từ gỗ?

  1. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  2. “a” đúng, “c” sai.
  3. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  4. Đáp án “a” và “c” đúng.

Câu 31. Anh chị hãy cho biết đâu là đặc điểm của đồ chơi bằng gỗ?

  1. Gỗ là nguyên liệu làm đồ chơi rất tốt, từ gỗ làm các loại đồ chơi kỹ thuật, đồ chơi lắp ghép, xếp hình, làm ô tô bánh kéo
  2. Gỗ làm kệ đồ chơi, hang rào, cây,.. Cho trẻ xây dựng công trình. Làm đồ chơi học tập. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  3. Tất cả đều đúng
  4. “a” đúng, “b” sai.

Câu 32. Anh chị hãy cho biết quan điểm nào dưới đây đúng về đồ chơi làm từ đất sét, thạch cao?

  1. Dụng cụ: dao cắt, que tăm, con lăn, bản in. Phục vụ cho trò chơi phản ánh sinh hoạt
  2. “a” và “c” đều đúng
  3. c) Phù hợp với trường lớp ở vùng sâu vùng xa, có thể sử dụng các nguyên liệu sẵn có như bột năng, đất sét và dùng màu từ rau củ tự nhiên để nặn các con vật, trái cây,..
  4. d) Xốp tạo ra loại bánh, trái cây, đồ chơi gia đình,..

Câu 33. Anh/ chị hãy cho biết đâu là đặc điểm của đồ chơi làm từ nguyên vật liệu tái chế?

  1. Vật liệu tái chế bao gồm: Các loại lon, chai nhựa, hộp bánh, vỏ trứng, cao su bitit,…Xốp tạo ra loại bánh, trái cây, đồ chơi gia đình,..
  2. Chai nhựa làm giỏ hoa, chậu cây, con vật,…Ống hút nhựa làm bộ xâu hạt,…
  3. Tất cả đều đúng.
  4. “a” và”b” đều sai

Câu 34. Anh chị hãy cho biết đâu là nhược điểm của đồ chơi làm từ giấy bìa?

  1. Dễ bám bụi, khó vệ sinh, mau hỏng.
  2. Những hạt cho trẻ chơi phải được rửa sạch, phơi khô.
  3. Trẻ bắt đầu làm quen với hoạt động của người lớn.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 35. Anh chị hãy cho biết đâu là đặc điểm của đồ chơi làm từ nguyên vật liệu thiên nhiên?

  1. Vật liệu: Lá cây, hột hạt, rơm, râu bắp, vỏ ốc,.. Những hạt cho trẻ chơi phải được rửa sạch, phơi khô.
  2. Lá dừa tết thành các con vật, làm chong chóng,… Lá mít làm con trâu. Lá chuối làm kèn, râu ông già. Các loại quả hạt gép lại thành các con vật.
  3. Tất cả đều sai.
  4. “a”, “b” đúng

Câu 36. Anh/ chị hãy cho biết quan điểm nào sau đây chưa đúng?

  1. Tất cả đều đúng
  2. Tất cả đều sai
  3. Mỗi loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm riêng và có những yêu cầu sử dụng khác nhau.
  4. Các loại nguyên vật liệu có những tính chất, đặc điểm chung và đều có những cách làm cũng như sử dụng giống nhau khi làm đồ chơi.

Câu 37. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Khi cho trẻ 02 tuổi xâu hạt thì hạt phải có đường kính là 3cm, lỗ lớn và dùng sợi dây lớn để xâu.
  2. Tất cả đều sai
  3. Đối với trẻ 2 – 3 tuổi xâu hạt thì lỗ lớn và hạt phải có đường kính là 5cm.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 38. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. “b” đúng, “c” sai.
  2. Khi cho trẻ chơi với tranh ảnh phải là những ảnh mới lạ, đủ lớn, nội dung mới lạ, khó hiểu
  3. Khi cho trẻ chơi với tranh ảnh phải là những ảnh quen thuộc, đủ lớn, nội dung dễ hiểu để giúp trẻ ôn lại kiến thức trẻ học trong các giờ tìm hiểu môi trường xung quanh, toán, văn học,…
  4. Tất cả đều đúng

Câu 39. Anh chị hãy cho biết đâu là nhược điểm của đồ chơi làm từ vải?

  1. Tất cả đều sai
  2. Dễ bẩn, khó tẩy sạch, kĩ thuật phức tạp
  3. Độ bền tốt nhưng giá thành cao, quy trình phức tạp.
  4. Đáp án “a” và “c” đúng.

Câu 40. Hãy chọn đáp án đúng nhất ?

  1. Cấu tạo các bộ đồ chơi học tập phải dựa vào tiến độ thực hiện chương trình các môn học.
  2. Đồ chơi làm ra, trẻ có thể chơi theo nhiều cách chơi khác nhau và kích thích là được, đồ chơi bền hay không không quan trọng, trẻ có thể chơi thoải mái theo cách trẻ muốn, không cần phải quá chú trọng việc giữ gìn đồ chơi.
  3. Tất cả đều sai
  4. Tất cả đều đúng

Câu 41. Tác dụng của đồ chơi học tập là gì?

  1. Giúp trẻ tìm hiểu thêm về thế giới xung quanh
  2. Rèn cho trẻ năng lực, trí tuệ, phân biệt, so sánh
  3. Giúp trẻ biết tự đánh giá kết quả theo nhiệm vụ và yêu cầu của cô.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 42. Hãy chọn đáp án đúng nhất?

  1. Đồ chơi học tập giúp trẻ có khả năng phân tích, tổng hợp, rèn sự tập trung chú ý và không phát triển trí tưởng tượng của trẻ.
  2. Đồ chơi học tập giúp trẻ có khả năng phân tích, tổng hợp, rèn sự tập trung chú ý và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, trẻ biết đánh giá, nhận xét bức tranh nhằm nâng cao khả năng tạo hình của trẻ.
  3. Đồ chơi học tập không giúp trẻ có khả năng phân tích, tổng hợp, rèn sự tập trung chú ý và phát triển trí tưởng tượng của trẻ, trẻ biết đánh giá, nhận xét bức tranh nhằm nâng cao khả năng tạo hình của trẻ.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 43. Hãy nêu yêu cầu đối với đồ chơi học tập?

  1. Các loại mẫu hình, các dạng đồ chơi học tập phù hợp với lứa tuổi trẻ. Đặc điểm nội dung kiến thức, vốn sống của trẻ, hứng thú của trẻ
  2. Cấu tạo các bộ đồ chơi học tập phải dựa vào tiến độ thực hiện chương trình các môn học.
  3. Khi chọn mẫu hình cho một bộ đồ chơi học tập phải có cùng một chủ đề như (thực vật, động vật, phương tiện giao thông)
  4. Tất cả đều đúng

Câu 44. Đặc điểm của trò chơi học tập là gì?

  1. Đặc điểm của trò chơi học tập là chơi theo luật, có những quy định và cách tổ chức, hành động chơi và mối quan hệ của trẻ trong nhóm chơi
  2. Đặc điểm của trò chơi học tập là không chơi theo luật, có những quy định và cách tổ chức, hành động chơi và mối quan hệ của trẻ trong nhóm chơi
  3. Đặc điểm của trò chơi học tập là chơi theo luật, có những quy định và cách tổ chức, hành động chơi và không tạo ra mối quan hệ của trẻ trong nhóm chơi
  4. “a” và “b” đúng

Câu 45. Quan điểm nào sau đây chưa đúng

  1. Phải biết tự chọn, sử dụng các loại mẫu hình, các dạng đồ chơi học tập phù hợp với lứa tuổi trẻ
  2. Đồ chơi khi làm không cần phải dựa vào đặc điểm phát triển quá trình nhận thức của trẻ
  3. Cấu tạo các bộ đồ chơi học tập phải dựa vào tiến độ thực hiện chương trình các môn học.
  4. Khi chọn mẫu hình cho một bộ đồ chơi học tập phải có cùng một chủ đề như (thực vật, động vật, phương tiện giao thông)

Câu 46. Khi làm và tổ chức cho trẻ chơi tranh lô tô cho trẻ cần chú ý những gì?

  1. Cần tăng dần độ khó của trò chơi theo từng lứa tuổi, từ 2 cặp tranh lên tới 10 cặp hoặc hơn. Độ lớn của tranh trong một bộ lô tô phải bằng nhau và không bị trùng lặp.
  2. Không cần tăng dần độ khó của trò chơi theo từng lứa tuổi, từ 2 cặp tranh lên tới 10 cặp hoặc hơn.
  3. Độ lớn của tranh trong một bộ lô tô không cần phải bằng nhau và không bị trùng lặp.
  4. “b” và “c” đúng

Câu 47. Hãy nêu tác dụng của đồ chơi ghép hình?

  1. Đồ chơi ghép hình được coi là công cụ hữu ích cho sự phát triển của trẻ.
  2. Khi chơi ghép hình, các nơ-ron thần kinh của trẻ sẽ được kích thích, từ đó giúp não bộ tăng trưởng mạnh mẽ hơn
  3. Đồ chơi xếp hình là rèn giũa tính cách cho trẻ, giúp trẻ có được các nhân cách tốt như sự kiên nhẫn, sự bình tĩnh và tính kiên trì theo đuổi và thực hiện mục tiêu
  4. Tất cả đều đúng

Câu 48. Nên sử dụng loại màu, sơn nào để vẽ lên gỗ, trang trí đồ chơi.

  1. Màu sử dụng để vẽ lên que gỗ cần bền màu, không bị trôi nước. Chúng ta có thể sử dụng một số loại màu chuyên dùng để vẽ lên gỗ, vải như: Acylic, shirt marker,…
  2. Màu nước
  3. Màu sáp
  4. Bút lông màu bình thường

Câu 49. Hãy nêu các bước làm hộp đồ chơi chắp hình

  1. Bước 1: vẽ hình lên từng tờ giấy. Bước 2: tô màu và trang trí từng tờ để tạo thành hình ảnh bắt mắt , có thể cho bé tự thực hiện theo sở thích của con. Bước 3: dùng kéo cắt theo đường viền bao quanh hình vẽ. Bước 4: Gập theo đường viền để tạo hình cho hộp, dùng keo dán để cố định các mép. Bước 5: Cho trẻ chơi
  2. Bước 1: vẽ hình lên từng tờ giấy. Bước 2: tô màu và trang trí từng tờ để tạo thành hình ảnh bắt mắt , có thể cho bé tự thực hiện theo sở thích của con. Bước 3: dùng kéo cắt theo đường viền bao quanh hình vẽ. Bước 4: Gập theo đường viền để tạo hình cho hộp, dùng keo dán để cố định các mép.
  3. Bước 1: vẽ hình lên từng tờ giấy. Bước 2: tô màu và trang trí từng tờ để tạo thành hình ảnh bắt mắt , có thể cho bé tự thực hiện theo sở thích của con. Bước 3: dùng kéo cắt theo đường viền bao quanh hình vẽ.
  4. Bước 1: vẽ hình lên từng tờ giấy. Bước 2: tô màu và trang trí từng tờ để tạo thành hình ảnh bắt mắt , có thể cho bé tự thực hiện theo sở thích của con.

Câu 50. Hãy nêu tác dụng của bộ đồ chơi bảng chữ cái?

  1. Giúp trẻ làm quen, củng cố, ôn tập về 29 chữ cái.
  2. Giúp trẻ phát triển ngôn ngữ.
  3. Giúp trẻ làm quen với tiền đọc viết để chuẩn bị vào
    lớp 1.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 51. Tác dụng của bộ sách làm quen với môi trường xung quanh?

  1. Giúp trẻ củng cố, mở rộng các kiến thức, về môi trường xung quanh
  2. Giúp trẻ phát triển các kĩ năng tự phục vụ như kéo dây kéo, cài cúc áo,…
  3. Khơi gợi cho trẻ hứng thú thích khám phá và yêu thích lao động.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 52. Tác dụng của đồ chơi hình học phẳng?

  1. Trẻ biết nhận diện các hình học phẳng quen thuộc như: Tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…
  2. Trẻ biết nhận diện các hình khối: Khối trụ, khối cầu, khối lập phương,..
  3. Trẻ biết nhận diện các hình học phẳng quen thuộc như: Tam giác, hình khối tròn, hình khối vuông, hình chữ nhật,…
  4. Trẻ không biết nhận diện các hình học phẳng quen thuộc như: Tam giác, hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật,…

Câu 53. Hãy chọn đáp án đúng nhất về hình học phẳng?

  1. Để trẻ chơi thoải mái, tự do, không nên thêm luật chơi hay tăng độ khó, khuyến khích các trẻ lớn xếp các hình cơ bản một cách sáng tạo thành hình các con vật, đồ vật mà trẻ thích.
  2. Tùy theo lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mà nâng cao yêu cầu, luật chơi, khuyến khích các trẻ lớn xếp các hình cơ bản một cách sáng tạo thành hình các con vật, đồ vật mà trẻ thích.
  3. Tùy theo lứa tuổi, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ không cần nâng cao yêu cầu, luật chơi, khuyến khích các trẻ lớn xếp các hình cơ bản một cách sáng tạo thành hình các con vật, đồ vật mà trẻ thích.
  4. “a” và “c” đúng

Câu 54. Hãy chọn đáp án đúng nhất về đồ chơi hình tượng?

  1. Đồ chơi hình tượng có tác dụng làm phong phú tầm hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, trẻ có khả năng vận dụng vào trong các trò chơi, qua đó giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, sự chú ý, tư duy, óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, hình thành và phát triển đạo đức.
  2. Đồ chơi hình tượng không có tác dụng làm phong phú tầm hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, trẻ có khả năng vận dụng vào trong các trò chơi, qua đó giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, sự chú ý, tư duy, óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, hình thành và phát triển đạo đức.
  3. Đồ chơi hình tượng có tác dụng làm phong phú tầm hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh, qua đó giúp trẻ phát triển óc quan sát, trí nhớ, sự chú ý, tư duy, óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ, không giúp trẻ hình thành và phát triển đạo đức.
  4. “a” và “b” đúng.

Câu 55. Đồ chơi hình tượng là gì?

  1. Đồ chơi hình tượng là những đồ vật có hình dạng giống đồ vật thật được thu nhỏ lại để cân đối với cơ thể của trẻ.
  2. Đồ chơi hình tượng là những đồ vật có hình dạng giống đồ vật thật được làm bằng với cơ thể của trẻ.
  3. Đồ chơi hình tượng là những đồ vật có hình dạng giống đồ vật thật được lớn hơn so với cơ thể của trẻ.
  4. Đồ chơi hình tượng là những đồ vật có hình dạng giống đồ vật thật được làm nhỏ hơn với cơ thể của trẻ.

Câu 56. Hãy nêu các đặc điểm của đồ chơi hình tượng?

  1. Có hình dạng giống đồ vật thật.
  2. Làm phong phú tầm hiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh.
  3. “a”, “b” đều đúng.
  4. “a”, “b” đều sai.

Câu 57. Hãy nêu các bước làm con vật bằng bìa cactong?

  1. Bước 1: Sử dụng bút chì phác thảo trên bìa cứng các hình dạng sau: 2 cặp chân có hình vòng cung, 1 cơ thể chú khủng long, gai trên lưng của chú khủng long.
  2. Bước 2: Sử dụng dao và kéo để cắt rời các hình vẽ ra. Trên chân và gai hãy cắt các đường rạch hình chữ nhật có chiều rộng xấp xỉ chiều rộng của thân khủng long ( lưu ý: hãy cắt vừa khít để khi lắp lại không bị trượt ra
  3. Bước 3: Ghép các bộ phận vào với nhau.
  4. Tất cả các bước trên

Câu 58. Rối dây là gì?

  1. Rối dây: Điều khiển từ trên xuống, các con rối chuyển động trên sàn của sân khấu, các bộ phận được chuyển động bằng 1 sợi dây trên bàn điều khiển.
  2. Rối dây là: Con rối được diễn tả các động tác dưới sự điều khiển trực tiếp bằng bàn tay người.
  3. Rối dây là: Sử dụng bao tay làm 1 nhân vật và các ngón tay có thể là đầu, tai hoặc chân của các nhân vật trong truyện
  4. “b” và “c” đúng

Câu 59. Rối tay là gì?

  1. Rối tay: Điều khiển từ trên xuống, các con rối chuyển động trên sàn của sân khấu, các bộ phận được chuyển động bằng 1 sợi dây trên bàn điều khiển.
  2. Rối tay là: Sử dụng bao tay làm 1 nhân vật và các ngón tay có thể là đầu, tai hoặc chân của các nhân vật trong truyện
  3. Rối tay: Con rối được diễn tả các động tác dưới sự điều khiển trực tiếp bằng bàn tay người.
  4. “b” và “c” đúng

Câu 60. Rối ngón là gì?

  1. Mỗi ngón tay là một nhân vật. Sử dụng bao tay làm 1 nhân vật và các ngón tay có thể là đầu, tai hoặc chân của các nhân vật trong truyện
  2. Rối ngón là: Sử dụng bao tay làm 1 nhân vật và các ngón tay có thể là đầu, tai hoặc chân của các nhân vật trong truyện
  3. Rối ngón là: Con rối được diễn tả các động tác dưới sự điều khiển trực tiếp bằng bàn tay người.
  4. “b” và “c” đúng

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!