Đề KIỂM TRA CUỐI KỲ-Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

 

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

   MÔN:  Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

   Ngành:  Y Học Cổ Truyền                                                                     Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

Câu 1. Phần nào trong cơ thể được xếp vào phần Dương?

  1. Bụng
  2. Kinh Âm
  3. Lưng
  4. Tạng

Câu 2. Thuộc tính của Dương

  1. Lạnh
  2. Tối
  3. Yên lặng
  4. Nóng

Câu 3. Chọn hiện tượng phù hợp theo Học thuyết Âm Dương: nếu một người đầu luôn nóng, chân luôn lạnh:

  1. Âm thịnh
  2. Dương thịnh
  3. Âm Dương bất hòa
  4. Âm Dương đều thịnh

Câu 4. Chữa sốt cao phải dùng thuốc có tính mát lạnh và có vị:

  1. Mặn
  2. Chua
  3. Ngọt
  4. Cay

Câu 5. Trong phân định nhóm thuốc Dương dược thường có vị:

  1. Chua
  2. Mặn
  3. Đắng
  4. Ngọt

Câu 6. Biểu hiện nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với thuộc tính âm dương:

  1. Hưng phấn thuộc dương, ức chế thuộc âm
  2. Đất thuộc dương, trời thuộc âm
  3. Ngày thuộc dương, đất thuộc âm
  4. Mùa hạ thuộc dương, mùa đông thuộc âm

Câu 7. Sự phân định thuộc tính âm dương về mặt tổ chức học cơ thể bao gồm các mục sau, NGOẠI TRỪ:

  1. Ngũ tạng thuộc âm
  2. Lục phủ thuộc dương
  3. Lưng thuộc âm, ngực thuộc dương
  4. Khí thuộc dương, huyết thuộc âm

Câu 8. Học thuyết Ngũ hành bao gồm các quy luật:

  1. Tương sinh, Tương khắc, Đối lập, Hỗ căn
  2. Tương sinh, Tương khắc, Tương thừa, Tương vũ
  3. Tương sinh, Tương khắc, Đối lập, Bình hành
  4. Tương sinh, Tiêu trưởng, Đối lập, Hỗ căn

Câu 9. Mục nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với mối quan hệ tương sinh:

  1. Mộc sinh Hỏa
  2. Hỏa sinh Kim
  3. Kim sinh Thủy
  4. Thủy sinh Mộc

Câu 10. Mục nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG với mối quan hệ tương khắc:

  1. Can khắc Tỳ
  2. Tỳ khắc Phế
  3. Phế khắc Can
  4. Thận khắc Tâm

Câu 11. Có một ý SAI trong các câu sau:

  1. Màu xanh thuộc hành hỏa
  2. Màu vàng thuộc hành thổ
  3. Màu trắng thuộc hành kim
  4. Màu đen thuộc hành thủy

Câu 12. Có một ý SAI trong các câu sau:

  1. Vị đắng thuộc hành hỏa
  2. Vị ngọt thuộc hành thổ
  3. Vị chua thuộc hành kim
  4. Vị mặn thuộc hành thủy

Câu 13. Có một ý SAI trong các câu sau:

  1. Tạng can thuộc hành mộc
  2. Tạng tỳ thuộc hành thổ
  3. Tạng phế thuộc hành kim
  4. Tạng tâm thuộc hành thủy

Câu 14. Có một ý SAI trong các câu sau:

  1. Phủ tiểu trường thuộc hành hỏa
  2. Phủ bàng quang thuộc hành thổ
  3. Phủ đại trường thuộc hành kim
  4. Phủ đởm thuộc hành mộc

Câu 15. Mất ngủ, hồi hộp hay mê hoảng, da xanh tái nguyên nhân do?

  1. Khí uất
  2. Âm hư hỏa vượng
  3. Tâm huyết hư
  4. Thận hư

Câu 16. Các đặc điểm sau đây đều gợi ý trong chẩn đoán bệnh lý của tạng can, NGOẠI TRỪ:

  1. Giận dữ
  2. Da xanh
  3. Mắt đỏ
  4. Nhức xương

Câu 17. Các đặc điểm sau đây đều gợi ý trong chẩn đoán bệnh lý của tạng thận, NGOẠI TRỪ:

  1. Hồi hộp
  2. Đái dầm
  3. Đau lưng
  4. Ù tai

Câu 18. Các đặc điểm sau đây đều gợi ý chẩn đoán bệnh lý của tạng tỳ, NGOẠI TRỪ:

  1. Da vàng
  2. Cơ teo nhẽo
  3. Môi nhợt nhạt
  4. Hay giận dữ

Câu 19. Giai đoạn đầu của các bệnh truyền nhiễm thuộc nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:

  1. Phong hàn
  2. Nội phong
  3. Phong thấp
  4. Phong nhiệt

Câu 20. Các bệnh viêm khớp, phù dị ứng, chàm thuộc nguyên nhân gây bệnh nào dưới đây:

  1. Phong hàn
  2. Hàn thấp
  3. Phong thấp
  4. Phong nhiệt

Câu 21. Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:

  1. Hỷ là vui mừng, thái quá hại tâm
  2. Nộ là bực tức, thái quá hại can
  3. Ưu là suy tư, lo âu, thái quá hại tỳ
  4. Bi là buồn, bi quan thái quá hại thận

Câu 22. Có một nhận xét KHÔNG ĐÚNG khi nói về đặc điểm nguyên nhân gây bệnh bên trong:

  1. Khủng là khủng khiếp, thái quá hại can
  2. Kinh là kinh hoàng, thái quá hại thận, hại tâm
  3. Bi là bi quan, thái quá hại phế, hại tỳ
  4. Tư là tư lự, lo âu, thái quá hại tỳ

Câu 23. Những biểu hiện của dương hư:

  1. Sốt cao, khát nước, tay chân nóng
  2. Sốt cao, sợ lạnh, tay chân lạnh
  3. Cảm giác lạnh, sợ lạnh, cầu phân lỏng
  4. Sốt, ớn lạnh, ra mồ hôi

Câu 24. Những triệu chứng nào ở hệ hô hấp được xếp vào Thực chứng?

  1. Ho, khó thở, đờm dính, khó khạc
  2. Khó thở, tiếng ồn ào
  3. Ho nhiều, đờm vàng dính
  4. Đờm trắng, loãng, dễ khạc

Câu 25. Những triệu chứng nào ở hệ hô hấp được xếp vào Hư chứng?

  1. Ho kéo dài, tiếng ho nhỏ
  2. Khó thở, tiếng ồn ào
  3. Ho nhiều, đờm trắng dính, khó khạc
  4. Đờm trắng, loãng, dễ khạc

Câu 26. Phép Bổ dùng để chữa bệnh thuộc:

  1. Âm
  2. Dương
  3. Thực

Câu 27. Phép Tả dùng để chữa bệnh thuộc:

  1. Hàn
  2. Nhiệt
  3. Thực

Câu 28. Khát và không muốn uống nước là do:

  1. Thử nhiệt
  2. Thấp nhiệt
  3. Hư nhiệt
  4. Hàn thấp

Câu 29. Phương pháp thích hợp để chữa bệnh ở Biểu là:

  1. Phép Thanh
  2. Phép Hòa
  3. Phép Hãn
  4. Phép Bổ

Câu 30. Hai cương Biểu và Lý để

  1. tìm vị trí nông sâu của bệnh
  2. đánh giá tính chất của bệnh
  3. đánh giá trạng thái người bệnh
  4. đánh giá xu thế chung của bệnh

Câu 31. Hai cương Hàn và Nhiệt để

  1. tìm vị trí nông sâu của bệnh
  2. đánh giá tính chất của bệnh
  3. đánh giá trạng thái người bệnh
  4. đánh giá xu thế chung của bệnh

Câu 32. Hai cương Hư và Thực để

  1. tìm vị trí nông sâu của bệnh
  2. đánh giá tính chất của bệnh
  3. đánh giá trạng thái người bệnh
  4. đánh giá xu thế chung của bệnh

Câu 33. Hai cương Âm và Dương để

  1. tìm vị trí nông sâu của bệnh
  2. đánh giá tính chất của bệnh
  3. đánh giá trạng thái người bệnh
  4. đánh giá xu thế chung của bệnh

Câu 34. Cương lĩnh đứng đầu trong Bát cương là:

  1. Biểu-Lý
  2. Âm-Dương
  3. Hàn-Nhiệt
  4. Hư-Thực

Câu 35. Khi xem lưỡi trên bệnh nhân biểu hiện: rêu lưỡi vàng, dày, khô. Chẩn đoán:

  1. Bệnh hàn
  2. Bệnh nhiệt
  3. Bệnh Hoàng đản
  4. Hôn mê

Câu 36. Bắt mạch ở bộ thốn tay trái giúp định bệnh ở tạng phủ

  1. Can
  2. Thận
  3. Tỳ
  4. Tâm

Câu 37. Bắt mạch ở bộ quan bên tay phải giúp định bệnh ở tạng phủ:

  1. Tỳ
  2. Phế
  3. Thận
  4. Can

Câu 38. Đếm mạch được 65 lần/ phút là:

  1. Mạch trì
  2. Mạch sác
  3. Mạch huyền
  4. Mạch hoãn

Câu 39. Mạch trầm là mạch:

  1. Sờ nhẹ tay đã thấy mạch đập
  2. Ấn mạnh tay mới cảm thấy mạch đập
  3. Sờ vừa phải đã thấy mạch đập
  4. Nhìn thấy mạch đập

 

Câu 40. Đếm mạch được 85 lần/ phút là:

  1. Mạch phù
  2. Mạch trầm
  3. Mạch trì
  4. Mạch sác

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

                                

                                                                                                                    

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!