Câu 1: Các hình thức kỷ luật về vi phạm nội quy lao động:
- Sa thải, khiển trách, cảnh cáo, chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
- Sa thả, khiển trách, phê bình cảnh cáo, hạ mức lương.
- Sa thải, khiển trách. Chuyển làm công việc có mức lương thấp hơn tối đa 6 tháng.
- Sa thải, cảnh cáo, phê bình. Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn không quá 6 tháng
Câu 2: Nội dung chủ yếu của Nội quy lao động:
- Thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp, an toàn nơi làm việc, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản, bí mật công nghệ, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý.
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, vệ sinh nơi làm việc, bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, các hành vi vi phạm nội quy và hình thức xử lý vi phạm.
- Thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, trật tự, bí mật kinh doanh, vệ sinh nơi làm việc, xử lý khi có vi phạm nội quy.
Câu 3: Luật lao động quy định về thời giờ làm việc của người lao động:
- Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ.
- Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nặng nhọc 6 đến 7 giờ một ngày, hai bên có thể thoả thuận làm thêm giờ nhưng không quá 200 giờ một năm.
- Trong điều kiện độc hại từ 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện khác thì hai bên có thể thoả thuận nhưng không quá 200 giờ.
- Trong điều kiện lao động bình thường 8 giờ 1 ngày, điều kiện nguy hiểm 6 đến 7 giờ một ngày, điều kiện khác thì hai bên thoả thuận.
Câu 4: Trường hợp phải ngừng việc, người lao động được trả lương thế nào?
- Nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, nếu do lỗi của người lao động thì hai bên thoả thuận.
- Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương, do khách quan được trả lương.
- Nếu do lỗi của người lao động thì người lao động không được trả lương, do lỗi của người sử dụng lao động thì đựơc trả đủ lương, do khách quan (mất điện, nước…..) thì hai bên thỏa thuận.
- Nếu do sự cố điện nước hoặc các nguyên nhân bất khả kháng thì hai bên thương lượng, nếu do lỗi của người sử dụng lao động thì người lao động đựơc trả đủ lương.
Câu 5: Nội dung chủ yếu của một bản thoả ước lao động tập thể:
- Việc làm, thời gian làm việc, nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, định mức lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn, vệ sinh lao động.
- Việc làm, phúc lợi tập thể, ăn giữa ca, tiền lương, thời giờ làm việc, bảo hiểm xã hội, giải quyết tranh chấp lao động.
- Việc làm, thời giờ làm việc, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, ăn giữa ca, phúc lợi tập thể, nghỉ ngơi.
- Việc làm, thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm, phúc lợi tập thể
Câu 6: Thoả ước lao động tập thể là một văn bản:
- Ký kết giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa hai bên về các quan hệ lao động.
- Ký kết trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa công đoàn với người sử dụng lao động về việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động.
- Ký kết giữa hai bên về các điều kiện lao động và các quyền, nghĩa vụ qua lại.
- Thoả thuận trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng giữa tập thể người lao động với người sử dụng lao động về các điều kiện lao động, quyền lợi và nghĩa vụ hai bên trong quan hệ lao động.
Câu 7: Theo quy định của pháp luật lao động, tuổi lao động là bao nhiêu?
- Ít nhất đủ 15 tuổi
- Ít nhất đủ 16 tuổi
- Ít nhất đủ 17 tuổi
- Ít nhất đủ 18 tuổi
Câu 8: Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con theo đúng quy định, được hưởng tiền lương, tiền công của những ngày làm việc đó như thế nào?
- Chỉ hưởng lương thai sản do BHXH chi trả.
- Chỉ được hưởng tiền lương của những ngày làm việc.
- Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
- Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ được hưởng thêm 02 tháng lương cơ bản.
Câu 9: Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì các lý do nào sau đây?
- Lao động nữ bị tạm giữ, tạm giam, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
- Lao động nữ mang thai, kết hôn, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 10 tháng tuổi
- Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản
- Lao động nữ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi
Câu 10. Tranh chấp lao động được giải quyết theo những nguyên tắc nào?
- Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
- Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
- Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật; có sự tham gia của đại diện người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Tất cả các nguyên tắc trên.
Câu 11. Cơ quan, tổ chức nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?
- Hội đồng hòa giải lao động cơ sở hoặc hòa giải viên lao động;
- Toà án nhân dân.
- Cả A và B đều đúng.
- Tất cả sai
Câu 12: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2017 thì có mấy loại hợp đồng lao động?
- Hai loại.
- Ba loại.
- Bốn loại.
- Tất cả đều sai.
Câu 13: Theo quy định của Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định thời gian thử việc như sau:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác;
- Không quá 90 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 15 ngày làm việc đối với công việc khác;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên; Không quá 15 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ; Không quá 5 ngày làm việc đối với công việc khác;
- Tất cả đều sai
Câu 14. Anh, chị hãy cho biết có mấy loại hợp đồng lao động, đó là những loại nào?
- 2 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn và hợp đồng lao động xác định thời hạn;
- 3 loại, gồm: hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động 1 năm và hợp đồng lao động có thời hạn từ 1 đến 3 năm;
- 3 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn, mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng; Hợp đồng lao động xác định thời hạn, mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng;
- 1 loại, gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Câu 15: Bộ luật Lao động quy định thời gian nghỉ thai sản như thế nào?
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 05 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 03 tháng.
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 04 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng. Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 01 tháng.
- Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 03 tháng.
Câu 16: Người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động nữ trong những trường hợp nào?
- Lao động nữ đang mang thai.
- Lao động nữ đang nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo qui định.
- Lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Cả 3 trường hợp trên.
Câu 17: Người sử dụng lao động không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp nào sau đây?
- Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo; đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
- Người lao động nữ cao tuổi.
- Đang bị xử lý kỷ luật.
Câu 18: Người lao động nữ được đi làm sớm trước khi hết thời gian nghỉ thai sản trong trường hợp nào?
- Có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.
- Được người sử dụng lao động đồng ý.
- Đã nghỉ thai sản ít nhất được 04 tháng.
- Cả 3 trường hợp trên.
Câu 19: Sau khi hết thời gian nghỉ thai sản theo qui định, pháp luật lao động qui định thời gian người lao động nữ nghỉ thêm được tính như thế nào
- Nghỉ thêm 1 tháng, được hưởng nguyên lương.
- Nghỉ thêm 1 tháng, không hưởng lương.
- Không được nghỉ thêm.
- Thỏa thuận với người sử dụng lao động về thời gian nghỉ thêm không hưởng lương.
Câu 20: Lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được hưởng chế độ như thế nào?
- Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Vẫn làm công việc cũ và được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.
- Được chuyển làm công việc nhẹ hơn mà vẫn hưởng đủ lương.
- Được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hàng ngày.