ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ-Tâm lý Giáo dục

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ
MÔN: Tâm lý Giáo dục

Ngành: THƯ VIỆN                       Thời gian: 30 phút

(Trình độ trung cấp)

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Câu hỏi:

Hãy chọn một đáp án đúng:

1.Đâu là mục tiêu về kiến thức của tâm lý giáo dục?

a) Biết cấu trúc tâm lý liên quan đến hành vi đạo đức.

b) Vận dụng những điều đã học để phân tích các tình huống về đạo đức

c) Quan tâm giúp đỡ học sinh tự tu dưỡng đạo đức

d) Tất cả các câu trên

2.Đâu là mục tiêu về kĩ năng của tâm lý giáo dục?

a) Quan tâm giúp đỡ học sinh tự tu dưỡng đạo đức

b) Biết cấu trúc tâm lý liên quan đến hành vi đạo đức.

c)  Vận dụng những điều đã học để phân tích các tình huống về đạo đức

d) Tất cả các câu trên

3.Đâu là mục tiêu về thái độ của tâm lý giáo dục?

a) Quan tâm giúp đỡ học sinh tự tu dưỡng đạo đức

b) Biết cấu trúc tâm lý liên quan đến hành vi đạo đức.

c) Vận dụng những điều đã học để phân tích các tình huống về đạo đức

d) Tất cả các câu trên

4.Giáo dục là:

a) Truyền lại cho thế hệ sau kiến thức có giá trị

b) Truyền lại cho thế hệ sau niềm tin có giá trị

c) Truyền lại cho thế hệ sau kỹ năng có giá trị

d) Tất cả các câu trên

5.Lĩnh vực nghiên cứu của tâm lý giáo dục:

a) Cơ sở tâm lý của hoạt động dạy

b) Cơ sở tâm lý của hoạt động học

c) Cơ sở tâm lý của hoạt động giáo dục đạo đức

d) Tất cả các câu trên

6.Đối tượng của tâm lý học giáo dục là:

a) Những qui luật nảy sinh, biến đổi và phát triển tâm lý của cá nhân

b) Xác định cơ sở tâm lý học của hoạt động dạy học

c) Nâng cao tay nghề và rèn luyện nhân cách giáo viên

d) Tất cả các câu trên

7.Nhiệm vụ của tâm lý học giáo dục:

a) Những qui luật lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và hành vi đạo đức

b) Những qui luật nảy sinh, biến đổi và phát triển tâm lý của cá nhân

c) Nâng cao tay nghề và rèn luyện nhân cách giáo viên

d) Tất cả các câu trên

8.Theo bình diện triết học thì đạo đức là:

a) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

d) Tất cả các câu trên

9.Theo bình diện đạo đức học thì đạo đức là:

a) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

d) Tất cả các câu trên

10.Theo bình diện tâm lý học thì đạo đức là:

a) Hình thái của ý thức xã hội, nó phản ánh và củng cố những phẩm chất đặc biệt của đời sống xã hội như: thiện chí, công bằng,…

b) Hệ thống những nguyên tắc, chuẩn mực của đời sống xã hội, quy định trách nhiệm và thái độ đối xử của con người với bản thân, người khác với xã hội.

c) Sự phản ánh vào ý thức cá nhân những nguyên tắc và chuẩn mực của xã hội, đủ sức chi phối và điều khiển hành vi cá nhân trong mối quan hệ giữa lợi ích của bản thân với lợi ích của người khác và của toàn xã hội.

d) Tất cả các câu trên

11.Đâu là hành vi có đạo đức?

a) Dành chỗ trên xe buýt

b) Bỏ hóa chất vào thực phẩm để tăng lợi nhuận

c) Móc túi người đi đường

d) Cứu người thoát khỏi dòng nước lũ

12.Hành vi đạo đức là gì?

a) Hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức.

b) Hành động miễn cưỡng, làm cho có

c) Hành động được thúc đẩy bởi lợi ích cá nhân

d) Hành động mang lại lợi ích nhóm

13.Như thế nào được gọi là hành vi?

a) Hoạt động diễn ra bên trong con người.

b) Suy nghĩ trong đầu

c) Hoạt động bộc lộ ra bên ngoài

d) Tất cả các câu trên

14.Đâu là “hành vi”:

a) Chào hỏi.

b) Móc túi người đi đường

c) Đánh nhau

d) Tất cả các câu trên

15.Tiêu chuẩn để đánh giá hành vi có đạo đức:

a) Tự giác

b) Có ích

c) Không vụ lợi

d) Tất cả các câu trên

16.Tính tự giác của hành vi được thể hiện:

a) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

b) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

c) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

d) Tất cả các câu trên

17.Tính có ích của hành vi được thể hiện:

a) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

b) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

c) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

d) Tất cả các câu trên

18.Tính không vụ lợi của hành vi được thể hiện:

a) Thúc đẩy xã hội tiến lên theo hướng có lợi cho công cuộc chung của Tổ quốc.

b) Chủ thể ý thức đầy đủ về mục đích ý nghĩa của hành vi của mình và tự mình thực hiện dưới sự thúc đẩy của động cơ.

c) Hành vi đạo đức phải là hành vi có mục đích vì người khác, vì xã hội (mình vì mọi người), không tính toán đến lợi ích của mình mà vì người khác

d) Tất cả các câu trên

19.Hành động nào dưới đây thể hiện tính tự giác của hành vi?

a) Nhường chỗ cho người già trên xe buýt

b) Nhường đường cho xe cấp cứu

c) Nhặt được của roi, trả người đánh mất

d) Tất cả các câu trên

20.Hành động nào dưới đây thể hiện tính có ích của hành vi?

a) Buôn ma túy

b) Làm từ thiện

c) Bỏ hóa chất vào đồ ăn mang lại lợi nhuận cao cho gia đình

d) Tất cả các câu trên

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!