ĐÁP ÁN ĐỀ THI LÝ THUYẾT-Môn Phương pháp khám phá môi trường xung quanh

PHÒNG ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập –Tự do – Hạnh phúc

 

ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC PHẦN

Môn: PP KHÁM PHÁ MÔI TRƯỜNG XUNG QUANH

Thời gian: 60 phút (không kể thời gian phát đề)

 

Câu 1: Nêu khái niệm, mục đích của phương pháp đàm thoại khi cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh.

  1. Khái niệm của phương pháp đàm thoại cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh:
  • Đàm thoại là phương pháp mà giáo viên và trẻ đưa ra câu hỏi và câu trả lời về các sự vật hiện tượng xung quanh nhằm đạt được các mục đích nhất định
  • Trong quá trình khám phá khoa học về môi trường xung quanh, đàm thoại có thể được biểu hiện dưới hình thức thảo luận hoặc trò truyện
  1. Mục đích:
  • Nhằm phát truển nhận thức
  • Rèn luyện khả năng tập trung chú ý, kích thích hoạt động tri giác và tư duy
  • Củng cố mở rộng chính xác hóa hiểu biết của trẻ về các sự vật hiện tượng xung quanh, hệ thống hóa các đặc điểm cấu tạo, công dụng, lợi ích, mối quan hệ của các sự vật hiện tượng một cách khoa học
  • Phát triển tốt các thao tác trí tuệ, so sánh, tổng hợp khái quát
  • Giáo dục trẻ có hành vi văn minh với đối tượng khám phá

 

Câu 2: Lập kế hoạc hoạt động cho trẻ khám phá khoa học về môi trường xung quanh

Đề tài: Khám phá 1 số phương tiện giao thông

             Đối tượng: 4-5 tuổi

GIÁO ÁN

Lĩnh Vực Phát Triển Nhận Thức

Hoạt động: Khám phá khoa học về MTXQ

Đề tài: Khám phá một số phương tiện giao thông

Chủ đề: Phương tiện giao thông

Đối tương: 4-5 tuổi

Thời gian: 25-30 phút

Số lượng: 25-30 trẻ

  • Mục Đích- Yêu Cầu

1 Kiến thức

  • Trẻ biết được tên một số phương tiện giao thông: xe máy, xe đạp
  • Trẻ biết được công dụng cách sử dụng các phương tiện giao thông

2 Kỹ năng

  • Phát triển kỹ năng quan sát, so sánh, nhận biết các dấu hiệu đặc trưng của các phương tiện giao thông
  • Phát triển vốn từ cho trẻ
  • Phát triển khả năng ghi nhớ có chủ đích

3 Thái độ

  • Giao duc trẻ biết giữ gìn, bảo vệ một số phương tiện giao thông trong gia đình

 

  • Chuẩn Bị

Đồ dung của cô:

  • Tranh ảnh một số phương tiện giao thông: xe đạp, xe máy . Nhạc bài hát: em tập lái ô tô
  • Hệ thống câu hỏi đàm thoại, giáo án. Đồ dung của trẻ
  • Giấy, bút chì màu, ghế ngồi
  • Trang phục trẻ gọn gang, sạch sẽ

 

  • Cách Tiến Hành
ND

 

Phần gây hứng thú

HĐ 2:

Tìm hiểu một số phương tiện giao thông đường bộ

 Hoạt Động Của Cô

 

Cô cho trẻ hát bài: “em tập lái ô tô”.

+ Cô và các con vừa hát bài hát gì

+ Trong bài hát nhắc đến phương tiện giao thông là xe gì?

Có rất nhiều phương tiện giao thông các con ạ: phương tiện giao thông đường bộ, đường biển, đường hàng không… Chúng mình có biết phương tiện giao thông đường bộ gồm những xe gì không

·       Tìm hiểu về xe đạp

-Cho trẻ quan sát tranh xe đạp và hỏi trẻ

+Đây là xe gì?

+Dùng để làm gì?

+Xe đạp gồm những bộ phận nào?

+Những bộ phận đó có tác dụng gì?

+Làm thế nào để xe đạp đi được?

+Xe đạp thuộc phương tiện giao thông đường gì?

+Nhà con có xe đạp không?

+Xe đạp có ích không?

+Các con có yêu thích xe đạp không?

è Cô khái quát: xe đạp là phương tiện GT đường bộ. Có 2 bánh xe, tay lại, yên xe, bàn đạp,… xe đạp đi được là nhờ sức người đạp. Xe đạp dung để chở người, hàng hóa

 

 

 

·       Tìm hiểu về xe máy

-Cô cho trẻ quan sát tranh xe máy và hỏi

+ Đây là xe gi?

+ Dùng để làm gì?

+ Xe máy có những bộ phận gì?

+ Những bộ phận đó có tác dụng gì? Còi xe kêu như nào?

+ Xe máy đi được nhờ vào cái gì?

+ Xe máy thuộc phương tiện giao thông đường gì?

+ Nhà con có xe máy không?

+ Xe máy có ích không?

+ Con có yêu thích xe máy không?

+ Khi ngồi trên xe mình phải làm gì?

+ ở nhà bố me con chăm sóc xe như thế nào?

è Cô khái quát xe máy là phương tiện giao thông đường bộ. Xe máy gồm các bộ phận: đầu xe, yên xe, bánh xe, gương xe…

Xe máy dung để chở người và hàng hóa. Xe máy chạy được là nhờ động cơ

Khi ngồi trên xe phải đội mũ bảo hiểm

 

*So sánh giữa xe máy và xe đạp:

–          Xe máy chạy bằng động cơ

–          Xe đạp đi được là dung sức người đạp vào bàn đạp

·       Giong nhau

Đều có 2 bánh xe

–          Đều là PTGT đường bộ

àGDMR:xe máy và xe đạp là PTGT đường bộ. Ngoài ra còn có ô tô ngoài PTGT đường bộ còn có PTGT đường thủy, đường hàng không

 

 

 

 Hoạt Động Của Trẻ

 

Trẻ hào hứng hát cùng cô

“em tập lái ô tô”

“ô tô”

 

Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời theo ý hiểu

 

 

Trẻ quan sát

Xe đạp

Trả lời theo ý hiểu

Tay lái, yên xe…

Trẻ trả lời theo ý hiểu

 

PTGT đường bộ

 

Trẻ trả lời theo ý hiểu

Có ạ

Trẻ Nghe

 

 

 

 

Trẻ quan sát

Xe máy

Trẻ trả lời theo ý hiểu

Đầu lái, yên xe

Trẻ trả lời theo ý hiểu

 

Nhờ vào động cơ

PTGT đường bộ

 

Trẻ trả lời theo ý hiểu

 

Đội mũ bảo hiểm

 

 

Trẻ nghe

 

 

Trẻ Nghe

 

 

 

 

Trẻ Nghe

 

 

 

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!