Đề KIỂM TRA GIỮA KỲ-Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA MÔN HỌC

MÔN:  Lý luận cơ bản Y học Cổ truyền

   Ngành:Y Học Cổ Truyền                                                 Thời gian: 30 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 20 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1. Học thuyết Âm Dương bao gồm các quy luật:

  1. Âm Dương Đối lập, Tương sinh, Tương thừa, Hỗ căn
  2. Âm Dương Hỗ căn, Đối lập, Tương khắc, Bình hành
  3. Âm Dương Đối lập, Hỗ căn, Tiêu trưởng, Bình hành
  4. Âm Dương Hỗ căn, Đối lập, Tương khắc, Tương vũ

Câu 2. Theo Học thuyết Âm Dương, quy luật Đối lập là:

  1. Sự mâu thuẩn chế ước
  2. Sự nương tựa vào nhau
  3. Sự vận động không ngừng
  4. Sự tiêu trưởng và chuyển hóa

Câu 3. Quy luật Âm Dương Bình hành là:

  1. Tuy đối lập nhưng giữ thế quân bình
  2. Tuy đối lập nhưng nương tựa vào nhau
  3. Tuy đối lập nhưng chuyển hóa sang nhau
  4. Tuy đối lập nhưng chế ước lẫn nhau

Câu 4. Bệnh tật phát sinh là do sự mất thăng bằng về Âm Dương trong cơ thể biểu hiện:

  1. Dương thịnh sinh ngoại hàn
  2. Âm hư sinh nội hàn
  3. Dương hư sinh nội nhiệt
  4. Dương thịnh sinh ngoại nhiệt

Câu 5. Phần nào trong cơ thể được xếp vào phần Âm?

  1. Huyết
  2. Khí
  3. Phù
  4. Đởm

Câu 6. Theo Học thuyết Ngũ hành, giận quá sẽ làm thương tổn đến:

  1. Tâm
  2. Can
  3. Tỳ
  4. Phế

Câu 7. Muốn dẫn thuốc vào thận cần tẩm với:

  1. Nước muối
  2. Nước gừng
  3. Rượu
  4. Giấm

Câu 8. Khí Phong thuộc hành:

  1. Kim
  2. Mộc
  3. Hỏa
  4. Thổ

Câu 9. Hành Kim thuộc phương:

  1. Bắc
  2. Tây
  3. Nam
  4. Trung ương

Câu 10. Phủ Đởm thuộc hành:

  1. Mộc
  2. Hỏa
  3. Thổ
  4. Kim

Câu 11. Lục dâm là tên gọi của 6 thứ khí:

  1. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa trong điều kiện bình thường
  2. Phong, hàn, thử, thấp, táo, hỏa trong điều kiện thất thường
  3. Hạn hán, gió to, ngập lục, mưa dầm, sán dụ, bế khí
  4. Phong ôn, thử ôn, thấp ôn, thu táo, đông ôn, phục thử

Câu 12. Đặc điểm nào dưới đây chỉ thuộc tính riêng Hỏa tà?

  1. Làm tổn thương tân dịch
  2. Hay làm bức huyết
  3. Hay kết hợp với tà khác
  4. Hay di động biến hóa

Câu 13. Sốt cao co giật thường do:

  1. Phong tà
  2. Thấp tà
  3. Thử tà
  4. Nhiệt tà

Câu 14. Đặc tính của Hàn tà:

  1. Gây đau co cứng, không di chuyển, mồ hôi không ra
  2. Đau co cứng cơ, di chuyển, không mồ hôi, sợ gió
  3. Cảm giác nặng nề, cử động khó, đau nhiều, ra mồ hôi
  4. Đau nhức mõi trong xương, ra mồ hôi trộm

Câu 15. Đặc tính của nhiệt:

  1. Gây sốt cao, không mồ hôi, táo bón, khát nước, thích uống nước
  2. Gây sốt cao, sợ nóng, thích mát, ra mồ hôi, khát nước, mặt đỏ
  3. Sốt cao, khát nước, vật vã, nặng gây hôn mê, ra nhiều mồ hôi
  4. Sốt mùa hè, khát nước, ra mồ hôi nhiều, cử động khó

Câu 16. Sợ lạnh, chân tay lạnh, thích ấm, không khát, nước tiểu trong, phân lỏng, rêu lưỡi trắng, mạch trầm trì là do:

  1. Biểu hàn
  2. Lý hàn
  3. Biểu nhiệt
  4. Lý nhiệt

Câu 17. Sốt, ho, đờm đặc, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch phù sác là:

  1. Biểu hàn
  2. Lý hàn
  3. Biểu nhiệt
  4. Lý nhiệt

Câu 18. Những biểu hiện của âm hư:

  1. Sốt cao, khát nước, tay chân nóng
  2. Cảm giác lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy
  3. Sốt cao, sợ lạnh, tay chân lạnh
  4. Sốt cao, phiền táo, sợ lạnh

Câu 19. Những biểu hiện âm thịnh

  1. Sốt cao, khát nước, tay chân nóng
  2. Sốt cao, sợ lạnh, tay chân lạnh
  3. Cảm giác lạnh, sợ lạnh, tiêu chảy
  4. Sốt cao, phiền táo, sợ lạnh

Câu 20. Những triệu chứng nào được xếp vào nhiệt chứng?

  1. Tiêu chảy, sốt, sợ lạnh, khát nước, rêu lưỡi vàng
  2. Cảm giác nóng trong người, khát nước, tiểu ít, rêu lưỡi vàng dày
  3. Cảm giác lạnh trong người, sợ lạnh, tiểu nhiều, rêu lưỡi trắng
  4. Cảm giác nóng, khát nước, tiểu nhiều, rêu lưỡi vàng mỏng

 

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!