ĐỀ KIỂM TRA KẾT THÚC MÔN-90p-KIỂM NGHIỆM

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN

MÔN:  KIỂM NGHIỆM

   Ngành: Dược Sĩ                                                                             Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 50 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

Câu 1/  Nhân viên GLP  nào sau đây thì phải ngưng việc trước thời hạn

  1. Hành vi gian lận
  2. Không trung thực
  3. Nhầm lẫn
  4. Tất cả các câu trên

Câu 2/ Trong GLP – GMP khu riêng  để

  1. Nguyên liệu hư , nhãn hư, bao bì hư
  2. Nguyên liệu không đạt chất lượng
  3. Bao bì đựng hóa chất- hóa chất hết hạn –
  4. Tất cả các thứ trên

Câu 3/ Trong GLP khu riêng để

  1. Thuốc thử hết hạn
  2. Hóa chất hư , hết hạn sử dụng
  3. Hàng đổ vỡ
  4. Tất cả các câu trên

Câu 4/  Trong GLP thì  yếu tố  nào quan trong nhất

  1. Môi trường – thuốc thử
  2. Kỹ thuật – trang thiết bị
  3. Con người – tổ chức
  4. Thời điểm

Câu 5 / Thuốc bột là

  1. Dạng thuốc rắn, gồm các hạt nhỏ, khô tơi, có độ mịn xác định,có chứa một hay nhiều loại dược chất.
  2. Ngoài dược chất, thuốc bột cũng có thể thêm các tá dược như tá dược độn, tádược hút, tá dược màu, tá dược điều hương, vị …
  3. Thuốc bột có thể dùng để uống, để pha tiêm hay để dùng ngoài.
  4. Tất cả các câu trên

Câu 6/Các  tiêu chuẩn kiểm nghiệm chất lượng thuốc bột là

  1. Định tính , định lượng , độ đồng đều khối lượng , độ ẩm , độ mịn
  2. Tính chất , độ đồng đều khối lượng , hàm lượng nước , định lượng
  3. Tính chất hóa lý , độ đồng đều khối lượng , hàm lượng nước , định lượng , kích thước hạt
  4. A và C

Câu 7/ Kiểm nghiệm định tính là

  1. Thử cảm quang
  2. Thử tính chất hóa lý
  3. Xác định đúng hoạt chất
  4. Tất cả các câu trên

Câu 8/ Kiểm nghiệm định lượng là

  1. Xác định nồng độ
  2. Xác định hàm lượng
  3. Xác định lượng hoạt chất có trong thuốc
  4. Xác định lượng hoạt chất có trong khối lượng thuốc nhất định

Câu 9/  Độ đồng đều khối lượng(thể tích)

  1. Định mức khối lượng ( thể tích ) cho 1 đơn vị thuốc nhỏ nhất
  2. Đi kèm với với một sai số cho phép quy định trong tiêu chuẩn cơ sở
  3. Đi kèm với với một sai số cho phép quy định trong tiêu chuẩn cơ sở đã đăng ký
  4. A Và C

Câu 10/ Độ ẩm của thuốc bột được xác định

  1. Là hàm lượng nước có trong 1 đơn vị thuốc nhỏ nhất
  2. Cân chính xác khoảng 0,2 g bột thuốc. Tiến hành theo DĐVN IV, phụ lục 10.6 ”
  3. Dược điển Việt Nam quy định độ ẩm thuốc bột là < 8%
  4. Tất cả các câu trên

Câu 11/  Độ mịn của thuốc bột là

  1. Kích thước của các hạt bột bằng nhau
  2. Kích thước của các hạt bột trong giới hạn cho phép
  3. Xác định kích thước hạt bằng kích cỡ ray
  4. B Và C

câu 12 / Định tính – định lượng hoạt chất

  1. Dựa vào phản ứng đặc trưng của hoạt chất với thuốc thử
  2. Dựa vào phương pháp sắc ký
  3. Dựa vào các phương tiện máy móc phân tích hiện  đại
  4. Tất cả các câu trên

Câu 13/ Quy định độ ẩm thuốc bột dưới 8% thì phải

  1. Sản xuất và đóng gói bao bì giấy
  2. Sản xuất đạt tiêu chuẩn dể bảo quản trong giấy nhôm
  3. Sản xuất đóng gói trong túi nhôm bảo quản khô ráo
  4. Sản xuất đạt tiêu chuẩn đóng gói trong túi nhôm bảo quản khô ráo

Câu 14/ Thuốc cốm hay thuốc hạt là

  1. Dạng thuốc rắn có dạng hạt nhỏ xốp hay sợingắn xốp,
  2. Thường dùng để uống với một ít nước hay một chất lỏng thích hợp, hoặc
    pha thành dung dịch, hỗn dịch hay siro.
  3. Thuốc cốm chứa một hoặc nhiều dược chất, ngoài ra có thêm các tá dược
    như tá dược độn, tá dược dính, tá dược điều hương vị, tá dược màu…
  4. Tất cả các câu trên

Câu 15/ Độ ẩm thuốc cốm là

  1. <3%
  2. <5%
  3. <8%
  4. <10%

Câu 16/ Thuốc nang là

  1. Dạng thuốc uống chứa một hay nhiều dược chất trong vỏ nang
  2. Thuốc chứa trong nang có thể là dạng rắn (bột, cốm, pellet…) hay lỏng, nửa
    rắn (hỗn dịch, nhũ tương, bột nhão…).
  3. Cấu trúc vỏ nang sẽ tạo nên dạng thuốc vỏ nang với nhiều hình dạng và kích thước khác nhau
  4. Tất cả các câu trên

Câu 17/ Độ đồng đều khối lượng trong thuốc nang được đánh giá

  1. Độ đồng đều của nang
  2. Độ đồng đều của hoạt chất trong nang
  3. Độ đồng đều của nang , hoạt chất , lượng bột trong nang
  4. Tất cả các câu trên

Câu18 / Độ đồng đều khối lượng trong thuốc nang được đánh giá

  1. Độ đồng đều của nang
  2. Độ đồng đều của hàm lượng hoạt chất trong nang
  3. Độ đồng đều của nang , hoạt chất , lượng bột trong nang
  4. Tất cả các câu trên

câu 19/ Thuốc nào phải xác định độ tan rã

  1. Thuốc bột
  2. Thuốc cốm
  3. Thuốc nang
  4. Tất cả các câu trên

Câu 20/ Viên nén là

  1. Dạng thuốc rắn, mỗi viên là một đơn vị phân liều, có nhiều hình dạng khác nhau, có thể được bao
  2. Dùng để uống,nhai, ngậm, đặt hoặc hòa với nước để uống, để súc miệng, để rửa….
  3. Viên nén chứa một hoặc nhiều dược chất, có thể thêm các tá dược độn,
  4. Tất cả các câu trên

Câu 21/ Trong các yêu cầu chất lượng chung của thuốc viên thì yêu cầu nào là đặc trưng

  1.  Tính chất,  Định tính.
  2.  Độ tan rã
  3. Độ đồng đều khối lượng
  4. Độ đồng đều hàm lượng (Phụ lục 11.2)

Câu 22/ Định nghĩa thuốc tiêm

  1. Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể.
  2. Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể
  3. Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm vào cơ thể lượng nhỏ
  4. Thuốc tiêm là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm vào cơ thể lượng lớn

Câu 23/ Định nghĩa  thuốc tiêm truyền

  1. Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc dùng để tiêm hoặc tiêm truyền vào cơ thể.
  2. Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng tiêm truyền vào cơ thể
  3. Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền vào cơ thể lượng nhỏ
  4. Thuốc tiêm truyền là những chế phẩm thuốc vô khuẩn dùng để tiêm truyền vào cơ thể lượng lớn

Câu 24/Thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu chất lượng sau đây:

  1. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt
  2. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt, đủ thể tích
  3. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , đủ thể tích và đồng đều hàm lượng
  4. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt, đủ thể tích và hàm lượng

Câu 25/Thuốc tiêm phải đạt các yêu cầu chất lượng sau đây:

  1. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt
  2. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt, đủ thể tích
  3. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , đủ thể tích và hàm lượng
  4. Cảm quang , độ trong , độ vô khuẩn , nội độc tố , chất gây sốt, đủ thể tích và hàm lượng

Câu 26 / Những điểm nào để phân biệt thuốc tiêm và thuốc tiêm truyền .

  1. Thể tích , PH , độ đẳng trương
  2. Hàm lượng , PH , độ đẳng trương
  3. Chất gây sốt , PH , độ đẳng trương
  4. a và b

Câu 27/ thể tích thuốc tiêm

  1. <5 ml
  2. < 10 ml
  3. > 10 ml
  4. = 10 ml

Câu 28/ PH  thuốc tiêm được chọn

  1. Không quan trọng
  2. Bằng PH máu
  3. Khác PH công thức máu
  4. Thuốc bền nhất

Câu 29/ Độ  PH  , độ đẳng trương trong thuốc tiêm truyền được chọn

  1. Rất quan trọng
  2. Bằng PH máu
  3. Bằng độ đẳng trương công thức máu
  4. Tất cả các câu trên

Câu 30/ Thuốc nhỏ mắt là

  1. Dung dịch nước, dung dịch dầu hoặc hỗn dịch vô khuẩn
  2. Của một hay nhiều hoạt chất, dùng để nhỏ vào mắt.
  3. Để điều trị hay khám các bệnh về mắt
  4. Tất cả các câu trên

Câu 31/ Các yêu cầu chất lượng thuốc nhỏ mắt

  1. Độ trong , độ PH , độ vô khuẩn , nổng độ , thể tích
  2. Độ trong , độ PH , độ vô khuẩn , nổng độ , thể tích , chất nhuộm màu
  3. Độ trong , độ PH , độ vô khuẩn , nổng độ , thể tích , kích thước tiểu phân
  4. Độ trong , độ PH , độ vô khuẩn , nổng độ , thể tích , kích thước tiểu phân, không màu

Câu 32/ Chọn câu đúng nhất

  1. Thuốc nhỏ mắt nên tối ưu bằng cách đóng liều dùng 1 lần
  2. Thuốc nhỏ mắt chai đóng < 10 ml thì mở ra dùng trong 07 ngày
  3. Thuốc nhỏ mắt không nhuộm màu chế phẩm
  4. Tất cả các câu trên

Câu 33/ Thuốc nhỏ mũi và thuốc xịt mũi dạng lỏng là

  1. Các dung dịch, nhũ tương hay hỗn dịch
  2. Dùng để nhỏ hoặc bơm xịt vào trong hốc mũi để gây tác dụng tại chỗ hay
    toàn thân.
  3. Không được gây kích ứng và gây ảnh hưởng đến chức năng của
    màng nhày và hệ lông trong mũi
  4. Tất cả các câu trên

 

Câu 34/ Thuốc nhỏ mũi khác thuốc nhỏ mắt ở

  1. Độ vô khuẩn
  2. Độ đồng đều khối lượng
  3. Độ đồng đều thể tích
  4. Tất cả các câu trên

Câu 35 / Thuốc nhỏ mũi phân liểu , khi dùng lần đầu tiên phải xịt bỏ

  1. 1 liều đầu
  2. 2 liều đầu
  3. 3 liều đầu
  4. Không liều nào

Câu 36/ Sirô thuốc là

  1. Dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose)
  2. Dung dịch uống chứa nồng độ cao đường trắng (sucrose) nhất định
  3. Ngoài đường còn có có chứa các dược chất hoặc các dịch chiết dược liệu
  4. B Và C

Câu 37/  Siro đơn có nồng đồ đường là

  1. 1 cách pha chế nồng độ 50% ( KL/KL )
  2. 2 cách pha chế nồng độ 50% ( KL/KL đường / cồn ))
  3. 2 cách pha chế nồng độ 64% ( KL/KL đường / cồn )
  4. 2 cách pha chế nồng độ 64% ( KL/KL đường / nước )

Câu 38/ Dung dịch thuốc là những chế phẩm lỏng trong suốt chứa một hoặc nhiềudược chất

  1. Hoà tan, trong một dung môi thích hợp hay  hỗn hợp nhiều dung môi trộn lẫn với nhau.
  2. Kiểm nghiệm nồng độ , hàm lượng , thể tích hoạt chất có trong thuốc dung dịch
  3. Kiểm nghiệm nồng độ  , thể tích hoạt chất có trong thuốc dung dịch
  4. Kiểm nghiệm nồng độ , vô khuẩn , thể tích hoạt chất có trong thuốc dung dịch

Câu 39/ Thuốc mỡ là

  1. Dạng thuốc có thể chất mềm
  2. Dùng để bôi để bôi lên da hay niêm mạc
  3. Nhằm bảo vệ da hay đưa thuốc thấm qua da
  4. Tất cả các câu trên

Câu 40 / Thuốc mỡ gồm

  1. Thuốc mỡ
  2. Cream
  3. Thuốc tra mắt
  4. Tất cả các câu trên

Câu 41 / Kiểm nghiệm thuốc mỡ

  1. Độ đồng nhất
  2. Độ đồng đều khối lượng
  3. Độ nhiễm khuẩn
  4. Tất cả các câu trên

Câu 42 / Dung dịch NaCl 0,9% làm thuốc thì thuốc nào phải kiểm tra độ vô khuẩn

  1. Dịch truyền NaCl 0,9%
  2. Thuốc nhỏ mắt NaCl 0,9%
  3. Thuốc nhỏ mũi NaCl 0,9%
  4. A và b

Câu 43 / Các tiêu chí nào kiểm nghiệm thuốc nước

  1. Độ trong, nồng độ, thể tích , độ đồng nhất .
  2. Độ trong, nồng độ, khối lượng  , độ đồng nhất
  3. Độ đồng nhất , hàm lượng , khối lượng , độ ẩm
  4. Độ tan , độ rã , hàm lượng , khối lượng

Câu 44 / Các tiêu chí nào kiểm nghiệm thuốc cốm – thuốc bột

  1. Độ trong, nồng độ, thể tích , độ đồng nhất .
  2. Độ trong, nồng độ, khối lượng  , độ đồng nhất
  3. Độ đồng nhất , hàm lượng , khối lượng , độ ẩm
  4. Độ tan , độ rã , hàm lượng , khối lượng

Câu 45 / Các tiêu chí nào kiểm nghiệm thuốc viên

  1. Độ trong, nồng độ, thể tích , độ đồng nhất .
  2. Độ trong, nồng độ, khối lượng  , độ đồng nhất
  3. Độ đồng nhất , hàm lượng , khối lượng , độ ẩm
  4. Độ tan , độ rã , hàm lượng , khối lượng

Câu 46 / Các tiêu chí nào kiểm nghiệm thuốc mỡ

  1. Độ trong, nồng độ, thể tích , độ đồng nhất .
  2. Độ trong, nồng độ, khối lượng  , độ đồng nhất
  3. Độ đồng nhất , hàm lượng , khối lượng , độ ẩm
  4. Độ tan , độ rã , hàm lượng , khối lượng

Câu 47/  Thời hạn của giấy phép GLP

  1.  1 năm
  2.  2 năm
  3.  3 năm
  4.  5 năm

Câu 48/ Một nhà máy sản xuất thuốc  sẽ đi kèm bắt buộc với việc phải đạt

  1. GSP
  2. GLP
  3. GMP
  4. Tất cả các câu trên

Câu  49/ Trong  Nhà máy sản xuất GMP  lưu trữ mẫu thuốc và nguyên liệu sản xuất ở bộ phận

  1. Kho
  2. Khu sản xuất
  3. Phòng đảm bảo chất lượng
  4. Phòng nghiên cứu phát triển

 

Câu 50/ GLP phụ thuộc các yếu tố nào

  1. Con người
  2. Mẫu thử
  3. Thiết bị
  4. Tất cả các câu trên

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

                                

                                                                                                                    

 

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!