ĐỀ THI TỐT NGHIỆP
Môn: Lý thuyết tổng hợp
Ngành: Giáo dục Tiểu học
Đề số 2 Thời gian làm bài: 90 phút
———————————————————————————————-
ĐÁP ÁN
Câu 1. (2,5đ) Anh, chị hãy trình bày các yếu tố của quá trình giáo dục
Chủ thể giáo dục: Nhà giáo dục là chủ thể đóng vai trò chủ đạo trong hoạt động giáo dục. Chủ thể giáo dục cũng chính là người được giáo dục.
– Khách thể giáo dục: Người được giáo dục vừa là đối tượng giáo dục vừa là chủ thể tự giáo dục.
– Mục đích, nhiệm vụ giáo dục: Mục đích giáo dục là mẫu nhân cách con người mà giáo dục cần đào tạo đáp ứng yêu cầu của xã hội trong từng giai đọan phát triển của xã hội. Các nhiệm vụ giáo dục: giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm mỹ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động.
– Nội dung giáo dục: Nội dung giáo dục là hệ thống những kinh nghiệm xã hội được chọn lọc trong kho tàng kinh nghiệm của nhân loại, tạo nên nội dung hoạt động thống nhất cho nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm đạt được mục đích giáo dục đã định
– Phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức giáo dục: Phương pháp, phương tiện, hình tức tổ chức giáo dục là cách thức, phương tiện, hình thức hoạt động của nhà giáo dục và người được giáo dục nhằm thực hiện những nhiệm vụ giáo dục và đạt tới mục đích giáo dục đã định.
– Kết quả giáo dục: Kết quả giáo dục là kết quả tổng hợp của toàn bộ họat động giáo dục nhưng thể hiện tập trung nhất ở mức độ phát triển nhân cách của người được giáo dục sau mỗi họat động giáo dục nhất định
– Tham gia vào họat động giáo dục còn có những điều kiện giáo dục bên ngoài (môi trường KT – XH và KH – CN…), những điều kiện bên trong (môi trường sư phạm).
(Mỗi ý 0,5đ)
Câu 2. (2,5đ) Anh, chị hãy trình bày mục đích đánh giá học sinh Tiểu học:
- Mục đích của việc đánh giá là cung cấp thông tin chính xác, kịp thời, xác định được thành tích học tập, rèn luyện theo mức độ đáp ứng yêu cầu cần đạt của CTGDPT cấp tiểu học và sự tiến bộ của HS. Từ đó để hướng dẫn hoạt động học tập, điều chỉnh các hoạt động dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. (0,75đ)
- Kiểm tra, đánh giá là một phần không thể thiếu được của quá trình dạy học: Kiểm tra, đánh giá vì sự tiến bộ nghĩa là quá trình kiểm tra, đánh giá phải cung cấp những thông tin phản hồi giúp học sinh biết mình tiến bộ đến đâu, những mảng kiến thức – kĩ năng nào có sự tiến bộ, mảng kiến thức – kĩ năng nào còn yếu để tiếp tục điều chỉnh quá trình dạy và học. Và khi nói đến đánh giá là vì sự tiến bộ của học sinh thì đánh giá phải làm sao để học sinh không sợ hãi, không bị thương tổn để thúc đẩy học sinh nỗ lực. (0,75đ)
3. Mục đích của hoạt động đánh giá HS ở đây là những hoạt động quan sát, kiểm tra quá trình và kết quả học tập, rèn luyện của HS để có những nhận định định tính và định lượng nhằm mục đích giúp:
– GV điều chỉnh, đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học/giáo dục;
– Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ và những khó khăn không thể tự vượt qua của HS để hướng dẫn, giúp đỡ;
– Đưa ra nhận định đúng từng kết quả đạt được, những ưu điểm nổi bật và những hạn chế nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của HS;
– Góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục. (1đ)
Câu 3. (2,5đ) Anh, chị hãy trình bày tầm quan trọng của giáo dục đạo đức đối với sự phát triển nhân cách của trẻ em
– Giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ không chỉ là vấn đề của một quốc gia, mà là vấn đề mang tính toàn cầu của thời đại, là điều kiện quan trọng đẻ bảo vệ sự sống còn và tương lai của loài người.
– Việc chuyển từ nền kinh tế tập trung, bao cấp sang nền kinh tế thị trường cũng đòi hỏi một nền giáo dục tiến bộ, nhân đạo, dân chủ. → Coi trọng việc bồi dưỡng, giáo dục đạo đức cho thế hệ trẻ trở thành người công dân có ý thức trách nhiệm, tinh thần, tác phong khoa học và công nghệ, tự chủ, năng động, sáng tạo.
– Giáo dục đạo đức góp phần hình thành, phát triển nhân cách toàn diện → Rèn luyện ý thức, trách nhiệm, hành vi công dân ngay từ nhỏ.
– Nhiệm vụ hàng đầu của nhà trường tiểu học là cung cấp, rèn luyện, hình thành cho học sinh những kỹ năng cơ bản như: giao tiếp, đọc, viết, tính toán…
– Giáo dục đạo đức là một trong các con đường quan trọng để hình thành kỹ năng giao tiếp có văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ. Trang bị cho học sinh kiến thức, kinh nghiệm, thái độ đúng mực trong lựa chọn hành vi ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức của xã hội.
(Mỗi ý 0,5đ)
Câu 4. (2,5đ) Hãy trình bày vai trò của Truyện và kể chuyện trong đời sống trẻ em
-Giúp các em chính xác hóa những biểu tượng đã có về thực tế xã hội xung quanh, từng bước cung cấp thêm những khái niệm mới và mở rộng kinh nghiệm sống cho các em.
-Giúp cho các em xác lập một thái độ đối với các hiện tượng của đời sống xung quanh.
-Trẻ nhận thức được thế giới không chỉ bằng trí tuệ mà còn bằng trái tim. (1đ)
-Và trẻ em không phải chỉ có nhận thức mà còn đáp ứng lại sự kiện và hiện tượng của thế giới xung quanh, tỏ thái độ của mình với các điều thiện và ác.
-Cung cấp cho trẻ những biểu tượng đầu tiên về chính nghĩa và phi nghĩa. Giai đoạn đầu tiên của giáo dục lí tưởng cũng diễn ra (1đ)
-Phân môn Kể chuyện phát triển các kĩ năng tiếng Việt cho HS
-Phân môn Kể chuyện góp phần phát triển tư duy, đặc biệt là tư duy hình tượng và cảm xúc thẩm mĩ ở HS.
-Phân môn Kể chuyện góp phần tích lũy vốn sống, vốn văn học cho HS (0,5đ)