ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT-Môn Âm nhạc

PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: ÂM NHẠC

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Độ dài là giá trị thời gian của âm thanh. Về mặt vật lý, độ dài đo thời gian phát ra giao động của nguồn âm thanh quyết định. Trong âm nhạc, độ dài của âm thanh được quy định bằng các nốt nhạc với những hình dạngkhác nhau.

Nốt nhạc và các giá trị độ dài
* Nốt nhạc có hai bộ phận:
– Thân nốt nhạc là một hình tròn rỗng hoặc đặc ruột. Phần này để xác định vị trí cao độ của âm thanh.
– Đuôi và dấu móc của nốt nhạc: Đuôi nốt nhạc là một vạch thẳng đứng, phần này để xác định độ dài khác nhau của âm thanh, đuôinốt nhạc có thể quay lên hoặc quay xuống. Dấu móc luôn nằm ở bên phải của đuôi nốt.
* Hình nốt và giá trị độ dài tương đối giữa các hình nốt:

Mối tương quan độ dài giữa chúng là: nốt đứng trướccó giá trị gấp đôi nốt đứng sau.
Nếu: Nốt tròn = 4 đơn vị đo độ dài (đv), thì các nốt còn lại sẽ có giá trị như sau:

  • Nốt trắng = 2 đv
  • Nốt đen = 1 đv
  • Nốt móc đơn = 1/2 đv
  • Nốt móc kép = 1/4 đv
  • Nốt móc ba = 1/8 đv
  • Nốt móc bốn = 1/16 đv

Độ dài của các nốt không có giá trị thời gian quy định sẵn. Vì vậy, nốt nhạc chỉ biểu hiện mối tương quan về thời gian trong điều kiện cùng một tốc độ chuyển động.
Trong trường hợp có tốc đô chuyển động khác nhau, giá trị thời gian thực tế của các nốt nhạc không theo đúng tương quan bình thường giữa chúng với nhau nữa. Không có giá trị tuyệt đối về thời, đó là tính tương đối của các giá trị độ dài.

Khuông nhạc
Để xác định độ cao của âm thanh, các nốt nhạc đượctrình bày trên khuông nhạc. Khuông nhạc là một hệ thống gồm 5 dòng kẻ và 4 khe song song cách đều nhau tính từ dưới lên.

Với 5 dòng 4 khe, khuông nhạc không đủ để ghi cácđộ cao nên để diễn tả những độ cao hơn khuông nhạc sẽ dùng các dòng kẻ phụ ngắn cho từng nốt. Các dòng kẻ phụ được đặt trên hoặc dưới khuông nhạc. Vạch vàkhe phụ bên trên khuông gọi tên theo thứ tự từ dưới lên, vạch và khe phụ bên dưới khuông gọi tên theo thứ tự từ trên xuống.

Khóa nhạc
Là ký hiệu ghi ở đầu khuông nhạc để chỉ định tên các nốt nhạc, đồng thời xác định vị trí cao độ của chúng trong hàng âm của hệ thống nhạc. Có ba loại khoá nhạc thường dùng: Khoá son dòng 2, Khoá đô dòng 3, Khoá pha dòng 4.

Khoá son:

– xác định âm son của quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngkẻ thứ hai của khuông nhạc.

Khoá Pha:

– xác định âm pha của quãng 8 nhỏ (f) nằm trên dòng thứ tư của khuông nhạc.

Khoá Đô Altô

– xác định âm đô quãng 8 thứ nhất nằm trên dòngthứ ba của khuông nhạc.

Dấu tăng giá trị độ dài
Trong nhiều trường hợp, những nốt nhạc đã có vẫn không đủ đáp ứng những yêu cầu thể hiện độ dài của âm thanh, người ta phảibổ sung bằng nhiều hình thức với nhiều ký hiệu tăng thêm độ dài.

Dấu nối (dấu liên kết)
Dấu nối là một hình vòng cung nối liền hai hoặc nhiều nốt có cùng độ cao tuyệt đối ở cạnh nhau. Độ dài chung bằng tổng độ dài của các nốt có dấu nối đi kèm.

Dấu chấm dôi
Dấu chấm dôi là dấu chấm nhỏ đặt bên phải cạnh nốt nhạc làm tăng thêm nửa độ dài sẵn có.
Dấu miễn nhịp (dấu ngân tự do, dấu chấm lưu)
Là một hình vòng cung ở giữa có một dấu chấm. Dấu này đặt ở trên hay dưới nốt nhạc hoặc dấu lặng cho phép tự do xử lý độ dài của nốt nhạc, dấu lặng đó tuỳ theo sở thích và ý đồ thể hiện mà không phụ thuộc vào giá trị quy định cho nốt nhạc hoặc dấu lặng đó.

Dấu lặng
Lặng là thời gian ngừng vang của âm thanh, là khoảnh khắc im lặng, là sự ngừng nghỉ trong âm nhạc. Lặng cũng là một loại chất liệu dùng trong cấu trúc âm nhạc. Thời gian im lặng trong âm nhạc được xác địnhbằng các dấu lặng. Dấu lặng cũng được qui định độ dài và gọi tên dựa vào các nốt nhạc.

Dấu hồi . (dấu segno)

Là dấu hiệu dùng để chỉ định việc nhắc lại một bộ phận của tác phẩm. Đi cùng với dấu có thể có thêm chữ D.C (Da capo) và Fine.

Câu 2:

Soạn giáo án thực hành dạy bài hát theo chủ đề: “thực vật”

Đề tài: Dạy hát “Quả”

TCAN: “Nhún theo điệu nhạc”

Độ tuổi: 24 – 36 tháng

Thời gian: 12 –15 phút

  1. Mục tiêu
    1. Thái độ

    – Trẻ hứng thú khi tham gia vào hoạt động.

– Giáo dục trẻ: khế là loại quả có nhiều vitamin giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào vì thế các con nhớ ăn canh khế.

  1. Kĩ năng
    – Rèn kỹ năng hát rõ lời và hát đúng giai điệu bài hát.

– Phát triển tai nghe âm nhạc.

  1. Kiến thức
    – Trẻ nhớ tên bài hát “Quả”.

– Trẻ biết hát theo cô bài hát “Quả”.

– Biết cách chơi trò chơi “Nhún theo điệu nhạc”
II. Chuẩn bị
– Nhạc không lời bài hát “Quả”.

– Nhạc chơi trò chơi.

– Mũ quả khế.

 

III. TIẾN HÀNH

Hoạt động1: Bé cùng chơi

– Cô có món quà tặng các bạn

– Cho trẻ lên mở quà, quan sát quả khế và hỏi trẻ:

+ Cô có quả gì đây? (Quả khế)

– Cho trẻ nếm quả khế và hỏi trẻ:

+ Quả khế này như thế nào?

– Cho trẻ cùng làm khuôn mặt ăn khế chua.

– Cô cũng có hát bài về quả khế do nhạc sĩ Xanh Xanh sáng tác đó là bài “Quả”

Hoạt động2: Dạy hát “Quả”

– Cô hát hát lần 1

– Hỏi trẻ: Cô vừa hát cho các con nghe bài hát gì?

– Cô hát lần 2 kết hợp nhạc.

* Đàm thoại:

– Các con vừa hát xong bài hát gì?

– Bài hát nói về quả gì?

– Quả khế chua dùng để làm gì?

– Giáo dục trẻ: khế là loại quả có nhiều vitamin giúp cho cơ thể khoẻ mạnh, da dẻ hồng hào vì thế các con nhớ ăn canh khế nhé!.

– Cho cả lớp hát cùng cô 2-3 lần.

– Cả lớp, cá nhân nhắc lại tên bài hát.

– Cho trẻ hát dưới nhiều hình thức khác nhau: nhóm, cá nhân. Cô chú ý sửa sai cho trẻ. Động viên, khuyến khích trẻ.

– Cho trẻ hát và làm điệu bộ cùng cô.

Hoạt động3: TCAN “Nhún theo điệu nhạc”

– Cô giới thiệu tên trò chơi.

+ Cách chơi: Cô mở nhạc cho trẻ nghe, trẻ lắc lư theo điệu nhạc, khi nhạc nhẹ thì trẻ lắc lư nhẹ, khi nhạc nhanh thì trẻ lắc lư nhanh,.

– Cho trẻ nhắc lại cách chơi.

– Cô khái quát lại.

– Cô tổ chức cho trẻ chơi 2 – 3 lần.

*Kết thúc: cho trẻ hát kết hợp nhạc bài “Quả”.

 

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!