ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ-BỆNH NỘI KHOA

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN: BỆNH NỘI KHOA

   Ngành:       Y Sĩ                                               Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Kháng sinh nào sau đây dùng để điều trị H.P:

  1. Rifamicine.
  2. Bactrim.
  3. Chlorocide
  4. Clarithromycine.

Câu 2: Thuốc nào sau đây hiệu quả nhất trong điều trị loét:

  1. Maalox.
  2. Phosphalugel.
  3. Cimetidine.
  4. Omeprazole

Câu 3: Tổng số lượng nước đưa vào cơ thể người bệnh suy tim (qua uống hoặc truyền) cần điều chỉnh sao cho hợp lí nhất bằng:

  1. Lượng nước tiểu của người bệnh trong 24h
  2. Lượng nước uống của một người bình thường
  3. 500 – 700ml cho cả ngày
  4. Lượng nước tiểu/24h cộng với 300 – 500ml

Câu 4: Triệu chứng có giá trị nhất để chẩn đoán tăng huyết áp

  1. Nhức đầu, buồn nôn, hoa mắt
  2. Chóng mặt từng cơn
  3. Hay có cơn đau thắt ngực
  4. Đo huyết áp nhiều lần thấy tăng

Câu 5: Biện pháp có giá trị nhất để xác định cơn đau thắt ngực là:

  1. Nghe tim
  2. Điện tâm đồ
  3. Khai thác bệnh sử
  4. Siêu âm tim

Câu 6: Tính chất đờm trong viêm phổi có tính chất xác định bệnh

  1. Đàm nhầy mủ trắng
  2. Đàm loãng dính
  3. Đàm màu rỉ sắt quánh dính
  4. Đàm mủ vàng

Câu 7: Nguyên nhân làm người bệnh khó thở trong khi có cơn hen là

  1. Co thắt phế quản
  2. Phù nề niêm mạc phế quản
  3. Tăng tiết dịch phế quản
  4. Cả A, B, C đều đúng

Câu 8: Đặc điểm của hen phế quản

  1. Khó thở nhanh
  2. Khó thở vào
  3. Khó thở ra
  4. Không có ý nào đúng

Câu 9: Nguyên nhân gây Suy tim trái là:

  1. Hẹp van 2 lá
  2. Hở van 2 lá
  3. Tăng huyết áp
  4. Hở van 3 lá

Câu 10: Nguyên nhân gây Suy tim phải là:

  1. Hở van Động mạch chủ
  2. Hẹp van Động mạch chủ
  3. Hẹp van 3 lá
  4. Hẹp eo Động mạch chủ

Câu 11: Viêm phổi do virus thường gặp vào mùa:

  1. Nóng, khô.
  2. Nóng, ẩm.
  3. Lạnh, khô.
  4. Lạnh, ẩm

Câu 12: Cơ chế phòng vệ tại chổ nào bị thương tổn khi bị nhiễm virus đường hô hấp:

  1. Cơ chế phòng vệ đường hô hấp trên.
  2. Nắp thanh quản và thanh quản.
  3. Phản xạ ho.
  4. Hệ biểu mô có lông chuyển

Câu 13: PH dịch vị khi đói

  1. 5
  2. 1, 7 – 2
  3. 3 – 5
  4. < 1

Câu 14: Loét dạ dày tá tràng có tính chất đặc thù sau:

  1. Do tăng acid dịch vị.
  2. Là một bệnh mang tính chất toàn thân.
  3. Là một bệnh mạn tính do HP gây ra.
  4. Là một bệnh cấp tính.

Câu 15: Vi khuẩn H.P có đặc tính sau:

  1. Xoắn khuẩn gr (-).
  2. Gram (+)
  3. Tụ cầu vàng
  4. Trực khuẩn

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!