Đề số 33- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH-IL0033

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÃ ĐỀ: IL0033
 (Trình độ trung cấp )

 

MÔN: LÝ THUYẾT TÀI CHÍNH
Ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp                                                Thời gian: 90 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

1.Tiền đề nào dưới đây có ý nghĩa quyết định đối với sự ra đời, tồn tại và phát triển của tài chính:

  1. Nhà nước
  2. Tư bản chủ nghĩa
  3. Sản xuất hàng hóa và tiền tệ
  4. Tất cả đều đúng

2. Bản chất của tài chính gồm có……nội dung:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

3. Hình thức biểu hiện bên ngoài của tài chính là:

  1. Sự vận động của hàng hóa
  2. Sự vận động của vốn tiền tệ
  3. Sự vận động của xã hội
  4. Sự vận động của nhà nước

4. Các quỹ tiền tệ bao giờ cũng thể hiện tính mục đích của nguồn tài chính, đây là đặc điểm thứ……….của quỹ tiền tệ:

  1. 1
  2. 2
  3. 3
  4. 4

5. Tiền tệ về bản chất là một hàng hoá đặc biệt đóng vai trò ……………… trong quan hệ mua bán:

  1. Vật ngang giá chung
  2. Rất quan trọng
  3. Chủ chốt
  4. Đặc biệt

6. Giữa tài chính và các phạm trù giá trị khác nhau như tiền tệ, giá cả, tiền lương có mối quan hệ với nhau rất gần gũi nhưng giữa chúng có sự khác nhau về:

  1. Nguồn gốc
  2. Hình thức
  3. Sự vận động
  4. Bản chất

7. Các nguồn lực tài chính được đưa vào nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, đáp ứng nhiều nhu cầu khác nhau, thoả mãn những lợi ích khác nhau trong đời sống kinh tế – xã hội, đó là nhờ chức năng …………của tài chính:

  1. Kiểm tra
  2. Phân phối
  3. Điều hành
  4. Giám đốc

8. Nơi hội tụ của các nguồn tài chính, nơi diễn ra việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ gắn liền với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của chủ thể trong lĩnh vực hoạt động, được gọi là:

  1. Thị trường tài chính
  2. Quỹ tài chính
  3. Hệ thống tài chính
  4. Khâu tài chính

9. Việc tạo lập và sử dụng quỹ ngân sách nhà nước luôn gắn với:

  1. Lợi ích của doanh nghiệp
  2. Lợi ích của nhân dân
  3. Quyền lực của Nhà nước
  4. Câu a và b đúng

10. Hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc …………… là chủ yếu:

  1. Không hoàn trả trực tiếp
  2. Hoàn trả trực tiếp
  3. Không hoàn trả gián tiếp
  4. Hoàn trả gián tiếp

11. Kiềm chế lạm phát luôn được coi là mục tiêu trọng yếu trong điều chỉnh ………. nền kinh tế – xã hội của quốc gia:

  1. Vi mô
  2. Vĩ mô
  3. Thị trường tài chính
  4. Thị trường hàng hóa

12. Nhà nước áp dụng mức thuế suất cao đối với các loại hàng hoá:

  1. Tiêu dùng thiết yếu
  2. Cấp thấp
  3. Xa xỉ
  4. Câu a và b đúng

13. Trong cơ cấu các nguồn thu của ngân sách nhà nước, chiếm tỷ trọng lớn nhất là:

  1. Thu từ các hoạt động kinh tế của nhà nước
  2. Thu từ các hoạt động sự nghiệp
  3. Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên thuộc sở hữu nhà nước
  4. Thu từ các khoản thuế

14. Nếu tỷ trọng xuất khẩu ……….. và ………… chiếm trên 20% kim ngạch xuất khẩu thì tỷ suất thu ngân sách nhà nước sẽ cao và có khả năng tăng nhanh:

  1. Than đá và dệt may
  2. Dầu mỏ và khoáng sản
  3. Cà phê và gạo
  4. Nông sản và dệt may

15. Ở nước ta hiện nay, hệ thống ngân sách nhà nước được chia thành……bộ phận:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

16. Kết thúc mỗi chu kỳ ổn định, căn cứ vào khả năng thu và yêu cầu chi; ……… thực hiện việc điều chỉnh tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp và mức bổ sung từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới:

  1. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân xã
  2. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân huyện
  3. Chính phủ, Uỷ ban nhân dân tỉnh
  4. Câu a và b đúng

17. Công việc có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của quá trình quản lý ngân sách:

  1. Lập dự toán ngân sách nhà nước
  2. Quyết định dự toán ngân sách nhà nước
  3. Phân bổ dự toán ngân sách nhà nước
  4. Giao dự toán ngân sách nhà nước

18. Phương pháp và trình tự lập dự toán ngân sách nhà nước được chia thành các bước sau:

  1. Lập dự toán ngân sách tỉnh → huyện → xã → ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
  2. Lập dự toán ngân sách xã → huyện → tỉnh → ngân sách nhà nước và ngân sách trung ương
  3. Lập dự toán ngân sách nhà nước và trung ương → xã → huyện → tỉnh
  4. Lập dự toán ngân sách nhà nước và trung ương → tỉnh → huyện → xã

19. Bội chi ngân sách có thể xảy ra do thay đổi chính sách thu – chi của Nhà nước, người ta gọi là:

  1. Bội chi kinh tế
  2. Bội chi hệ thống
  3. Bội chi chu kỳ
  4. Bội chi cơ cấu

20. Tài chính doanh nghiệp là:

  1. Hệ thống các quan hệ kinh tế trong phân phối hàng hóa
  2. Hệ thống các quan hệ sản xuất trong phân phối các nguồn tài chính
  3. Gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ
  4. Gắn liền với quá trình tạo lập và sử dụng hàng hóa/dịch vụ

21. Tài chính doanh nghiệp là …………. của hệ thống tài chính:

  1. Khâu quan trọng
  2. Khâu cơ sở
  3. Khâu trung gian
  4. Khâu cuối cùng

22. Chức năng giám đốc của tài chính doanh nghiệp có khả năng:

  1. Phát hiện những khuyết tật trong khâu phân phối
  2. Động viên khai thác và thu hút các nguồn tài chính trong nền kinh tế để hình thành vốn kinh doanh của doanh nghiệp
  3. Tổ chức sử dụng vốn tiết kiệm và hiệu quả
  4. Là đòn bẩy kích thích và điều tiết sản xuất kinh doanh

23. Trong các nguyên tắc tổ chức tài chính danh nghiệp, nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định tới sự sống còn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường:

  1. Nguyên tắc tôn trọng pháp luật
  2. Nguyên tắc hạch toán kinh doanh
  3. Nguyên tắc giữ chữ tín
  4. Nguyên tắc an toàn phòng ngừa rủi ro

24. Đặc điểm của vốn kinh doanh:

  1. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp là một loại hàng hóa đặc biệt
  2. Có sau khi diễn ra hoạt động sản xuất kinh doanh
  3. Phải đạt tới mục tiêu trả hết nợ các khoản vay
  4. Kết thúc vòng tuần hoàn kinh doanh phải là hình thái tiền

25. Đặc điểm của tài sản cố định:

  1. Luôn thay đổi hình thái hiện vật
  2. Năng lực sản xuất và giá trị của chúng tăng theo sản phẩm làm ra
  3. Đối với tài sản cố định hữu hình thì thường bị cả hai loại hao mòn
  4. Đối với tài sản cố định vô hình thì thường bị cả hai loại hao mòn

26. Thành phẩm chờ tiêu thụ, các loại vốn bằng tiền, các khoản phải thu… được gọi là:

  1. Tài sản lưu thông
  2. Tài sản lưu động sản xuất
  3. Tài sản cố định hữu hình
  4. Tài sản cố định vô hình

27. Căn cứ vào chức năng thì chi phí được chia thành, NGOẠI TRỪ:

  1. Chi phí sản xuất
  2. Chi phí tiêu thụ
  3. Chi phí quản lý
  4. Chi phí vay vốn

28. Đặc điểm của tín dụng ngân hàng:

  1. Huy động vốn và cho vay vốn đều thực hiện dưới hình thức hàng hóa
  2. Các doanh nghiệp đóng vai trò trung gian trong quá trình huy động vốn và cho vay vốn
  3. Khi huy động vốn ngân hàng là người đi vay
  4. Khi ngân hàng cấp tín dụng cho các tác nhân trong nền kinh tế thì ngân hàng là người đi vay

29. Các quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa những người sản xuất kinh doanh, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu hàng hoá là:

  1. Tín dụng ngân hàng
  2. Tín dụng thương mại
  3. Tín dụng tiêu dùng
  4. Tín dụng thuê mua

30. Một giấy nhận nợ do người thiếu nợ (người ký lệnh) lập ra để cam kết trả một số tiền nhất định cho người chủ nợ hoặc theo lệnh của người này (người thụ hưởng) khi món nợ đến hạn, được gọi là:

  1. Thương phiếu
  2. Hối phiếu
  3. Trái phiếu
  4. Lệnh phiếu

31. Loại trái phiếu ngắn hạn dưới một năm, phát hành với mục đích để bù đắp thiếu hụt tạm thời của ngân sách nhà nước và tạo thêm công cụ của thị trường tiền tệ:

  1. Tín phiếu kho bạc
  2. Tín phiếu đầu tư
  3. Trái phiếu kho bạc
  4. Trái phiếu đầu tư

32. Tín dụng tiêu dùng là các quan hệ tín dụng giữa:

  1. Công ty tài chính với doanh nghiệp
  2. Công ty tài chính với người tiêu dùng
  3. Doanh nghiệp với người tiêu dùng
  4. Người tiêu dùng với nhau

33. Mức độ phát triển của các thể chế tài chính trung gian, mức độ cạnh tranh trong hoạt động cung cấp dịch vụ tín dụng…kéo theo lãi suất có xu hướng:

  1. Giảm xuống
  2. Tăng lên
  3. Không đổi
  4. Không xác định

34. Loại hình bảo hiểm chỉ liên quan đến các rủi ro như: bệnh tật, tai nạn, mất khả năng lao động và cả tử vong…:

  1. Bảo hiểm tài sản
  2. Bảo hiểm dân sự
  3. Bảo hiểm nhân thọ
  4. Bảo hiểm phi nhân thọ

35. Hệ thống các chế độ bảo hiểm xã hội gồm có:

  1. 7 chế độ
  2. 8 chế độ
  3. 9 chế độ
  4. 10 chế độ

36. Điều kiện chung để được hưởng bảo hiểm xã hội:

  1. Không nhất thiết tham gia đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội
  2. Thời gian đóng góp từ 15 đến trên 20 năm
  3. Điều kiện tuổi đời từ 50 đến 60 tuổi
  4. Không giảm bớt đối với những người làm việc trong những điều kiện đặc biệt

37. Đặc điểm của thị trường tiền tệ:

  1. Được chuyên môn hoá trong việc chuyển giao quyền sử dụng các nguồn tài chính ngắn hạn
  2. Trên thị trường này chỉ có các công cụ nợ dài hạn (kỳ hạn trên 1 năm) được mua bán
  3. Các công cụ sử dụng đều có tính thanh khoản rất thấp
  4. Trên thị trường này có các cổ phiếu được mua bán

38. Căn cứ phương thức huy động nguồn tài chính, có:

  1. Thị trường vốn
  2. Thị trường sơ cấp
  3. Thị trường thứ cấp
  4. Thị trường nợ

39. Bộ phận thị trường tài chính mà tại đó các hoạt động huy động, cung ứng, giao dịch các nguồn tài chính được thực hiện theo những nguyên tắc, thể chế nhất định, được nhà nước quy định rõ ràng trong các văn bản pháp luật, là loại thị trường:

  1. Thị trường vốn cổ phần
  2. Thị trường tiền tệ
  3. Thị trường tài chính chính thức
  4. Thị trường sơ cấp

40. Nhà nước có …….. vai trò trong việc hình thành và phát triển thị trường tài chính:

  1. 3
  2. 4
  3. 5
  4. 6

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

 

 

 

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!