ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN- Luật Hình Sự

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN:  LUẬT HÌNH SỰ

   Ngành: PHÁP LUẬT                                                                   Thời gian: 60 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 30 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

 

Câu 1: Trường hợp nào sau đây là hành vi vi phạm pháp luật

  1. Một người tâm thần thực hiện hành vi giết người.
  2. Một người 14 tuổi điều khiển xe máy không bằng lái.
  3. Một người thuê mướn trẻ em dưới 15 tuổi làm việc.
  4. Cả a,b,c.

Câu 2: Một thực khách đến quán ăn dùng bữa đã dựng xe trước cửa quán ăn. Vị khách này đã chủ quan không lấy thẻ giữ xe cũng như chất vấn chủ quán về trách nhiệm trông coi xe. Xe bị kẽ trộm lấy mất và người chủ quán thoái thác trách nhiệm. Trong trường hợp này người chủ quán:

  1. Có lỗi cố ý trực tiếp.
  2. Có lỗi cố ý gián tiếp.
  3. Vô ý vì quá tự tin.
  4. Không có lỗi.

Câu 3: A là người lái đò đã già yếu, công việc thường ngày của ông là đưa học sinh qua sông đi học. Hôm đó là ngày mưa lũ nên ông không làm việc, nhưng nhìn thấy lũ trẽ không được đến trường nên ông đánh liều đưa chúng qua sông. Sóng to làm đò bị lật làm chết nhiều học sinh. Hành vi khách quan trong cấu thành vi phạm pháp luật của ông A ở đây là:

  1. Đưa người sang sông trong điều kiện mưa lũ.
  2. Chở quá tải.
  3. Hành vi góp phần dẫn đến cái chết của những đứa trẻ.
  4. Cả a,b,c.

Câu 4: Một người thợ sửa xe gian manh đã cố tình sửa phanh xe cho một ông khách một cách gian dối, cẩu thả; với mục đích là để người khách này còn tiếp tục quay lại tiệm anh ta để sửa xe. Do phanh xe không an toàn nên sau đó chiếc xe đã lao xuống dốc gây chết vị khách xấu số. Trường hợp trách nhiệm pháp lý ở đây là:

  1. Trách nhiệm hành chính.
  2. Trách nhiệm hình sự.
  3. Trách nhiệm hành chính và trách nhiệm hình sự.
  4. Trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.

Câu 5: Sử dụng lại tình huống của câu 4, lỗi của người thợ sửa xe ở đây là:

  1. Cố ý trực tiếp.
  2. Cố ý gián tiếp.
  3. Vô ý do cẩu thả
  4. Vô ý vì quá tự tin.

Câu 6: Phương pháp điều chỉnh của ngành Luật hình sự là:

  1. Thương lượng
  2. Mệnh lệnh
  3. Quyền uy
  4. Thỏa thuận, thương lượng

Câu 7: Cơ quan thực hiện chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp:

  1. Quốc hội
  2. Chính phủ
  3. Tòa án nhân dân
  4. Viện kiểm sát nhân dân

Câu 8: Tội phạm nghiêm trọng có mức phạt cao nhất của khung hình phạt là đến:

  1. 3 năm
  2. 5 năm
  3. 7 năm
  4. 15 năm

Câu 9: Đối tượng điều chỉnh của Luật Hình sự là:

  1. Quan hệ xã hội phát sinh khi tội phạm xảy ra
  2. Quan hệ xã hội phát sinh giữa Nhà nước và người phạm tội khi thực hiện tội phạm
  3. Lợi ích của Nhà nước
  4. Lợi ích của người bị tội phạm xâm hại

Câu 10: Hành vi phạm tội là nguy hiểm cho xã hội vì:

  1. Các nhà làm luật cho rằng nó nguy hiểm.
  2. Hành vi đó gây thiệt hại lớn hơn những thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật khác gây ra.
  3. Hành vi đó gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ
  4. Hành vi đó gây thiệt hại cho người khác.

Câu 11: Xét về cấu trúc thì tội phạm là:

  1. Sự hợp thành từ nhiều hành vi nguy hiểm cho xã hội
  2. Sự hợp thành từ hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả của nó
  3. Sự hợp thành từ 4 yếu tố, tồn tại không tách rời nhau
  4. Sự hợp thành từ người phạm tội và hành vi của họ

Câu 12: Cấu thành tội phạm là:

  1. Khái niệm pháp lý về một tội phạm cụ thể
  2. Tổng hợp những dấu hiệu nêu trong phần quy định của Điều luật phần các tội phạm của BLHS
  3. Tổng hợp những dấu hiệu bắt buộc và không bắt buộc
  4. Là hiện tượng tiêu cực trong xã hội

Câu 13: Khách thể của tội phạm là:

  1. Quan hệ xã hội
  2. Quan hệ xã hội được LHS bảo vệ và bị hành vi phạm tội xâm hại
  3. Quan hệ xã hội được LHS bảo vệ.
  4. Quan hệ xã hội được LHS bảo vệ hoặc bị hành vi phạm tội xâm hại

Câu 14: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc mặt khách quan của tội phạm

  1. Thời gian phạm tội.
  2. Địa điểm phạm tội
  3. Lý trí của người phạm tội
  4. Công cụ phạm tội

Câu 15: Trong số các tội dưới đây tội nào là tội phạm có thể được thực hiện bằng không hành động?

  1. Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước CHXHCN Việt Nam
  2. Tội cướp tài sản
  3. Tội làm nhục người khác
  4. Tội che giấu tội phạm

Câu 16: Hậu quả của tội phạm là thiệt hại:

  1. Về tài sản.
  2. Về thể chất
  3. Về tinh thần
  4. Tất cả các đáp án trên

Câu 17: Theo Luật Hình sự Việt Nam thì chủ thể chịu trách nhiệm hình sự là:

  1. Cá nhân
  2. Pháp nhân.
  3. Tổ chức.
  4. Tất cả đều đúng

Câu 18: Mệnh đề nào sau đây không có trong khái niệm chủ thể của tội phạm?

  1. Người không có năng lực trách nhiệm hình sự.
  2. Người đạt độ tuổi theo luật định
  3. Người đã thực hiện hành vi phạm tội.
  4. Người có năng lực trách nhiệm hình sự.

 Câu 19: Khẳng định nào sau đây là đúng?

  1. Năng lực TNHS bao gồm là khả năng nhận thức hành vi nguy hiểm cho xã hội, khả năng điều khiển hành vi đóvà khả năng gánh lấy hậu quả pháp lý là trách nhiệm hình sự từ hành vi nguy hiểm gây ra
  2. Năng lực TNHS là khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của con người.
  3. Năng lực TNHS không phải là dấu hiệu bắt buộc của chủ thể
  4. Người đạt độ tuổi theo luật định luôn là người có năng lực TNHS

Câu 20: Để xác định một người không có năng lực TNHS thì phải căn cứ vào:

  1. Dấu hiệu y học.
  2. Dấu hiệu tâm lý.
  3. Dấu hiệu y học hoặc dấu hiệu tâm lý.
  4. Dấu hiệu y học và dấu hiệu tâm lý.

Câu 21: Trong lỗi, thái độ tâm lý của người phạm tội thể hiện ở:

  1. Xúc cảm tình cảm.
  2. Lý trí.
  3. Ý chí.
  4. Cả lý trí và ý chí.

Câu 22: Dấu hiệu nào sau đây không thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

  1. Lỗi.
  2. Động cơ phạm tội
  3. Hoàn cảnh thực hiện tội phạm.
  4. Mục đích phạm tội

Câu 23: Mệnh đề nào sau đây không có trong định nghĩa về lỗi cố ý trực tiếp

  1. Mong muốn cho hậu quả xảy ra.
  2. Nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội.
  3. Thấy trước được hậu quả nguy hiểm
  4. Ngăn ngừa hậu quả phát sinh.

Câu 24: Mục đích của hình phạt là:

  1. Trừng trị và cải tạo, giáo dục người phạm tội.
  2. Ngăn ngừa người phạm tội phạm tội mới.
  3. Giáo dục người khác tôn trọng pháp luật, đấu tranh chống và phòng ngừa tội phạm.
  4. Cả a, b và c.

Câu 25: Các biện pháp tư pháp khác với hình phạt ở:

  1. Là biện pháp cưỡng chế nhưng không chỉ do tòa án quyết định.
  2. Không có mục đích trừng trị, chỉ có mục đích phòng ngừa.
  3. Không để lại án tích
  4. Cả a, b và c.

Câu 26: Hình phạt nào sau đây có thể là hình phạt chính cũng có thể là hình phạt bổ sung?

  1. Phạt tù, phạt tiền, phạt cảnh cáo
  2. Phạt tiền, trục xuất
  3. Phạt tù, quản chế
  4. Quản chế, trục xuất

Câu 27: Bộ Luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 100/2015/QH13 có hiệu lực thi hành kể từ thời gian nào?

  1. 01/01/2017
  2. 01/7/2017
  3. 01/01/2018
  4. 01/7/2018

Câu 28: Luật Hình sự là hệ thống các quy phạm pháp luật

  1. Xác định hình phạt áp dụng cho người thực hiện những hành vi nguy hiểm cho xã hội
  2. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm.
  3. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm và quy định hình phạt có thể áp dụng cho người đã thực hiện các tội phạm đó.
  4. Xác định những hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả pháp lý bất lợi cho người thực hiện hành vi nguy hiểm đó.

Câu 29: Về trách nhiệm hình sự, người 16 tuổi trở lên sẽ:

  1. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà bộ luật có quy định khác.
  2. Được miễn trách nhiệm hình sực.
  3. Phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
  4. Không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Câu 30: Theo cách phân loại của luật hình sự Việt Nam thì tội phạm có mức cao nhất của khung hình phạt là 15 năm tù thuộc loại tội:

  1. Rất nghiêm trọng
  2. Ít nghiêm trọng
  3. Đặc biệt nghiêm trọng
  4. Nghiêm trọng

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!