ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-Bài thuốc cổ phương

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  BÀI THUỐC CỔ PHƯƠNG

   Ngành: Y Học Cổ Truyền                                          Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

●      Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1: Bài thuốc nhuận táo có những loại nào?

  1. Ngoại táo
  2. Nội táo
  3. Cả A và B đúng
  4. Cả A và B sai

Câu 2: Thành phần nào sau đây KHÔNG có trong bài thuốc Hạnh tô tán?

  1. Hạnh nhân
  2. Thạch cao
  3. Gừng tươi
  4. Cam thảo

Câu 3: Bài thuốc Thanh táo cứu phế thang có bao nhiêu loại thuốc và loại nào có tác dụng điều hòa các vị thuốc?

  1. 9 vị thuốc; Thạch cao
  2. 9 vị thuốc; Hạnh nhân
  3. 9 vị thuốc; Cam thảo
  4. 9 vị thuốc: Mạch môn

Câu 4: Bài thuốc Hạnh tô tán có bao nhiêu loại thuốc và loại nào có tác dụng sơ phong giáng khí, trừ đờm?

  1. 9 vị thuốc; Tô diệp
  2. 10 vị thuốc; Hạnh nhân
  3. 11 vị thuốc; Tiền hồ
  4. 12 vị thuốc: Gừng tươi

Câu 5: Bài thuốc Tăng dịch thang có bao nhiêu loại thuốc và loại nào có tác dụng tăng dịch lương huyết?

  1. 3 vị thuốc; Huyền sâm
  2. 4 vị thuốc; Huyền sâm
  3. 3 vị thuốc; Mạch môn
  4. 4 vị thuốc: Mạch môn

Câu 6: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về Nội táo?

  1. Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên
  2. Nội táo có thể do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên
  3. Nội táo do tạng phủ tân dịch không đầy đủ hoặc do cảm phải ôn tà làm tổn thương tân dịch gây nên
  4. Tất cả đều sai

Câu 7: Phương thuốc giải biểu là những bài thuốc được phối hợp trên cơ sở dùng những thảo dược như sau:

  1. Có vị cay, tính nóng hoặc mát
  2. Có tác dụng phát tán, khai mở các khiếu của tạng phế
  3. Nhằm mục đích làm ra mồ hôi; Để chữa tà khí đang ở biểu phận (giải biểu)
  4. Tất cả đều đúng

Câu 8: Một số biểu hiện lâm sàng đối với phương thuốc giải biểu?

  1. Sợ lạnh (hoặc sợ gió)
  2. Sốt, rêu lưỡi mỏng, mạch phù,
  3. Đau đầu, đau mình mẩy, tắc mũi, chảy nước mũi, sưng đau họng, ho
  4. Tất cả đều đúng

Câu 9: Có bao nhiêu loại bệnh ngoại cảm?

  1. 2 loại
  2. 3 loại
  3. 4 loại
  4. 5 loại

Câu 10: Có bao nhiêu loại biểu?

  1. 2 loại; biểu hư, biểu thực
  2. 3 loại; biểu hư, biểu thực, biểu hàn
  3. 3 loại; biểu hư, biểu thực, biểu nhiệt
  4. 4 loại: biểu hư, biểu thực, biểu hàn, biểu nhiệt

Câu 11: Thành phần của bài thuốc Ma hoàng thang có bao nhiêu vị?

  1. 3 vị
  2. 4 vị
  3. 5 vị
  4. 6 vị

Câu12. Thuốc hành huyết dùng cho hội chứng 

A Thiếu máu

B Huyết ứ

C Huyết hư

D Xuất huyết

Câu 13: Thành phần của bài thuốc Sài cát giải cơ có bao nhiêu vị?

  1. 8 vị
  2. 9 vị
  3. 10 vị
  4. 11 vị

Câu 14: Thành phần của bài Thông bạch thất vị ẩm có bao nhiêu vị?

  1. 3 vị
  2. 4 vị
  3. 5 vị
  4. 6 vị

Câu 15: Thành phần của bài thuốc Tiểu thanh long thang có bao nhiêu vị?

  1. 4 vị
  2. 6 vị
  3. 8 vị
  4. 10 vị

Câu 16: Trong bài thuốc Tiểu thanh long thang vị nào là Quân?

  1. Ma hoàng
  2. Bạch thược
  3. Tế tân
  4. Can khương

Câu 17: Trong bài thuốc Thông bạch thất vị ẩm vị nào là Thần?

  1. Thông bạch; Cát căn
  2. Đạm đậu sị; Sinh khương
  3. Mạch môn; Can địa hoàng
  4. Tất cả đều sai

Câu 18: Trong bài thuốc Sài cát giải cơ vị nào là Sứ?

  1. Thạch cao
  2. Cát cánh
  3. Bạch thược
  4. Cam thảo

Câu 19: Trong bài thuốc Ngân kiều tán vị thuốc nào là Thần?

  1. Kim ngân hoa; Liên kiều
  2. Bạc hà; Kinh giới
  3. Đạm đậu sị; Cát cánh
  4. Ngưu bàng tử; Lô căn

Câu 20 Trong bài thuốc Ma hoàng thang vị thuốc Cam thảo là?

  1. Quân – Thần
  2. Thần – Tá
  3. Tá – Sứ
  4. Sứ – Quân

Câu 21: Chỉ định dùng bài thuốc Ma hoàng thang như thế nào?

  1. Các chứng ngoại cảm phong hàn ở biểu phận không sợ rét, phát nóng, người chưa ra mồ hôi, đầu và gáy đau mỏi, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn
  2. Các chứng ngoại cảm phong hàn ở biểu phận Sợ rét, không phát nóng, người chưa ra mồ hôi, đầu và gáy đau mỏi, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn
  3. Các chứng ngoại cảm phong hàn ở biểu phận Sợ rét, phát nóng, người ra mồ hôi, đầu và gáy đau mỏi, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn
  4. Các chứng ngoại cảm phong hàn ở biểu phận Sợ rét, phát nóng, người chưa ra mồ hôi, đầu và gáy đau mỏi, mạch phù khẩn hoặc phù hoãn

Câu 22: Chỉ định dùng bài thuốc Ngân kiều tán như thế nào?

  1. Ôn bệnh ở giai đoạn sơ phát với các chứng phát sốt, sợ lạnh không có mồ hôi hoặc ít ra mồ hôi, đau đầu, miệng khát, ho, đau họng
  2. Ôn bệnh ở giai đoạn thứ phát với các chứng phát sốt, sợ lạnh không có mồ hôi hoặc ít ra mồ hôi, đau đầu, miệng khát, ho, đau họng
  3. Ôn bệnh ở giai đoạn sơ phát với các chứng phát sốt, không sợ lạnh không có mồ hôi hoặc ít ra mồ hôi, đau đầu, miệng khát, ho, đau họng
  4. Ôn bệnh ở giai đoạn sơ phát với các chứng phát sốt, sợ lạnh, có mồ hôi hoặc ít ra mồ hôi, đau đầu, miệng khát, ho, đau họng

Câu 23: Chỉ định dùng bài thuốc Sài cát giải cơ như thế nào?

  1. Ngoại cảm phong hàn ở giai đoạn sơ phát: ớn lạnh, sốt càng cao mà càng thêm mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, nũi khô, bứt rứt, khó ngủ
  2. Ngoại cảm phong hàn ở giai đoạn thứ phát: ớn lạnh, sốt càng cao mà càng thêm mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, nũi khô, bứt rứt, khó ngủ
  3. Ngoại cảm phong hàn ở giai đoạn toàn phát: ớn lạnh, sốt càng cao mà càng thêm mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, nũi khô, bứt rứt, khó ngủ
  4. Ngoại cảm phong hàn ở giai đoạn toàn phát: không ớn lạnh, sốt càng cao mà càng thêm mệt mỏi, đau đầu, đau nhức mình mẩy, nũi khô, bứt rứt, khó ngủ

Câu 24: Chỉ định dùng bài thuốc Thông bạch thất vị ẩm như thế nào?

  1. Những người sau khi mất máu hoặc thiếu máu mà không bị cảm phong hàn
  2. Những người sau khi mất máu hoặc thiếu máu mà bị cảm phong hàn
  3. Những người trước khi mất máu hoặc thiếu máu mà bị cảm phong hàn
  4. Những người trước khi mất máu hoặc sau khi thiếu máu mà bị cảm phong hàn

Câu 25: Chỉ định dùng bài thuốc Tiểu thanh long thang như thế nào?

  1. Chứng thủy ẩm đình đọng bên trong kèm cảm mạo phong hàn: phát sốt mà sợ rét, không có mồ hôi, ho đờm, thở suyễn hoặc thân thể nặng nề, mặt mày, tay chân phù thủng
  2. Chứng thủy ẩm đình đọng bên trong kèm cảm mạo phong hàn: phát sốt mà sợ rét, có mồ hôi, ho đờm, thở suyễn hoặc thân thể nặng nề, mặt mày, tay chân phù thủng
  3. Chứng thủy ẩm đình đọng bên ngoài kèm cảm mạo phong hàn: phát sốt mà sợ rét, không có mồ hôi, ho đờm, thở suyễn hoặc thân thể nặng nề, mặt mày, tay chân phù thủng
  4. Chứng thủy ẩm đình đọng bên ngoài kèm cảm mạo phong hàn: phát sốt mà sợ rét, có mồ hôi, ho đờm, thở suyễn hoặc thân thể nặng nề, mặt mày, tay chân phù thủng

Câu 26: Để gia giảm chứng mệt mỏi, ngủ hay giật mình ta làm như thế nào?

  1. Gia Đảng sâm, Long xỉ
  2. Gia Long xỉ, Tri mẫu
  3. Gia Đảng sâ, Tri mẫu
  4. Gia Tri mẫu, Cam thảo

Câu 27: Phương thuốc tiêu đàm thường được dùng trong điều trị  các bệnh lý ở?

  1. Đường hô hấp
  2. Hệ tiêu hóa,
  3. Các bệnh lý liên quan đến xơ vữa động mạch
  4. Tất cả đều đúng

Câu 28: Thành phần bài thuốc Nhị trần thang gồm có mấy loại?

  1. 3 loại
  2. 4 loại
  3. 5 loại
  4. 6 loại

Câu 29: Thành phần bài thuốc Lãnh háo hoàn gồm có mấy loại?

  1. 10 loại
  2. 11 loại
  3. 12 loại
  4. 13 loại

Câu 30: Thành phần bài thuốc Bối mẫu qua lâu tán gồm có mấy loại?

  1. 3 loại
  2. 4 loại
  3. 5 loại
  4. 6 loại

Câu 31: Thành phần bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang gồm có mấy loại?

  1. 3 loại
  2. 4 loại
  3. 5 loại
  4. 6 loại

Câu 32: Công dụng của bài thuốc Bán hạ bạch truật thiên ma thang là gì?

  1. phong đàm, đau đầu, chóng mặt
  2. Ôn Phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn.
  3. Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận Phế chỉ khái
  4. Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung

Câu 33: Công dụng của bài thuốc Lãnh háo hoàn là gì?

  1. Kiện Tỳ táo thấp, hóa đàm tức phong
  2. Ôn Phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn.
  3. Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận Phế chỉ khái
  4. Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung

Câu 34: Công dụng của bài thuốc Bối mẫu qua lâu tán là gì?

  1. Kiện Tỳ táo thấp, hóa đàm tức phong
  2. Ôn Phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn.
  3. Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận Phế chỉ khái
  4. Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung

Câu 35: Công dụng của bài thuốc Nhị trần thang là gì?

  1. Kiện Tỳ táo thấp, hóa đàm tức phong
  2. Ôn Phế tán hàn, hóa đàm bình suyễn.
  3. Thanh nhiệt hóa đàm, nhuận Phế chỉ khái
  4. Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung

Câu 36: Thuốc an thần chỉ định trường hợp nào?

  1. Động kinh, co giật
  2. Mất ngủ, rối loạn thần kinh thực vật
  3. Hôn mê, bất tỉnh
  4. Tăng huyết áp

Câu 37: Dược liệu thuộc nhóm thuốc an thần?

  1. Linh dương giác
  2. Bá tử nhân
  3. Câu đằng
  4. Băng phiến

Câu 38: Thuốc bổ huyết vừa dưỡng huyết an thần vừa bổ tỳ kiện vị

  1. Long nhãn
  2. Thục địa
  3. Đương qui
  4. Bạch thược

Câu 39: Vị thuốc nào sau đây không có trong bài thuốc An thần:

  1. Lá vong
  2. Lá sen
  3. Lạc tiên
  4. Lá mắc cỡ

Câu 40: Trong Độc hoạt tang ký sinh, vị Độc hoạt là thành phần gì của phương thuốc:

  1. Quân
  2. Thần
  3. Sứ

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!