Đề số 23- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG-IL0023

MÔN AN TOÀN LAO ĐỘNG
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÃ ĐỀ: IL0023
(Trình độ trung cấp )

MÔN:  AN TOÀN LAO ĐỘNG

   Ngành: Công Nghệ Ô Tô                                                                Thời gian: 90 phút

 

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 50 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

Câu 1: Loại phương tiện bảo vệ hô hấp nào chỉ lọc được bụi mà không lọc được hơi khí độc?

  1. Bán mặt nạ             C. Khẩu trang
  2. Mặt nạ             D. Cả 3 câu trả lời trên đều sai.

Câu 2: Các biện pháp đề phòng tác hại nghề nghiệp: 

  1. Biện pháp kỹ thuật công nghệ – kỹ thuật vệ sinh – phòng hộ cá nhân – tổ chức lao động khoa học.
  2. Biện pháp kỹ thuật công nghệ – kỹ thuật vệ sinh – phòng hộ cá nhân.
  3. Biện pháp kỹ thuật công nghệ – kỹ thuật vệ sinh.
  4. Biện pháp kỹ thuật công nghệ – kỹ thuật vệ sinh – phòng hộ cá nhân – tổ chức lao động khoa học – y tế bảo vệ sức khỏe.

Câu 3: Biện pháp phòng ngừa sự mất độ ổn định của cần trục: 

  1. Góc nghiêng mặt bằng đặt cần trục < 30.
  2. Không sử dụng kẹp ray, không phanh đột ngột khi nâng và hạ.
  3. Có bộ phận khống chế quá tải và không quay tải với tốc độ lớn.
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng.

Câu 4: Thiết bị nâng dùng để nâng, hạ, kéo tải, có thể hoạt động như một thiết bị hoàn chỉnh riêng và có  thể đóng vai trò như một bộ phận phức tạp khác là: 

A. Pa lăng                 B. Máy nâng                         C. Tời                         D. Máy trục

Câu 5: Vi khí hậu được gọi là vi khí hậu nóng khi 

  1. Nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sản xuất nhiều hơn 20kcal/m3 không khí/giờ
  2. Nhiệt độ của môi trường sản xuất cao hơn 350C
  3. Nhiệt lượng tỏa ra trong quá trình sản xuất ít hơn 20kcal/m3 không khí/giờ
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 6: Chi tiết dùng cuộn cáp hay cuộn xích là: 

A.Tang.                B. Phanh.                  C. Ròng rọc.                       D. Cả 3 ý a, b, c.

Câu 7: Các quá trình trong điều nhiệt lý học 

  1. Truyền nhiệt, đối lưu, bay hơi mồ hôi, bức xạ nhiệt
  2. Truyền nhiệt, bay hơi mồ hôi
  3. Truyền nhiệt, bay hơi mồ hôi, bài tiết qua nước tiểu
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng

Câu 8: Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc kỹ thuật an toàn, chẳng hạn thiết bị áp  lực không được kiểm nghiệm trước khi đưa vào sử dụng là: 

  1. Nhóm các nguyên nhân tổ chức – kỹ thuật gây chấn thương trong sản xuất
  2. Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật gây chấn thương trong sản xuất
  3. nhóm các nguyên nhân vệ sinh công nghiệp gây chấn thương trong sản xuất
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 9: Các yếu tố nguy hiểm và có hại trong quá trình lao động có thể phân thành hai nhóm chính là

  1. Yếu tố vật lý, yếu tố hóa học
  2. Yếu tố thuận lợi và yếu tố không thuận lợi
  3. Yếu tố tự nhiên, yếu tố hợp lý về nơi làm việc
  4. Yếu tố vật chất và yếu tố tâm lý

Câu 10: Khi xăng dầu, hệ thống điện bị cháy ta nên dùng chất chữa cháy nào dưới đây để chữa cháy ?

  1. Sử dụng bọt để chữa cháy.
  2. Sử dụng khí C02 để chữa cháy.
  3. Sử dụng nước để chữa cháy.
  4. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Câu 11: Đối tượng nghiên cứu của bảo hộ lao động là: 

  1. Nghiên cứu chế tạo dụng cụ bảo hộ lao động
  2. Đặc điểm nhân trắc học của con người
  3. Hệ thống các văn bản pháp luật, các biện pháp về tổ chức kinh tế-xã hội và khoa học công nghệ để  cải tiến điều kiện lao động
  4. Cả 3 ý a, b, c

Câu 12: Sự cố thường xảy ra và gây chết người, do nối cáp không đúng kỹ thuật, khi cáp mất hoặc hỏng  phanh có thể do cần quá tải ở tầm xa nhất làm đứt cáp là tai nạn: 

A. Tai nạn về điện.                 B. Rơi tải trọng.

C. Đổ cần.                              D. Sập cần.

Câu 13: Máy trục có bộ phận mang tải trên cầu xe con hoặc pa lăng di chuyển theo yêu cầu chuyển động  là:                   

A. Máy trục kiểu cần                     B. Máy trục kiểu cầu

C.Máy trục kiểu đường cáp            D. Cả 3 câu trả lời trên đều sai.

Câu 14: Ảnh hưởng của tiếng ồn đối với sinh lý của con người: 

  1. Cơ quan thính giác.
  2. Hệ thống tim mạch và nhiều cơ quan khác.
  3. Tác động đến hệ thần kinh trung ương.
  4. Cả 3 ý trên

Câu 15: Thiết bị nâng được treo vào kết cấu cố định hoặc treo vào xe con là: 

A. Máy nâng                  B. Tời                    C. Máy trục                          D. Pa lăng

Câu 16: Bọt hóa học, nước, hơi nước, bụi nước được sử dụng để 

A. Ngăn không cho oxy xâm nhập vào vùng cháy                     B. Làm lạnh vùng cháy

C.Làm loãng chất tham gia phản ứng cháy                                 D. Cả a, b, c đều đúng

Câu 17: Các biện pháp phòng chống vi khí hậu nóng: 

  1. Tổ chức sản xuất lao động hợp lý – làm nguội – thiết bị và quá trình công nghệ – phòng hộ cá nhân.
  2. Tổ chức sản xuất lao động hợp lý – quy hoạch nhà xưởng và thiết bị – thông gió – làm nguội – thiết  bị và quá trình công nghệ – phòng hộ cá nhân.
  3. Quy hoạch nhà xưởng và thiết bị – thông gió – thiết bị và quá trình công nghệ – phòng hộ cá nhân.
  4. Tổ chức sản xuất lao động hợp lý – quy hoạch nhà xưởng và thiết bị.

Câu 18: Xác định vùng nguy hiểm – xác định các biện pháp về quản lý, tổ chức và thao tác làm việc an  toàn – sử dụng các thiết bị an toàn là nội dung nào trong các nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao  động: 

A.Điều kiện vệ sinh lao động     B. Kỹ thuật an toàn lao động

C.Cả a và b             D. Câu a, b, sai

Câu 19: Biểu thức K=Mcl/Ml,v trong đó:

  1. K: Hệ số ổn định; Mcl: Moment chống lật; Ml: Moment lật.
  2. K: Hệ số cân bằng; Mcl: Moment chưa lật; Ml: Moment lật.
  3. K: Hệ số ổn định; Mcl: Moment chưa lật; Ml: Moment lật.
  4. K: Hệ số cân bằng; Mcl: Moment chống lật; Ml: Moment lật.

Câu 20: Các yếu tố của vi khí hậu bao gồm 

  1. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, không khí
  2. Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, bụi, áp suất
  3. Nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc chuyển động của không khí
  4. yếu tố vật lý, yếu tố hóa học, yếu tố vi sinh vật

Câu 21: Theo cấu tạo phanh chia ra làm các loại: 

  1. Phanh má, phanh đĩa, phanh đai và phanh côn.
  2. Phanh má, phanh đĩa và phanh tay.
  3. Phanh má, phanh đĩa.
  4. Phanh má, phanh đĩa và phanh cáp.

Câu 22: “Phải sử dụng và bảo quản các phương tiện bảo vệ cá nhân đã được trang cấp, các thiết bị an  toàn vệ sinh nơi làm việc, nếu làm mất, làm hư hỏng phải bồi thường” là: 

  1. Quyền của người sử dụng lao động
  2. Nghĩa vụ của người lao động
  3. Quyền của người lao động
  4. Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Câu 23: Vùng nguy hiểm trong quá trình sử dụng máy móc có thể tồn tại: 

  1. Hai yếu tố nguy hiểm.
  2. Chỉ một yếu tố nguy hiểm.
  3. Nhiều yếu tố nguy hiểm.
  4. Một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm.

Câu 24: Các biện pháp chính để đề phòng tiếng ồn: 

  1. Sử dụng vật liệu cách âm, cách nhiệt
  2. Qui hoạch xây dựng chống tiếng ồn, làm giảm, triệt tiêu các nguồn phát sinh tiếng ồn, sử dụng các  phương pháp làm giảm tiếng ồn trên đường lan truyền, sử dụng phương tiện bảo hộ cá nhân
  3. Tổ chức lao động hợp lý, sử dụng thiết bị bảo hộ lao động như găng tay cao su, giày có đế chống  rung
  4. Cả 3 biện pháp trên

Câu 25: Nội dung của môn vệ sinh lao động gồm: 

  1. Nghiên cứu việc tổ chức lao động và nghỉ ngơi hợp lý – biện pháp đề phòng tình trạng mệt mỏi  trong lao động.
  2. Quản lý theo dõi tình hình sức khỏe công nhân, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm bệnh  nghề nghiệp.
  3. Nghiên cứu đặc điểm vệ sinh các quá trình sản xuất – các biến đổi sinh lý, sinh hóa của cơ thể.
  4. Cả 3 ý a, b, c

Câu 26: Tìm phát biểu đúng nhất về độ ẩm tương đối 

  1. Biểu thị mức ẩm cao hay thấp
  2. Luôn có giá trị trong khoảng 75 – 80%
  3. Là tỷ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối ở một thời điểm nào đó so với độ ẩm bão hòa
  4. Có đơn vị là g/cm3không khí

Câu 27: Tính chất của điều nhiệt lý học 

  1. Biến đổi sinh nhiệt của cơ thể con người
  2. Quá trình oxy hóa các chất dinh dưỡng nhằm cung cấp năng lượng cho cơ thế
  3. Biến đổi thải nhiệt của cơ thể con người
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều đúng

Câu 28: Tính chất pháp luật của công tác bảo hộ lao động là: 

  1. Thông qua các biện pháp về khoa học kỹ thuật, tổ chức kinh tế, xã hội để loại trừ các yếu tố nguy  hiểm có hại trong lao động sản xuất.
  2. Bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
  3. Để thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạnh và sức khỏe cho người lao động thông qua các luật lệ, chế  độ chính sách về bảo hộ lao động.
  4. Để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, tạo ra một điều kiện thuận lợi và ngày cành  được bảo đảm tốt hơn.

Câu 29: Mức độ ổn định của cần trục phụ thuộc vào: 

  1. Trọng tải, tầm với, độ cao nâng và mặt bằng đặt cần trục
  2. Trọng tải, tầm với, vị trí cần và mặt bằng đặt cần trục
  3. Trọng tải, tầm với, độ cao nâng, độ sâu hạ móc và mặt bằng đặt cần trục
  4. Trọng tải, tầm với, độ sâu hạ móc và mặt bằng đặt cần trục

Câu 30: Các đường xâm nhập của hóa chất độc công nghiệp vào cơ thể con người:

  1. Qua đường hô hấp, tiếp xúc qua da, qua lỗ chân lông, qua đường ăn uống
  2. Qua đường hô hấp, tiếp xúc qua da, qua đường tiêm chích
  3. Qua đường hô hấp, đường ăn uống
  4. Qua đường hô hấp, tiếp xúc qua da, qua đường bài tiết

Câu 31: Tìm phát biểu đúng nhất về thông số cơ bản của thiết bị nâng: 

  1. Trọng tải, momem tải, tầm với, độ dài cần, độ cao nâng, độ sâu hạ móc, vận tốc nâng, vận tốc quay
  2. Trọng tải, momem tải, tầm với, độ dài cần, độ cao nâng, độ sâu hạ móc, vận tốc nâng C. Trọng tải, momem tải, tầm với, độ cao nâng, độ sâu hạ móc, vận tốc nâng
  3. Trọng tải, tầm với, độ cao nâng, độ sâu hạ móc, vận tốc nâng

Câu 32: Các mắt xích có hình ovan, hai đầu được hàn nối với nhau mắt này lồng vào mắt kia là:

A.Xích hình số 8.               B. Xích lá.                C. Xích chuỗi.                   D. Xích hàn.

Câu 33: Các yếu tố ảnh hưởng đến điều kiện lao động gồm 

  1. Máy, thiết bị, công cụ lao động – nhà xưởng – vật lý – hóa học – sinh vật, vi sinh vật
  2.  Vật lý – hóa học – sinh vật, vi sinh vật – nơi làm việc
  3. Máy, thiết bị, công cụ lao động – nhà xưởng – năng lượng, nguyên tử – đối tượng lao động – người  lao động
  4. Cả 3 câu trả lời trên đúng

Câu 34: Xử phạt những vi phạm về bảo hộ lao động bao gồm: 

  1. Phạt các vi phạm về an toàn lao động – vệ sinh lao động.
  2. Phạt các vi phạm về năng suất, hiệu quả trong lao động.
  3. Phạt các vi phạm về an toàn lao động.
  4. Cả 2 ý a và c

Câu 35: Bố trí sai nguyên tắc, sự cố trên máy này có thể nguy hiểm cho máy khác là:

  1. Nhóm các nguyên nhân kỹ thuật gây chấn thương trong sản xuất
  2. Nhóm các nguyên nhân tổ chức – kỹ thuật gây chấn thương trong sản xuất
  3. Nhóm các nguyên nhân vệ sinh công nghiệp gây chấn thương trong sản xuất
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 36: Các chi tiết, cơ cấu quan trọng của thiết bị nâng hạ gồm: 

A.Tang và ròng rọc, phanh.       B. Cáp, xích.

C.Cả a và b.              D. Cả 3 câu trả lời trên đều sai.

Câu 37: Ba yếu tố cần thiết cho quá trình cháy là: 

A. Chất cháy, nguồn nhiệt, oxy, môi trường cháy         B. Chất cháy, nguồn nhiệt

C. Chất cháy, chất oxy hóa, mồi bắt lửa               D. Cả 3 câu a, b, c đều sai.

Câu 38: Tiếng ồn là: 

  1. Những âm thanh gây khó chịu quấy rối sự làm việc và nghỉ ngơi của con người.
  2. Sóng âm lan truyền.
  3. Những âm thanh ta nghe được.
  4. Cả 3 câu trả lời trên đều sai

Câu 39: Ba ý nghĩa chính của bảo hộ lao động: 

  1. Ý nghĩa về xã hội, ý nghĩa nhân đạo, và ý nghĩa kinh tế
  2. Ý nghĩa về xã hội, ý nghĩa kinh tế, ý nghĩa nhân văn, nhân đạo
  3. Ý nghĩa về xã hội, về khoa học kỹ thuật, về chính trị
  4. Ý nghĩa về xã hội, về kinh tế, về chính trị

Câu 40: Các yếu tố nào sau đây có thể gây bệnh nghề nghiệp cho người lao động trong quá trình sản  xuất? 

A.Tiếng ồn và rung xóc.          B. Bức xạ và phóng xạ.

C.Bức xạ, phóng xạ, tiếng ồn và rung xóc.         D. Nguồn nhiệt.

Câu 41: Nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động gồm: 

  1. Kỹ thuật an toàn lao động – điều kiện vệ sinh lao động
  2. Kỹ thuật an toàn lao động – các chính sách, bảo hộ lao động
  3. Kỹ thuật an toàn lao động – điều kiện vệ sinh lao động – các chính sách, bảo hộ lao động
  4. Kỹ thuật an toàn lao động – điều kiện vệ sinh lao động – các chính sách lao động

Câu 42: Biểu thức tính cáp phải có khả năng chịu lực phù hợp với lực tác dụng lên cáp: , trong đó:

  1. K: Hệ số cho phép; P: Lực lớn nhất tác dụng lên dây cáp; S: Lực kéo đứt cáp.
  2. K: Hệ số an toàn; P: Lực kéo đứt cáp; S: Lực lớn nhất tác dụng lên dây cáp.
  3. Biểu thức sai.
  4. K: Hệ số cho phép; P: Lực kéo đứt cáp; S: Lực lớn nhất tác dụng lên dây cáp.

Câu 43: Các loại phanh được chia theo: 

  1. Theo nguyên tắc hoạt động và theo cấu tạo.
  2. Theo nguyên tắc hoạt động, theo hình dáng và theo cấu tạo.
  3. Theo nguyên tắc hoạt động, theo kích thước và theo cấu tạo.
  4. Theo nguyên tắc hoạt động, theo vị trí và theo cấu tạo.

Câu 44: Nhóm tác hại nghề nghiệp liên quan đến quá trình sản xuất gồm các yếu tố như sau

  1. Yếu tố vật lý, hóa học, sinh vật
  2. yếu tố nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, sinh vật
  3. nhiệt độ, độ ẩm, bức xạ nhiệt, vận tốc chuyển động của không khí
  4. Nhiệt độ, chất độc, chất phóng xạ, vi khuẩn, siêu vi khuẩn, nấm mốc

Câu 45: Theo Bộ Luật lao động, người lao động làm ca đêm được nghỉ giữa ca tính vào giờ làm việc ít  nhất là: 

A.60 phút         B. 45 phút                C. 30 phút                  D. 15 phút

Câu 46: Chi tiết dùng để ngừng chuyển động hoặc thay đổi tốc độ của một cơ cấu nào đó gọi là:

A.Phanh.            B. Tang.                  C. Ròng rọc.             D. Cả 3 ý a, b, c.

Câu 47: Yêu cầu cơ bản của các chất chữa cháy là: 

  1. Dễ kiếm và rẻ.
  2. Không làm hư hỏng thiết bị, đồ vật cứu chữa cháy và có hiệu quả chữa cháy cao.
  3. Không gây độc hại đối với người khi sử dụng và khi bảo quản.
  4. Cả 3 ý trên

Câu 48: Tìm phát biểu đúng nhất về bệnh nghề nghiệp 

  1. Không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người lao động
  2. Bệnh mang đặc trưng của nghề nghiệp, hoặc liên quan đến nghề nghiệp do kết quả tác động thường  xuyên và lâu dài của điều kiện làm việc bất lợi
  3. Bệnh mang đặc trưng của nghề nghiệp, làm suy yếu sức khỏe người lao động dần dần và không thể  chữa khỏi
  4. Là bệnh do tiếp xúc trực tiếp với chất độc hại trong thời gian ngắn

Câu 49: Nguyên lý chống cháy nổ là: 

  1. Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy tới mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám  cháy ra ngoài.
  2. Ngừng cung cấp lửa.
  3. Ngừng cung cấp không khí.
  4. Ngừng cung cấp vật cháy.

Câu 50: Tín hiệu ánh sáng màu đỏ được dùng để báo hiệu gì? 

A.Báo hiệu cấm               B. Báo hiệu chuẩn bị cấm.

C.Báo hiệu cho phép       D. Báo hiệu đề phòng

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!