Đề Kiểm Tra CUỐI KỲ- Cấp Cứu Ban Đầu

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ 

MÔN: QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC Y TẾ

   Ngành: Y học cổ truyền                                                              Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 20 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (Khoanh tròn vào câu trả lời đúng)

1.Mục đích của cấp cứu ban đầu là gì (chọn câu đúng nhất):

  1. Chữa hết bệnh cho người bệnh
  2. Cứu sống và hạn chế những nguy hiểm đe dọa đến người bệnh
  3. Phục hồi chức năng cho người bệnh
  4. Giúp đưa người bệnh đến y tế nhanh nhất

2.Câu nào sau đây đúng nhất khi nói về cấp cứu ban đầu:

  1. Người hỗ trợ cho nạn nhân có các dụng cụ và thiết bị chuyên dụng
  2. Hỗ trợ người bị nạn trước khi gặp được cấp cứu chuyên nghiệp
  3. Hỗ trợ người bị nạn sau khi gặp được cấp cứu chuyên nghiệp
  4. Chỉ có nhân viên y tế mới được cấp cứu ban đầu cho nạn nhân

3.Đặc điểm nào không phải của cấp cứu ban đầu:

  1. Có thể thay thế cho việc chăm sóc và điều trị tại bệnh viện.
  2. Bất kỳ người nào có kỹ năng sơ cấp cứu đều có thể thực hiện cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.
  3. Cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp tạm thời
  4. Cấp cứu ban đầu là sự trợ giúp ngay tức thì

4.Câu nào sau đây đúng nhất với cấp cứu ban đầu:

  1. Phải đảm bảo an toàn cho bản thân người cấp cứu và cho nạn nhân
  2. Cần bình tĩnh đánh giá và nhanh chóng xử trí cấp cứu
  3. Kêu gọi thêm sự giúp đỡ từ những người xung quanh
  4. Tất cả đều đúng

5.Mục đích quan trọng nhất của phương pháp CPR là gì?

  1. Giúp tim đập lại
  2. Giúp phổi trao đổi khí
  3.  Duy trì tưới máu não và tim
  4. Không có đáp án nào đúng

6.Quy trình hồi sức tim phổi mới nhất được Hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng cho hầu hết trường hợp ngưng tim ngưng thở là:

  1. Khai thông đường thở – Thổi ngạt – Nhấn tim
  2. Nhấn tim – Khai thông đường thở – Thổi ngạt
  3. Nhấn tim – Thổi ngạt – Khai thông đường thở
  4. Khai thông đường thở – Nhấn tim – Thổi ngạt

7.Việc làm nào sau đây nên được thực hiện đầu tiên khi gặp một trường hợp ngưng tim ngưng thở:

  1. Nhanh chóng chở nạn nhân đến cơ sở y tế
  2. Lay gọi người bệnh
  3. Kiểm tra mối nguy hiểm xung quanh hiện trường
  4. Hô hấp nhân tạo

8.Hành động nào sau đây không nên làm khi gặp một trường hợp ngưng tim ngưng thở:

  1. Véo xương ức nạn nhân
  2. Giật tóc mai nạn nhân
  3. Véo mặt trong cánh tay nạn nhân
  4. Đấm liên tục vào ngực nạn nhân

9.Thao tác đánh giá mạch của người bệnh ngưng tim ngưng thở nào sau đây không đúng:

  1. Dùng 2 ngón tay cảm nhận mạch cảnh ở 1/3 giữa cơ ức đòn chũm
  2. Bắt mạch không quá 10 giây
  3. Ưu tiên bắt động mạch cảnh hơn động mạch bẹn
  4. Bắt động mạch cảnh 2 bên cùng lúc

10.Có thể đánh giá nhịp thở của người bệnh bằng cách:

  1. Nhìn lồng ngực di động
  2. Áp tai vào mũi miệng bệnh nhân để nghe hơi thở
  3. Đặt tay lên bụng bệnh nhân cảm nhận hơi thở
  4. Tất cả đều đúng

11.Câu nào sau đây mô tả đúng khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

  1. Bệnh nhân nằm kê đầu cao 45 độ
  2. Vị trí đặt tay: chính giữa ½ dưới xương ức
  3. Vị trí đặt tay: chính giữa ½ trên xương ức
  4. Vị trí đặt tay: lồng ngực bên trái, ngay mỏm tim

12.Câu nào sau đây mô tả không đúng khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

  1. Bệnh nhân nằm ngửa trên mặt phẳng cứng
  2. Vai – Khuỷu tay – Gốc bàn tay của người thực hiện tạo thành 1 đường thẳng
  3. Dùng lực của thân người để nhấn xuống
  4. Dùng lực của cánh tay và cẳng tay để nhấn xuống

13.Câu nào sau đây mô tả không đúng khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

  1. Sau pha nhấn xuống là pha nhấc tay lên cho lồng ngực giãn nở lại tối thiểu
  2. Nhấn tim liên tục, hạn chế gián đoạn
  3. Tần số 100-120 lần/phút
  4. Sau pha nhấn xuống là pha nhấc tay lên cho lồng ngực giãn nở lại tối đa

14.Câu nào sau đây mô tả đúng khi xoa bóp tim ngoài lồng ngực:

  1. Nhấn tim càng nhanh càng cung cấp nhiều máu cho cơ quan
  2. Nhấn tim càng sâu càng hiệu quả
  3. Pha buông tay tương ứng với thì tâm thu
  4. Khi lồng ngực giãn ra tốt, máu từ hệ tĩnh mạch đầu mặt cổ trở về tim, giúp giảm áp lực nội sọ

15.Câu nào sau đây không đúng khi thực hiện hồi sức tim phổi:

  1. Ngửa đầu nâng cằm cho tất cả bệnh nhân
  2. Tỷ lệ 30 lần nhấn ngực – 2 lần thổi ngạt
  3. Thổi ngạt từng hơi và quan sát lồng ngực bệnh nhân nhô lên
  4. Cứ mỗi 2 phút làm CPR có thể ngưng để kiểm tra lại mạch

16.Câu nào sau đây đúng khi thực hiện hồi sức tim phổi:

  1. Thổi ngạt từng hơi, đồng thời quan sát nét mặt bệnh nhân
  2. Bóp mũi bệnh nhân liên tục trong quá trình CPR
  3. Thổi lượng khí vào miệng bệnh nhân càng nhiều càng tốt
  4. Thổi từng hơi nhẹ nhàng, 1 hơi 1 giây

17.Câu nào sau đây mô tả đúng về tư thế hồi tỉnh:

  1. Người bệnh nằm ngửa, đầu bằng
  2. Người bệnh nằm sấp, nghiêng đầu
  3. Người bệnh nằm nghiêng, đầu gối gập về hướng dạ dày
  4. Người bệnh nằm ngửa, kê cao 45 độ

18.Câu nào sau đây không đúng khi nói về dị vật đường thở:

  1. Cần cấp cứu nhanh chóng để hạn chế tình trạng thiếu oxy cho mô
  2. Dị vật thường rơi vào phế quản chính (P) nhiều hơn phế quản chính (T)
  3. Thường xảy ra khi vừa ăn vừa cười đùa
  4. Phế quản chính (T) thẳng và dốc hơn so với phế quản chính (P) nên dễ mắc kẹt dị vật hơn.

19.Câu nào sau đây đúng nhất khi mô tả biểu hiện của người bị dị vật đường thở:

  1. Ôm chặt cổ họng
  2. Ho sặc sụa
  3. Ú ớ, không nói được
  4. Tất cả các biểu hiện đều đúng

20.Câu nào sau đây đúng nhất khi xử trí một trường hợp dị vật đường thở:

  1. Khuyến khích bệnh nhân ho mạnh nếu có thể ho
  2. Cố gắng lấy dị vật ra nếu bệnh nhân còn hồng hào, nói chuyện được và không khó thở
  3. Cho BN ở tư thế nằm, giữ yên và đưa đến bệnh viện để khám và gắp dị vật ra
  4. Tất cả các câu đều đúng

21.Câu nào sau đây không đúng khi nói về dị vật đường thở:

  1. Dị vật đường thở có thể gặp ở mọi lứa tuổi
  2. Cố gắng lấy dị vật ra bằng mọi cách khi dị vật tắc nghẽn không hoàn toàn
  3. Người bệnh khó thở, tím tái là biểu hiện của tắc nghẽn hoàn toàn đường thở
  4. Trẻ em thường bị dị vật đường thở do đồ chơi kích thước nhỏ hoặc thức ăn lỏng

22.Câu nào sau đây đúng về thủ thuật Heimlich:

  1. Đứng bên cạnh nạn nhân nếu người bệnh còn tỉnh
  2. Dành cho người lớn hoặc trẻ lớn
  3. Quỳ một bên nạn nhân nếu người bệnh hôn mê
  4. Không thể tự bản thân làm thủ thuật Heimlich cho chính mình

23.Câu nào sau đây đúng về thủ thuật Heimlich:

  1. Không thể thực hiện thủ thuật Heimlich trên phụ nữ mang thai và người béo bụng
  2. Ấn từ nhẹ đến mạnh vào bụng để đẩy dị vật ra ngoài
  3. Cúi xuống tì vào một bề mặt cứng để làm điểm tựa khi làm Heimlich tự thân
  4. Tất cả đều đúng

24.Câu nào sau đây đúng nhất về phương pháp “Five-and-five”:

  1. Kết hợp xen kẽ vỗ lưng và thủ thuật Heimlich
  2. Đứng hoặc quỳ một bên để vỗ lưng cho người bệnh
  3. Đặt một cánh tay ngang ngực để đỡ người bệnh khi vỗ lưng
  4. Tất cả đều đúng

25.Xử trí nào sau đây đúng khi gặp dị vật đường thở ở trẻ 6 tháng tuổi:

  1. Thực hiện ngay thủ thuật Heimlich
  2. Nắm 2 chân trẻ dốc ngược xuống cho dị vật rơi ra
  3. Vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ
  4. Lấy tay móc họng cho trẻ nôn dị vật ra

26.Xử trí nào sau đây đúng khi gặp dị vật đường thở ở trẻ 8 tuổi:

  1. Thực hiện ngay thủ thuật Heimlich
  2. Nắm 2 chân trẻ dốc ngược đầu xuống cho dị vật rơi ra
  3. Vỗ lưng và ấn ngực cho trẻ
  4. Lấy tay móc họng cho trẻ nôn dị vật ra

27.Câu nào sau đây mô tả đúng kỹ thuật vỗ lưng:

  1. Đặt trẻ nằm ngửa trên đùi hoặc trên cánh tay của bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.
  2. Nắm 2 chân trẻ dốc ngược đầu xuống đất
  3. Vỗ nhẹ nhàng 5 cái vào giữa 2 xương bả vai
  4. Đặt trẻ nằm sấp trên đùi hoặc trên cánh tay của bạn, đầu chúc xuống thấp hơn ngực.

28.Câu nào sau đây mô tả đúng kỹ thuật ấn ngực khi cấp cứu dị vật đường thở ở trẻ 8 tháng tuổi:

  1. Dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vào nửa dưới xương ức
  2. Dùng 2 bàn tay đan vào nhau ấn 5 lần vào giữa 2 xương bả vai
  3. Dùng 2 bàn tay đan vào nhau ấn 5 lần vào thượng vị
  4.  Dùng 2 ngón tay ấn 5 lần vào thượng vị

29.Câu nào sau đây đúng nhất về thủ thuật Heimlich ở bệnh nhân không ngồi hay đứng được hoặc bệnh nhân hôn mê:

  1. Để người bệnh nằm ngửa, quỳ xuống dạng 2 chân cạnh đùi bệnh nhân
  2. Đặt gốc 1 bàn tay lên vùng thượng vị, đặt tiếp bàn tay kia chồng lên bàn tay thứ nhất
  3. Ấn 5 cái dứt khoát, mạnh và nhanh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên
  4. Tất cả đều đúng

30.Xử trí nào sau đây không đúng khi gặp tai nạn đuối nước:

  1. Hô hoán, kêu gọi sự giúp đỡ
  2. Nhanh chóng nhảy xuống nước cứu nạn nhân
  3. Gọi đội cấp cứu
  4. Dùng phao, sào hoặc dây để đưa nạn nhân ra khỏi nước

31.Xử trí nào sau đây không đúng khi gặp tai nạn đuối nước:

  1. Đặt nạn nhân ở tư thế an toàn nếu còn tự thở được
  2. Cởi bỏ quần áo ướt, giữ tránh hạ thân nhiệt
  3. Vác nạn nhân lên vai xốc nước nếu không tự thở được
  4. Đánh giá tình trạng hô hấp tuần hoàn của nạn nhân

32.Quy trình hồi sức tim phổi khi gặp trường hợp ngưng hô hấp tuần hoàn do đuối nước là (chọn câu đúng nhất):

  1. Khai thông đường thở – Thổi ngạt – Nhấn tim
  2. Nhấn tim – Khai thông đường thở – Thổi ngạt
  3. Nhấn tim – Thổi ngạt – Khai thông đường thở
  4. Khai thông đường thở – Nhấn tim – Thổi ngạt

33.Đối tượng thường gặp tai nạn điện giật tại nhà là (chọn câu đúng nhất):

  1. Người già
  2. Trung niên
  3. Thanh thiếu niên
  4. Trẻ em

34.Các tổn thương do điện giật gây ra là (chọn câu đúng nhất):

  1. Tổn thương da
  2. Tổn thương mắt
  3. Tổn thương thần kinh
  4. Tất cả các câu đều đúng

35.Câu nào không đúng khi nói đến điện giật:

  1. Điện giật có thể gây ngưng hô hấp tuần hoàn
  2. Điện giật có thể để lại di chứng cắt cụt chi, di chứng não
  3. Điện giật gây bỏng da diện rộng, cháy đen các mô
  4. Điện giật không gây nguy hiểm đến tính mạng

36.Câu nào sau đây không đúng khi xử trí tai nạn điện giật:

  1. Nhanh chóng ngắt cầu dao điện
  2. Nếu là điện cao áp thì báo ngay cho điện lực để ngắt điện
  3. Dùng gậy bằng sắt để gạt nguồn điện ra khỏi nạn nhân
  4. Đứng trên thảm cách điện

37.Câu nào sau đây không đúng khi xử trí tai nạn điện giật:

  1. Gọi xe cấp cứu
  2. Đi ủng cao su trước khi cứu nạn nhân
  3. Nhanh chóng lao vào kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện khi vừa phát hiện
  4. Ngắt nguồn điện

38.Câu nào sau đây không đúng:

  1. Luôn luôn đảm bảo an toàn cho bản thân trong suốt quá trình cấp cứu ban đầu
  2. Thương tật của người cuối cùng tiếp xúc với nạn nhân điện giật và nối đất là nặng nề nhất
  3. Nếu nạn nhân bị giật điện trong môi trường có nước thì phải nhanh chóng tiến vào đưa nạn nhân ra khỏi đó
  4. Điện áp cao thế ngoài truyền điện trực tiếp còn có thể phóng điện gây bỏng và giật rất nặng nề

39.Xử trí nào sau đây không đúng khi gặp trường hợp rắn cắn:

  1. Garo chi bị rắn cắn
  2. Rửa sạch vết cắn
  3. Nếu có ngưng tim ngưng thở tiến hành cấp cứu ngưng hô hấp tuần hoàn ngay
  4. Trấn an nạn nhân

40.Xử trí nào sau đây đúng nhất khi gặp trường hợp rắn cắn:

  1. Rạch vết thương để lấy độc
  2. Dùng miệng hút hết máu độc từ vết cắn
  3. Băng ép vết thương bằng băng thun từ vị trí cắn đến gốc chi
  4. Nhanh chóng đắp lá thuốc trị rắn cắn

41.Vựng châm có thể gặp ở đối tượng nào sau đây (chọn câu đúng nhất):

  1. Người cao tuổi
  2. Thanh niên khỏe mạnh
  3. Phụ nữ
  4. Tất cả đều đúng

42.Câu nào sau đây mô tả đúng nhất về biểu hiện của vựng châm:

  1. Đột ngột đau bụng
  2. Bồn chồn, chóng mặt
  3. Ngứa
  4. Không có đáp án nào đúng

43.Các biểu hiện có thể gặp khi người bệnh bị vựng châm là (chọn câu đúng nhất):

  1. Sắc mặt tái nhợt
  2. Huyết áp tụt
  3. Tay chân lạnh
  4. Tất cả đều đúng

44.Sự xuất hiện vựng châm phụ thuộc vào các yếu tố nào (chọn câu đúng nhất):

  1. Tuổi
  2. Số lượng kim châm
  3. Tâm lý
  4. Thời gian châm

45.Câu nào sau đây không phải là nguyên nhân gây vựng châm:

  1. Người bệnh nhịn đói đi châm cứu
  2. Người bệnh ăn hải sản trước khi châm
  3. Kỹ thuật châm quá đau
  4. Tư thế châm không phù hợp

46.Xử trí nào sau đây không đúng khi gặp người bệnh vựng châm:

  1. Cứu huyệt Khí Hải, Quan Nguyên
  2. Rút toàn bộ kim ra
  3. Trấn an
  4. Cho người bệnh nằm đầu cao 45 độ

47.Tác dụng của huyệt Nhân Trung (chọn câu đúng nhất):

  1. Bổ huyết
  2. Bổ khí
  3. Khai khiếu, định thần
  4. Không có đáp án nào đúng

48.Huyệt Khí Hải và huyệt Quan Nguyên cách rốn lần lượt là (chọn câu đúng nhất):

  1. 1 thốn B – 3 thốn B
  2. 1,5 thốn B – 3 thốn B
  3. 2 thốn B – 4 thốn B
  4. 1,5 thốn B – 4 thốn B

49.Câu nào sau đây đúng nhất khi nói đến sốc phản vệ trong thực hành lâm sàng YHCT:

  1. Nguy hiểm, đe dọa tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời
  2. Có thể gặp khi thực hiện cấy chỉ hoặc thủy châm
  3. Cần trang bị hộp thuốc cấp cứu phản vệ khi thực hiện một số thủ thuật YHCT
  4. Tất cả đều đúng.

50.Sốc phản vệ có bao nhiêu mức độ:

  1. 3
  2. 4
  3. 2
  4. 5

51.Câu nào sau đây mô tả đúng nhất biểu hiện mức độ I của sốc phản vệ:

  1. Khó thở, tím tái
  2. Đau tức ngực
  3. Mẩn ngứa, đỏ da tại chỗ
  4. Tim đập nhanh

52.Câu nào sau đây mô tả đúng nhất biểu hiện mức độ II của sốc phản vệ:

  1. Khó thở, tím tái
  2. Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh
  3. Co giật
  4. Tất cả đều đúng

53.Câu nào sau đây mô tả đúng nhất biểu hiện mức độ III của sốc phản vệ:

  1. Thở rít, tím tái
  2. Tiêu tiểu không tự chủ
  3. Mạch nhanh, nhỏ, tụt huyết áp
  4. Tất cả đều đúng

54.Câu nào sau đây mô tả đúng nhất cách xử trí bệnh nhân sốc phản vệ mức độ I:

  1. Sử dụng Methylprednisolon hoặc Diphenhydramin 1mg/kg uống hoặc tiêm
  2. Theo dõi mạch, huyết áp, nhịp thở
  3. Tất cả đều sai
  4. Tất cả đều đúng

55.Câu nào sau đây mô tả không đúng cách xử trí bệnh nhân sốc phản vệ mức độ II và III:

  1. Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc, dị nguyên
  2. Sử dụng Methylprednisolon hoặc Diphenhydramin 1mg/kg uống hoặc tiêm
  3. Tiêm hoặc truyền Adrenalin
  4. Nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn

56.Thuốc duy nhất cứu sống người bệnh sốc phản vệ mức độ nặng và nguy kịch là:

  1. Corticoid
  2. Adrenalin
  3. Enoxaparin
  4. Nitroglycerin

57.Đường dùng thuốc nào nên ưu tiên khi xử trí bệnh nhân sốc phản vệ:

  1. Uống
  2. Tiêm dưới da
  3. Tiêm bắp
  4. Truyền tĩnh mạch

58.Theo dõi bệnh nhân sốc phản vệ tối thiểu trong bao lâu:

  1. 6 giờ
  2. 12 giờ
  3. 24 giờ
  4. 36 giờ

59.Câu nào sau đây đúng khi mô tả vết thương bỏng do cứu hoặc chiếu đèn hồng ngoại?

  1. Thường chỉ ảnh hưởng đến lớp biểu bì da
  2. Thường không ảnh hưởng đến tổng trạng người bệnh
  3. Thường phục hồi trong 1-2 tuần, hiếm khi để lại sẹo
  4. Tất cả đều đúng

60.Xử trí không đúng đối với vết thương bỏng do cứu, chiếu đèn hồng ngoại hoặc chườm thảo dược là:

  1. Rửa sạch vết thương
  2. Băng gạc vô trùng để bảo vệ vết thương
  3. Xé vỡ nốt phồng rộp
  4. Bôi thuốc mỡ
5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!