Câu 1. Trình bày các hoạt động thể chất trẻ mầm non có thể thành thạo?
Gợi ý
Đối với hoạt động thể chất mà trẻ mầm non có khả năng đã thành thạo, mặc dù có một số hoạt động tiêu biểu với độ tuổi nhưng bạn cần lưu ý là mỗi trẻ là duy nhất và có thể khác biệt so với trẻ khác. Vì vậy nếu thể chất của trẻ chưa đáp ứng được một hoạt động, không có nghĩa là sự phát triển của con gặp vấn đề mà con có thể đạt được vào một thời điểm khác.
Những hoạt động thể chất cụ thể mà đa số trẻ mầm non đã đạt được:
Trẻ 3 tuổi có thể:
- Leo trèo tốt
- Chạy vững
- Đạp được xe ba bánh
- Đi lên và xuống cầu thang với mỗi bước là một chân đặt ở một bậc thang
- Rửa và lau khô tay
Trẻ 3 tuổi có thể đạp được xe ba bánh. Ảnh Internet
Trẻ 4 tuổi có thể:
- Nhảy lò cò và đứng trên một chân được đến 2 giây
- Đổ (chất lỏng) và cắt (rau củ, thức ăn) dưới sự giám sát của người lớn; nghiền thức ăn
- Bắt được quả bóng trong hầu hết các lần chúng nảy
- Vẽ người có 2-4 phần cơ thể
- Sử dụng kéo
Trẻ 5 tuổi có thể:
- Đứng trên 1 chân trong 10 giây hoặc hơn
- Nhảy chân sáo
- Lộn nhào
- Sử dụng thành thạo muỗng, nĩa thậm chí là dao ăn
- Ngồi xích đu và leo trèo
Trẻ 5 tuổi đã có thể thực hiện nhiều hoạt động khó.
Câu 2. Đặc điểm tâm sinh lý trẻ mầm non?
Gợi ý
Ngoài sự phát triển về thể chất và kỹ năng, tâm lý của trẻ mầm non cũng có nhiều đặc điểm rất đáng quan tâm, cụ thể gồm:
- Trẻ đang học cách hiểu nhu cầu và cảm xúc của người khác. Chúng có thể rất thông cảm với bạn bè, chia sẻ đồ chơi và chờ đến lượt ít nhất một số lần.
- Trẻ đôi khi có thể cảm thấy ghen tỵ về mối quan hệ giữa bạn và người khác (kể cả với bố/mẹ chúng.)
- Trẻ có thể thích những trò chơi đóng vai người lớn như bố và mẹ hay siêu nhân.
- Trẻ có thể thấy thế giới xung quanh thật đáng sợ. Để giúp trấn an con, bạn hãy cung cấp cho con thông tin về lịch trình hoạt động hàng ngày. Ví dụ như ăn gì vào bữa sáng, làm gì vào ban ngày và có chuyện gì đặc biệt vào bữa tối hay giờ đi ngủ hay không. Bạn cũng nên đưa ra giới hạn cho những hoạt động và hành vi của trẻ. Vì mặc dù trẻ có vẻ tự tin nhưng chúng sẽ thấy sợ hãi nếu cha mẹ không thể quản lý chúng.
- Trẻ có thể xa bạn mà không thấy buồn.
- Trẻ bắt đầu hình thành khiếu hài hước và có thể cười trong những tình huống vui nhộn.
- Trẻ có thể nhận biết được đâu là thật và đâu là tưởng tượng nên có thể “bịa” chuyện để làm bạn hài lòng.
- Trẻ có thể có một người bạn tưởng tượng, đặc biệt là khi chúng không có bạn chơi cùng. Đây là tình trạng phổ biến và bạn không cần phải lo lắng.
Trẻ độ tuổi mầm non thường chơi với người bạn tưởng tượng của mình khi trẻ không có bạn chơi cùng.