Đề số 03- Đề kiểm tra giữa kỳ môn GDQP&AN- TT0003

MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH

MÃ ĐỀ: TT0003

Đề thi dành cho học viên không vào được zoom buổi học. Các bạn lấy đề tại đây đề làm bài

Đề thi giữa kỳ môn học

Thời gian: 30 phút

 

Câu 1: Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch từng bước hoàn thiện chiến lược “Diễn biến hòa bình” vào khoảng thời gian nào?

a/ Từ năm 1945 đến nay

b/ Từ năm 1945 – 1960

c/ Từ năm 1960 đến nay

d/ Từ năm 1980 đến nay

Câu 2. Chiến lược “Diễn biến hòa bình” sử dụng biện pháp nào là chính?

a/ Phi quân sự

b/ Quân sự

c/ Kinh tế

d/ Chính trị

Câu 3: Mục tiêu nhất quán của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch trong sử dụng chiến lược “Diễn biến hòa bình” đối với Việt Nam là:

a/ Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

b/ Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

c/ Lái nước ta đi theo con đường chủ nghĩa tư bản và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

     d/ Xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, lái nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa và lệ thuộc vào chủ nghĩa đế quốc.

Câu 4: Giai đoạn 2 của quá trình hình thành phát triển “Diễn biến hoà bình” vào những năm nào?

a/ Những năm 80 đến những năm 90.

b/ Những năm 80 đến nay.

c/ Những năm 70 đến 1991.

d/ Những năm 70 đến những năm 80.

Câu 5: Xét về hình thức bạo loạn gồm những loại nào?

a/ Gồm có bạo loạn vũ trang, bạo loạn kinh tế chính trị.

b/ Gồm có bạo loạn kinh tế chính trị kết hợp với vũ trang.

c/ Gồm có bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với vũ trang.

d/ Gồm có bạo loạn chính trị hoặc bạo loạn chính trị kết hợp với bạo loạn kinh tế.

Câu 6: Chiến lược “Diễn biến hoà bình” BLLĐ đã và đang lợi dụng vấn đề dân tộc chống phá chúng ta trọng điểm ở nội dung:

a/ Lợi dụng những khó khăn còn tồn tại về vật chất, khai thác các mâu thuẫn giữa các dân tộc trong đất nước.

b/ Kích động, xúi giúc các dân tộc đòi quyền tự quyết, kích động đòi tự chủ, ly khai.

c/ Lợi dụng những khó khăn còn tồn tại về vật chất, đời sống tinh thần tạo dựng xu hướng bất bình với Đảng, Nhà nước và CNXH.

d/ Kích động, xúi giúc các dân tộc đòi quyền tự quyết, gây rối loạn an ninh chính trị.

Câu 7: Kẻ thù thực hiện thủ đoạn diễn biến hoà bình “xâm nhập về văn hoá”, một trong những nội dung đó là:

a/ Làm phai mờ truyền thống lâu đời của văn hoá Việt Nam.

b/ Từng bước làm phai mờ những giá trị văn hóa truyền thống cách mạng.

c/ Từng bước làm phai mờ bản sắc văn hoá và giá trị văn hoá của dân tộc Việt Nam.

d/ Làm phai mờ những giá trị văn hoá của lịch sử dân tộc.

Câu 8: Sinh viên cần làm gì để góp phần làm thất bại chiến lược “Diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của kẻ thù?

a/ Bản thân luôn nâng cao cảnh giác, tự bảo vệ mình, bảo vệ nơi mình sinh sống.

b/ Nỗ lực học tập và rèn luyện để trở thành công dân tốt, cống hiến cho đất nước.

c/ Bản thân luôn tự bảo vệ mình, cảnh giác đề phòng trong mọi mặt của cuộc sống.

d/ Bản thân luôn nâng cao cảnh giác, bảo vệ tổ chức mà mình đang tham gia sinh hoạt.

Câu 9: Phương châm tiến hành của Đảng và Nhà nước ta trong chống chiến lược DBHB -BLLĐ là gì ?

a/ Kiên định con đường đi lên CNXH mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

b/ Phát huy tiềm năng của các địa phương để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đảm bảo ngăn chặn sự xất hiện và phát triển của “DBHB”-BLLĐ.

c/ Chủ động, kiên quyết, khôn khéo xử lí tình huống và giải quyết hậu quả khi có bạo loạn xảy ra, giải quyết các vụ gây rối, không để phát triển thành bạo loạn

d/ Kiên quyết chống lại các biểu hiện mất cảnh giác, chủ quan trong việc chống DBHB ở các đơn vị cơ sở.

Câu 10: Những nguyên tắc xử lý trong đấu tranh chống bạo loạn lật đổ là gì ?

a/ Nhanh gọn, kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài.

b/ Kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để kéo dài.

c/ Đánh nhanh gọn, đúng đối tượng, sử dụng linh hoạt lực lượng và phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài.

d/ Kiên quyết, linh hoạt, đúng đối tượng, sử dụng phương thức đấu tranh phù hợp, không để lan rộng kéo dài.

Câu 11. Dân quân tự vệ được tổ chức thành mấy lực lượng:

a/ 3 lực lượng

b/ 4 lực lượng

c/ 2 lực lượng

d/ 1 lực lượng

Câu 12. Dân quân tự vệ là lực lượng làm nồng cốt cùng toàn dân đánh giặc ở đâu khi có chiến tranh?

a/ Ở địa phương

b/ Ở trung ương

c/ Ở biên giới

d/ Ở hải đảo

Câu 13. Lực lượng dự bị động viên được xây dựng bổ sung cho lực lượng nào?

a/ Lực lượng thường trực của quân đội

b/ Lực lượng không thường trực

c/ Lực lượng DQTV

d/ Lực lượng VTND.

Câu 14: Dân quân tự vệ là một thành phần của lực lượng nào?

a/ Lực lượng cảnh sát nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

b/ Lực lượng vũ trang nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

c/ Lực lượng an ninh nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

d/ Lực lượng công an nhân dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu 15. Về tổ chức: Dân quân tự vệ được tổ chức thành:

a/ Lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi

b/ Lực lượng du kích và lực lượng đặc biệt.

c/ Lực lượng sản xuất và lực lượng công tác

d/ Lực lượng thường trực và lực lượng không thường trực

Câu 16: Một trong những quan điểm nguyên tắc xây dựng lực lượng dự bị động viên là

a/ Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng rộng khắp có trọng tâm trọng điểm.

b/ Bảo đảm số lượng đủ, chất lượng cao, xây dựng toàn diện có trọng tâm trọng điểm.

c/ Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao xây dựng rộng khắp có trọng tâm trọng điểm.

d/ Bảo đảm số lượng đông, chất lượng cao xây dựng trên toàn quốc, có trọng tâm trọng điểm.

Câu 17: Đường cơ sở là đường:

a/ Đường thẳng nối liền các điểm.

b/ Đường gãy khúc nối liền các điểm.

c/ Đường cong nối liền các điểm.

d/ Đường elip nối liền các điểm.

Câu 18: Phía bắc Việt Nam giáp ranh với nước nào và mấy tỉnh?

a/  Trung Quốc, giáp 5 tỉnh

b/  Lào cai, giáp 6 tỉnh

c/  Lào Cai, giáp 5 tỉnh

d/ Trung Quốc, giáp 6 tỉnh

Câu 19: Lãnh thổ quốc gia là phạm vi không gian được giới hạn bởi :

a/ Chủ quyền quốc gia

b/ Tọa độ trên bản đồ

c/ Mốc giới quốc gia

d/ Biên giới quốc gia

Câu 20: Biên giới quốc gia Việt Nam bao gồm?

a/ Biên giới quốc gia trên đất liền và trên biển và trong lòng đất.

b/ Biên giới quốc gia trên biển, trên không và trong lòng đất.

c/ Biên giới quốc gia trên đất liền, trên không và trong lòng đất.

d/ Biên giới quốc gia trên đất liền, trên biển, trên không và trong lòng đất.

 

                                                   ————HẾT———–

 học viên tải đáp án:  tại đây

5/5 - (101 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!