ĐỀ KIỂM TRA CUỐI MÔN- Luật Tố Tụng Hình Sự

 

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

  MÔN:  LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ

   Ngành:   Pháp Luật                                                              Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Để bảo đảm quyền bất khả xâm phạm về thân thể, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 nghiêm cấm những hành vi nào?

  1. Tra tấn hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
  2. Bức cung hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
  3. Dùng nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, tính mạng, sức khỏe của con người.
  4. Cả 03 đáp án trên.

Câu 2: Người bắt, giữ hoặc giam người khác trái pháp luật mà có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục nhân phẩm của nạn nhân thì bị xử lý hình sự như thế nào?

  1. Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  3. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  4. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Câu 3: Người thực hiện hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc hành vi khác cản trở việc khiếu nại, tố cáo, việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc việc xử lý người bị khiếu nại, tố cáo thì có thể bị áp dụng hình phạt nào sau đây theo Bộ luật hình sự năm 2015?

  1. Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
  2. Phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  3. Bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm.
  4. Bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm.

Câu 4: Người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi hành án hoặc thi hành các biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà dùng nhục hình làm nạn nhân chết thì bị phạt tối đa bao nhiêu năm tù?

  1. 02 năm tù.
  2. 05 năm tù.
  3. 10 năm tù.
  4. Từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.

Câu 5: Trong hoạt động tố tụng, người sử dụng thủ đoạn trái pháp luật ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai ra thông tin liên quan đến vụ án, vụ việc thì có thể bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân nếu phạm tội thuộc trường hợp nào sau đây?

  1. Làm người bị bức cung chết.
  2. Làm người bị bức cung tự sát.
  3. Ép buộc người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung phải khai sai sự thật.
  4. Dùng nhục hình hoặc đối xử tàn bạo, hạ nhục nhân phẩm người bị lấy lời khai, người bị hỏi cung.

Câu 6: Hình phạt bổ sung có thể được áp dụng đối với người phạm tội bức cung là gì?

  1. Người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
  2. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề từ 01 năm đến 05 năm.
  3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị cấm cư trú từ 01 năm đến 03 năm, cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 03 năm.

Câu 7: Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án oan, trái pháp luật được bảo đảm quyền lợi như thế nào?

  1. Được bồi thường thiệt hại về vật chất.
  2. Được bồi thường thiệt hại về tinh thần.
  3. Được phục hồi danh dự.
  4. Cả 03 đáp án trên.

Câu 8: Ông Nguyễn Văn Đ là đại biểu Hội đồng nhân dân phường, vì nghi ngờ cháu P đổ sơn vào cửa nhà mình, ông Đ đã bắt giữ cháu P và tra khảo nhằm buộc cháu phải nhận là đã đổ sơn vào nhà ông. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của ông Đ đã có dấu hiệu của tội gì?

  1. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn bắt, giữ, giam người trái pháp luật.
  2. Tội vi phạm quy định về giam giữ.
  3. Tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật.
  4. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi.

Câu 9: Để nhanh chóng phá án, Điều tra viên H đã đe dọa đánh để ép anh Đ phải khai nhận là đã sát hại nạn nhân. Theo Bộ luật hình sự năm 2015, hành vi của Điều tra viên H đã có dấu hiệu của tội gì?

  1. Tội bức cung.
  2. Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn giam, giữ người trái pháp luật.
  3. Tội cưỡng ép người khác khai báo, cung cấp tài liệu.
  4. Tội dùng nhục hình.

Câu 10: Khẳng định nào là sai?

  1. Người phạm tội nghiêm trọng có thể được hưởng án treo.
  2. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội đã phạm là trên 3 năm tù.
  3. Người phạm tội được hưởng án treo nếu hình phạt đã tuyên đối với người ấy là không quá 3 năm tù.
  4. Không cho người phạm tội được hưởng án treo, nếu người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ trường hợp người phạm tội là người dưới 18 tuổi.

Câu 11: Nhận định nào dưới đây về luật hình sự không đúng

  1. Là một ngành luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  2. Là một chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  3. Bao gồm hệ thống những quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành,
  4. Xác định những hành vi nguy hiểm nào cho xã hội là tội phạm, đồng thời quy định hình phạt đối với những tội phạm ấy;

Câu 12: Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự:

  1. Thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  2. Chỉ thuộc về Cơ quan điều tra.
  3. Chỉ thuộc về Viện kiểm sát.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 13: A lái xe ô tô thuê cho B, hưởng lương theo tháng. Trong khi thực hiện công việc B giao, A đã phạm tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ làm C chết. Tư cách tố tụng của B trong vụ án hình sự là:

  1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án.
  2. Bị hại.
  3. Nguyên đơn dân sự.
  4. Bị đơn dân sự.

Câu 14: Việc gia hạn tạm giữ:

  1. Chỉ được thực hiện một lần.
  2. Không cần Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
  3. Phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn.
  4. Tất cả đều đúng.

Câu 15: A là Thủ trưởng Cơ quan điều tra Công an huyện X tỉnh Y. Nếu A thuộc trường hợp bị thay đổi do pháp luật quy định thì việc điều tra vụ án: 

  1. Do Cơ quan điều tra Công an huyện X tiếp tục tiến hành.
  2. Do Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao tiến hành.
  3. Do cơ quan điều tra Bộ Công an tiến hành
  4. Do Cơ quan điều tra Công an tỉnh Y tiến hành.

Câu 16. Thẩm phán: 

  1. Phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi nếu đã tham gia xét xử giám đốc thẩm.
  2. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên toà thì do Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.
  3. Nếu đồng thời là Chánh án và bị thay đổi tại phiên toà thì do Hội đồng xét xử quyết định.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 17. Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận định giá tài sản là: 

  1. Hội đồng định giá tài sản.
  2. Viện kiểm sát đã yêu cầu định giá tài sản.
  3. Cơ quan điều tra đã yêu cầu định giá tài sản.
  4. Tòa án đã yêu cầu định giá tài sản.

Câu 18. Kết luận giám định:

  1. Là kết luận pháp lý về vụ án.
  2. Là kết luận có giá trị pháp lý trong mọi trường hợp.
  3. Là kết luận chuyên môn về những vấn đề được trưng cầu, yêu cầu giám định.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 19. Hết thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm mà không biết rõ bị can đang ở đâu thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định: 

  1. Đình chỉ vụ án.
  2. Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
  3. Tạm đình chỉ vụ án.
  4. Tất cả đều sai

Câu 20. Khi vụ án không thuộc thẩm quyền xét xử sơ thẩm của mình thì Tòa án:

  1. Tạm đình chỉ vụ án.
  2. Trả hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát đã truy tố để chuyển đến Viện kiểm sát có thẩm quyền truy tố.
  3. Đình chỉ vụ án.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 21: Viện kiểm sát rút toàn bộ quyết định truy tố trước khi mở phiên tòa thì Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định:

  1. Đình chỉ vụ án.
  2. Trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.
  3. Đưa vụ án ra xét xử.
  4. Tạm đình chỉ vụ án.

Câu 22. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị oan thuộc về:

  1. Nhà nước.
  2. Chánh án Toà án đã làm oan.
  3. Thủ trưởng Cơ quan điều tra đã làm oan.
  4. Viện trưởng Viện kiểm sát đã làm oan.

Câu 23. A phạm tội mua bán trái phép chất ma túy. Cơ quan điều tra tạm giữ được ma túy làm vật chứng. Cách xử lý vật chứng này là: 

  1. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.
  2. Tiêu hủy.
  3. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
  4. Giao cho cơ quan quản lý chuyên ngành có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.

Câu 24. Chủ thể chịu trách nhiệm về kết luận giám định là: 

  1. Tòa án đã trưng cầu giám định.
  2. Cơ quan điều tra đã trưng cầu giám định.
  3. Viện kiểm sát đã trưng cầu giám định.
  4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân đã kết luận giám định.

Câu 25. Thẩm quyền thu thập chứng cứ trong tố tụng hình sự:

  1. Thuộc về cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  2. Chỉ thuộc về Cơ quan điều tra.
  3. Chỉ thuộc về Viện kiểm sát.
  4. Tất cả đều sai

Câu 26. A mượn xe máy của B. A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội và bị Cơ quan điều tra tạm giữ. B không có lỗi trong việc A sử dụng xe máy đó làm phương tiện phạm tội. Cách xử lý xe máy này là: 

  1. Tịch thu, nộp ngân sách nhà nước.
  2. Trả lại cho B.
  3. Tiêu hủy.
  4. Bán và chuyển tiền đến Kho bạc Nhà nước để quản lý.

Câu 27. Thẩm quyền đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự:

  1. Chỉ thuộc về Kiểm sát viên.
  2. Thuộc về người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  3. Chỉ thuộc về Thẩm phán.
  4. Chỉ thuộc về Điều tra viên.

Câu 28. Viện kiểm sát cùng cấp phê chuẩn trước khi thi hành đối với: 

  1. Quyết định bắt bị cáo để tạm giam của Hội đồng xét xử.
  2. Lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam của Chánh án, Phó Chánh án Tòa án.
  3. Lệnh bắt bị can để tạm giam của Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 29. Nếu có đủ căn cứ A đang chuẩn bị thực hiện tội giết người thì Cơ quan điều tra có thể: 

  1. Giữ A trong trường hợp khẩn cấp.
  2. Cấm A đi khỏi nơi cư trú.
  3. Bắt A để tạm giam.
  4. Bắt quả tang đối với A.

Câu 30. Biện pháp nào trong các biện pháp sau là biện pháp ngăn chặn?

  1. Áp giải.
  2. Bắt người.
  3. Dẫn giải.
  4. Tất cả đều sai

Câu 31. Người dân khi bắt người phạm tội quả tang có quyền:

  1. Tước vũ khí của người bị bắt.
  2. Khám người bị bắt.
  3. Giải ngay người bị bắt đến Tòa án nơi gần nhất.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 32. Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp:

  1. Cần được Viện kiểm sát phê chuẩn.
  2. Không cần Viện kiểm sát phê chuẩn.
  3. Thuộc thẩm quyền của Tòa án.
  4. Thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát.

 

Câu 33. Sau khi bắt hoặc nhận người bị bắt theo quyết định truy nã:

  1. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra ngay quyết định đình nã.
  2. Trong mọi trường hợp, Cơ quan điều tra nhận người bị bắt phải ra lệnh tạm giam.
  3. Trong mọi trường hợp, cơ quan đã ra quyết định truy nã phải ra ngay quyết định đình nã.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 34: Trường hợp nào trong những trường hợp sau đây không phải là căn cứ bắt quả tang?

  1. Người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay người đó trốn. (Đ)
  2. Ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
  3. Đang thực hiện tội phạm thì bị phát hiện.
  4. Đang hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị đuổi bắt.

Câu 35. Trong số những người tiến hành tố tụng, người có quyền đề nghị thay đổi Thư ký Toà án là:

  1. Kiểm sát viên.
  2. Điều tra viên.
  3. Thẩm phán.
  4. Hội thẩm.

Câu 36. Người chứng kiến là: 

  1. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
  2. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.
  3. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
  4. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.

Câu 37. Bị can:

  1. Không có quyền bào chữa.
  2. Không có quyền đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.
  3. Là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự.
  4. Tất cả đều sai.

Câu 38:  Người làm chứng là:

  1. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực giá, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng yêu cầu định giá tài sản theo quy định của pháp luật.
  2. Người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng.
  3. Người có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực cần giám định, được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu, người tham gia tố tụng yêu cầu giám định theo quy định của pháp luật.
  4. Người được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng yêu cầu chứng kiến việc tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định của BLTTHS.

Câu 39: Mục đích của hình phạt là:

  1. Trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội.
  2. Ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới.
  3. Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
  4. D Cả a, b và c.

Câu 40: Các biện pháp tư pháp khác với hình phạt ở:

  1. Là biện pháp cưỡng chế nhưng không chỉ do tòa án quyết định.
  2. Không có mục đích trừng trị, chỉ có mục đích phòng ngừa.
  3. Không để lại án tích
  4. Cả a, b và c.

 

 

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

                                

                                                                                                                    

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!