Đề số 72- ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KỲ- Tổ Chức Hoạt Động Âm Nhạc Cho Trẻ Trường Mầm Non-IL0072

ĐỀ THI KẾT GIỮA KỲ

MÃ ĐỀ: IL0072

MÔN:Tổ Chức Hoạt Động Âm Nhạc Cho Trẻ Trường Mầm Non

   Ngành: Sư Phạm Mầm Non                                             Thời gian: 60 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Phần I: TRẮC NGHIỆM

1.Hãy chọn đáp án đúng về vai trò của âm nhạc đối với trẻ em?

  1. Phát triển thẩm mỹ, thể chất, trí tuệ.
  2. Phát triển thẩm mỹ, đạo đức, sinh lý.
  3. “b” và “d” đúng
  4. Giáo dục trí tuệ.

2.Đâu là quan điểm đúng về vai trò giáo dục thẩm mỹ cho trẻ của âm nhạc?

  1. Âm nhạc dạy cho trẻ biết vẽ tranh như thế nào cho đẹp.
  2. Âm nhạc dạy cho trẻ biết vận động theo nhạc.
  3. Thông qua âm nhạc trẻ biết cách ứng xử sao cho có nét đẹp văn hóa đối với ông bà, cha mẹ, bạn bè. Thông qua âm nhạc trẻ có hình dáng cơ thể đẹp, động tác đẹp, hướng tới cái đẹp. Hình thành cho trẻ thị hiếu âm nhạc.
  4. Tất cả đều đúng.

3.Quan điểm nào sau đây chưa đúng về vai trò giáo dục đạo đức của âm nhạc?

  1. Âm nhạc là phương tiện giáo dục cho trẻ về văn hoá giao tiếp, hành vi ứng xử và tính tập thể, tạo điều kiện hình thành những phẩm chất đạo đức của trẻ.
  2. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.
  3. Âm nhạc có sức mạnh lôi cuốn tâm hồn, tình cảm của con người trong đời sống xã hội, nhất là đối với trẻ thơ. Âm nhạc chân chính có giá trị cảm hoá mọi người cùng hướng tới cái đẹp
  4. Tất cả đều sai

4.Quan điểm nào sau đây chưa đúng về vai trò phát triển trí tuệ cho trẻ của âm nhạc?

  1. Nhạc của Mozat có tác dụng giáo dục trí tuệ cho trẻ cao hơn nhạc của Bethoven.
  2. Thông minh âm nhạc là một trong bảy trí thông minh ban đầu của con người.
  3. Âm nhạc làm giàu vốn sống cho trẻ.
  4. Tất cả đều sai

5.Đâu là quan điểm đúng về phát triển trí tuệ cho trẻ qua âm nhạc?

  1. Nhạc của Mozat có tác dụng giáo dục trí tuệ cho trẻ cao hơn nhạc của Bethoven.
  2. Con người bắt đầu giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ bằng âm nhạc từ lúc trẻ sinh ra cho tới khi trở thành người trưởng thành.
  3. Con người bắt đầu giáo dục trí tuệ cho trẻ từ thời kì trong bụng mẹ (thai giáo).
  4. Tất cả đều đúng.

6.Quan điểm nào sau đây đúng về vai trò của âm nhạc trong phát triển sinh lý cho trẻ mầm non?

  1. Âm nhạc làm giàu vốn sống cho trẻ.
  2. Nghe, vận động theo nhạc giúp trẻ tập phối hợp các động tác đi, chạy, nhảy chính xác, tác phong nhanh nhẹn. Vận động toàn thân khi có nhạc đi kèm tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ..
  3. Khi tham gia các hoạt động âm nhạc, mỗi trẻ đều phải chấp hành tính tổ chức, sự chú ý, phản ứng nhanh, biết kiềm chế, điều khiển vận động phù hợp với âm nhạc, biết nhường nhịn, giúp đỡ lẫn nhau.
  4. Tất cả đều đúng.

7.Quan điểm nào sau đây chưa đúng về vai trò của âm nhạc trong phát triển sinh lý cho trẻ mầm non?

  1. Hát cũng liên quan trực tiếp đến sự phát triển thể lực của trẻ, giúp trẻ cũng cố cơ quan phát âm, thở sâu, tránh nói lắp, đẩy mạnh chức năng hoạt động của cơ quan phát thanh, hô hấp… tạo sự liên hệ nhạy bén giữa các giác quan.
  2. “Tai âm nhạc” phát triển cùng với sự nhạy cảm sẽ giúp trẻ hưởng ứng những tình cảm và hành vi tốt đẹp, hoàn thiện mọi vận động thể chất ở trẻ.
  3. Khi hát luôn nhắc trẻ tư thế ngồi thẳng, đứng thẳng, lưng không gù đó là điều quan trọng để tạo tư thế đúng.
  4. Vận động toàn thân khi có nhạc đi kèm không tạo cho trẻ sự mềm dẻo, nhịp nhàng, ảnh hưởng tốt đến tim mạch và sự phát triển cơ..

8.Đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ 1 – 2 tuổi?

  1. Ở độ tuổi này, những bài hát vui tươi, nhộn nhịp tạo cho trẻ xúc cảm, sự chú ý.
  2. Trẻ thích nghe hát ru, âm điệu của người thân.
  3. Hưởng ứng với âm nhạc bằng những động tác như vẫy tay, nhún chân, vỗ tay… tuy chưa hoàn toàn khớp với âm nhạc.
  4. Tất cả đều đúng.

9.Đâu là đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ 2 – 3 tuổi?

  1. Trẻ hát được những bài hát có âm vực mi- la, hát vuốt đuôi theo câu hát của người lớn. Đến 3 tuổi trẻ có thể hát được một số bài hát ngắn, đơn giản.
  2. Trẻ thể hiện hứng thú với âm nhạc qua: vỗ tay, giậm chân, thích gõ,…
  3. “a”, “b” đúng.
  4. Hưởng ứng với âm nhạc bằng những động tác như vẫy tay, nhún chân, vỗ tay… tuy chưa hoàn toàn khớp với âm nhạc.

10.Theo anh/chị đâu không phải là đặc điểm khả năng nghe nhạc của trẻ 3 – 4 tuổi?

  1. Hưởng ứng với âm nhạc bằng những động tác như vẫy tay, nhún chân, vỗ tay… tuy chưa hoàn toàn khớp với âm nhạc.
  2. Trẻ nói và hát trong mọi hoạt động, thích nghe nhạc.
  3. Trẻ có khả năng chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện lại những tiết tấu khó.
  4. “a”, “c” đúng

11.Đâu là quan điểm đúng về khả năng âm nhạc của trẻ 4 – 5 tuổi?

  1. Trẻ biết hoà giọng mình cùng với các bạn. Trẻ thích chơi trò chơi với nhạc cụ. Trong các động tác vận động, trò chơi trẻ biết mô phỏng hình tượng. Trẻ thích thêm bớt từ của bài hát hoặc sáng tạo nhịp điệu mới. Đặc biệt, trẻ rất thích chơi với nhạc cụ.
  2. Trẻ chưa biết nhận xét về âm nhạc như: tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu.
  3. Trẻ hát được những bài hát có âm vực mi- la, hát vuốt đuôi theo câu hát của người lớn
  4. Tất cả đều đúng.

12.Anh/ chị hãy cho biết quan điểm nào sau đây đúng về đặc điểm âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi?

  1. Tất cả đều sai
  2. Trẻ có khả năng chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện lại những tiết tấu khó.
  3. Trẻ có nhu cầu hoạt động âm nhạc, trẻ chưa biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.
  4. Trẻ chưa có khả năng tri giác toàn vẹn hình tượng âm nhạc.

13.Anh/ chị hãy cho biết quan điểm nào sau đây chưa đúng về đặc điểm âm nhạc của trẻ 5 – 6 tuổi?

  1. Trẻ chưa có khả năng chuyển đổi điệu bộ theo âm điệu, vận động phối hợp toàn thân với một trình tự tương đối phức tạp trong các điệu múa hay tái hiện lại những tiết tấu khó.
  2. Trẻ không có nhu cầu hoạt động âm nhạc, trẻ chưa biết so sánh một vài thể loại âm nhạc về âm thanh, tính chất, lời ca.
  3. Trẻ chưa biết nhận xét về âm nhạc như: tính chất vui vẻ, nhộn nhịp, sôi nổi hay trầm tĩnh, êm dịu.
  4. Tất cả các quan điểm trên đều chưa đúng.

14.Theo anh/ chị đâu là nhiệm vụ giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Giáo dục cho trẻ lòng yêu âm nhạc, sáng tạo trong âm nhạc, biết cảm thụ âm nhạc thông qua các hoạt động âm nhạc phong phú. Tạo điều kiện cho việc hình thành thị hiếu âm nhạc ở trẻ, giúp trẻ biết biểu diễn âm nhạc ở mức độ đơn giản
  2. Trẻ thích thêm bớt từ của bài hát hoặc sáng tạo nhịp điệu mới. Đặc biệt, trẻ rất thích chơi với nhạc cụ.
  3. Tất cả đều sai.
  4. Phát huy tính tích cực sáng tạo trong các dạng hoạt động âm nhạc.

15.Có bao nhiêu phương pháp nào để dạy học âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. 2 phương pháp
  2. 3 Phương pháp
  3. 4 Phương pháp
  4. 5 Phương pháp

16.Quan điểm nào sau đây đúng nhất về Phương pháp trực quan thính giác qua trình bày tác phẩm?

  1. Thường xuyên tổ chức cho trẻ nghe nhạc không làm tăng khả năng cảm thụ âm nhạc cho trẻ.
  2. Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên giúp cho trẻ tri giác được một phần giai điệu và lời ca của bài hát.
  3. Thông qua phương pháp trình bày tác phẩm, giáo viên giúp cho trẻ tri giác được trọn vẹn giai điệu và lời ca của bài hát, đặc biệt là những tính chất và đặc điểm cơ bản của âm hình tiết tấu, các tuyến giai điệu và những ca từ gần gũi hấp dẫn trẻ.
  4. Tất cả đều sai

17.Phương pháp dùng lời trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non là gì?

  1. Tất cả đều sai
  2. Là phương pháp sư phạm cần thiết của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc. Giáo viên giải thích, đàm thoại với trẻ về nội dung bài hát, nhịp điệu, động tác,.. để trẻ nắm rõ và ghi nhớ lâu hơn.
  3. Là phương pháp sư phạm của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.
  4. Đây không phải là phương pháp sư phạm cần thiết của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.

18.Quan điểm nào sau đây đúng về phương pháp thực hành nghệ thuật.

  1. Sau khi trình bày tác phẩm giáo viên cần giải thích, đàm thoại cho trẻ hiểu nội dung tác phẩm. Cô giáo cần diễn đạt mạch lạc, cụ thể, dễ hiểu
  2. Là quá trình học thuộc, tập luyện thường xuyên và hệ thống các kỹ năng. Đặc điểm của trẻ mầm non là học thông qua bắt chước: bắt chước động tác, điệu bộ, hát theo lối truyền khẩu…
  3. Tất cả đều đúng
  4. Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lôi cuốn trẻ hơn nếu giáo viên có sử dụng video, bài hát ghi âm sẵn, các tác phẩm nghệ thuật khác.

19.Khi thực hiện phương pháp thực hành nghệ thuật cần lưu ý điều gì?

  1. Trong quá trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáo viên giúp trẻ khắc phục bằng cách nhắc nhở, giải thích và cho trẻ tập riêng, thường xuyên cho trẻ ôn luyện.
  2. Thực hành nghệ thuật chính là sự luyện tập để phát triển tai nghe âm nhạc.
  3. Đặc điểm của trẻ mầm non là học thông qua bắt chước: bắt chước động tác, điệu bộ, hát theo lối truyền khẩu

20.Quan điểm nào sau đây đúng về phương pháp đồ dùng trực quan được sử dụng trong giáo dục âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Trong quá trình luyện tập, trẻ có thể hát sai, tập chưa đúng động tác, giáo viên giúp trẻ khắc phục bằng cách nhắc nhở, giải thích và cho trẻ tập riêng, thường xuyên cho trẻ ôn luyện.
  2. Hoạt động âm nhạc của trẻ sẽ kém hiệu quả nếu không có các phương tiện như: tivi, nhạc cụ, băng, đĩa hình… Dạy trẻ hát sẽ chuẩn hơn, lôi cuốn trẻ hơn nếu giáo viên có sử dụng nhạc cụ.
  3. Đây không phải là phương pháp sư phạm cần thiết của giáo viên giúp trẻ nhận thức và thể hiện tình cảm qua các hoạt động âm nhạc.
  4. Tất cả đều đúng

21.Quan điểm nào sau đây đúng nhất về vai trò của nghe nhạc đối với trẻ mầm non?

  1. Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc.
  2. Việc nghe nhạc trong trường mầm non là một hoạt động tích cực, có mối liên hệ chặt chẽ với vận động
  3. Nghe nhạc là cơ sở để trẻ học hát, vận động, chơi theo nhạc. Việc nghe nhạc trong trường mầm non là một hoạt động tích cực, có mối liên hệ chặt chẽ với vận động, hoàn thiện những đặc trưng tâm lý của trẻ, đặc biệt là sự nhạy cảm với âm nhạc.
  4. “a”, “b” đúng.

22.Yêu cầu bài hát, bản nhạc cho trẻ nghe?

  1. Nên cho trẻ tiếp xúc với âm nhạc cổ điển trong và ngoài nước, những bản nhạc ngắn, điển hình. Cần tuyển chọn các bài nhạc không lời ngắn gọn.
  2. Trẻ cần được nghe, tiếp xúc với các bài hát về quê hương đất nước, về lãnh tụ, quân đội, bài hát nói về thế giới xung quanh, những bài dân ca.
  3. Về nghệ thuật các bài hát chọn cho trẻ nghe cần đạt chất lượng cao.
  4. Tất cả đều đúng.

23.Hình thức cho trẻ nghe nhạc trong giờ âm nhạc bao gồm những hình thức nào?

  1. Nghe là tiết trọng tâm: thời gian chiếm nhiều hơn so với các dạng hoạt động khác. Khi nghe đòi hỏi tính tích cực của trẻ, trẻ phải tập trung chú ý, tri giác và tưởng tượng.
  2. Nghe kết hợp: Là nghe trong loại giờ học có ca hát hoặc vận động là trọng tâm. + Cô hát cùng đàn đệm, hoặc phần đệm được làm sẵn trong đĩa mềm. Giáo viên có thể vừa hát vừa đệm đàn. + Trong quá trình cho trẻ nghe cô múa minh hoạ, có thể mời trẻ cùng tham gia phụ hoạ.
  3. “a”, “b” đúng.
  4. “a”, “b” sai.

24.Giáo viên cần chuẩn bị gì để cho trẻ nghe nhạc?

  1. Giáo viên phải nắm được tính chất của bài hát, xác định được sắc thái, tình cảm, đặc điểm lời ca, giai điệu.
  2. Học thuộc bài hát, tập hát nhuần nhuyễn kết hợp nét mặt, điệu bộ phù hợp.
  3. Xác định được yêu cầu đối với tiết học và đặc điểm trẻ. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ.
  4. Tất cả đều đúng.

25.Yêu cầu cần đạt khi dạy trẻ ca hát về sự hòa hợp khi hát?

  1. Khi hát tập thể, trẻ biết hoà giọng mình trong giọng hát chung của các bạn qua việc điều chỉnh độ cao, độ mạnh nhẹ, nhịp độ hát, biết hát nhịp nhàng.
  2. Dạy trẻ nhắc lại đúng âm điệu, nhịp điệu bài hát. Để giúp trẻ hát chính xác cần chọn bài hát phù hợp với âm vực giọng, hơi thở vừa sức với từng nhóm.
  3. Trẻ hát tự nhiên, chuẩn xác, diễn cảm.
  4. Chú ý rèn luyện các kỹ năng ca hát cho trẻ: tư thế hát, lấy hơi, tạo âm, nhả chữ, hát chính xác, hát đồng đều khi hát tập thể.

26.Đặc điểm phát triển vận động của trẻ 4 – 5 tuổi?

  1. Trẻ có thể chuyển động nhịp nhàng theo tính chất âm nhạc, thay đổi chuyển động từ tốc độ nhịp nhàng chuyển sang nhanh dần.
  2. Trẻ thực hiện các bước nhảy thẳng, xoay tròn, đá chéo chân, nhảy chân sáo và nhảy vòng tròn một mình, nhảy đổi nhiều nhóm…
  3. Những động tác nhỏ chuyển nhiều chi tiết hoặc những động tác đòi hỏi sự chính xác trẻ chưa làm được. Muốn chuyển từ động tác này sang động tác khác trẻ cần một khoảng thời gian rộng.
  4. “a”, “b” đúng.

27.Các dạng trò chơi âm nhạc?

  1. Chơi dựa theo nội dung và cấu trúc âm nhạc: Trẻ vừa hát vừa diễn các vai nhân vật (chú bộ đội, bác đưa thư…). Trong quá trình chơi, trẻ được phân nhóm hát nối tiếp từng câu nhạc, hát đối đáp.
  2. Trò chơi rèn luyện thuộc tính âm nhạc: dựa vào âm sắc cao độ, trường độ, tiết tấu, nhịp độ các trò chơi khác nhau: Nghe tiếng hát tìm đồ vật, ai hát, bao nhiêu bạn hát…
  3. Tất cả đều đúng.
  4. Trò chơi rèn luyện trí nhớ âm nhạc: Trẻ nhắc lại giai điệu khi nghe giáo viên đàn, nhìn tranh đoán tên bài hát, nghe giai điệu nhận tên bài hát.

28.Các bước tổ chức trò chơi cũ trong tổ chức hoạt động âm nhạc cho trẻ mầm non?

  1. Giới thiệu
  2. Cho trẻ nhắc lại cách chơi, luật chơi. Cho cả lớp chơi. Giáo viên nhận xét đánh giá, động viên khuyến khích trẻ
  3. Cần nâng cao yêu cầu trong quá trình tổ chức cho trẻ chơi. Khi soạn mục đích yêu cầu cần ghi rõ giải quyết nhiệm vụ âm nhạc gì? Củng cố kiến thức gì?
  4. “a”, “b” đúng.

29.Các bước tiến hành tổ chức hoạt động mới về múa hoặc vận động minh họa?

  1. Cô giới thiệu tên bài hát, tác giả và hình thức vận động. Cô thực hiện mẫu 1-2 lần.
  2. Cô dạy trẻ từng động tác sau đó ghép các động tác lại với nhau. Sau khi dạy hết cả bài cho trẻ thực hiện toàn bài vài lần. Cô tổ chức cho trẻ thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau: tổ, nhóm, cá nhân. Có một số bài vận động, động tác không thay đổi từ đầu đến hết bài cô làm mẫu động tác cho trẻ thực hiện theo nhịp đếm của cô. khi thấy trẻ thực hiện được cô chủ động ghép lời.
  3. Củng cố: Hỏi lại tên bài hát và vận động.
  4. Tất cả đều đúng

30.Giáo viên cần chuẩn bị gì để dạy trẻ vận động theo nhạc, bài hát?

  1. Lựa chọn bài hát. Phân tích tìm hiểu nội dung tác phẩm. Căn cứ vào đặc điểm lứa tuổi để gợi ý cho trẻ thực hiện động tác, minh hoạ lời ca hoặc xây dựng bài múa.
  2. Xác định mục tiêu của bài dạy. Giáo viên tập luyện bài vận động. Chuẩn bị đồ dùng cho cô và trẻ. Chuẩn bị giáo án, xác định phương pháp, biện pháp, dự kiến đội hình…
  3. “a”, “b” đúng.
  4. “a” đúng, “b” sai.

31.Giờ học nhạc cho trẻ mầm non là gì?

  1. Là hình thức cơ bản nhất được tổ chức trong hoạt động học có chủ định. Ở đây trẻ được học các kỹ năng cách thể hiện, cách cảm thụ âm nhạc có hệ thống dưới sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên trong một thời gian nhất định.
  2. Là hình thức cơ bản nhất được tổ chức trong hoạt động học có chủ định.
  3. Là hình thức cơ bản nhất được tổ chức trong hoạt động học có chủ định. Ở đây trẻ phải học các kỹ năng cách thể hiện, cách cảm thụ âm nhạc một cách tự do không cần sự hướng dẫn của giáo viên.
  4. Tất cả đều sai

32.Giờ học nhạc của trẻ nhà trẻ bao gồm những gì?

  1. Trẻ 0 – 2 tuổi, chỉ có dạng hoạt động nghe nhạc.
  2. Trẻ 2 – 3 tuổi cấu trúc giờ học gồm hai hoạt động, một nội dung trọng tâm và một nội dung kết hợp.
  3. “a” đúng, “b” sai
  4. “a”, “b” đều đúng

33.Hình thức tổ chức giờ học âm nhạc đối với trẻ mẫu giáo?

  1. Hoạt động: Hát
    Nội dung kết hợp: + Vận động theo nhạc (hoặc trò chơi âm nhạc)
    + Nghe nhạc – nghe hát.
  2. Hoạt động: Vận động theo nhạc
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc
    + Nghe nhạc – nghe hát.
  3. Hoạt động: Nghe nhạc – nghe hát.
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi âm nhạc
    + Vận động theo nhạc.
  4. Tất cả đều đúng.

34.Quy trình Dạy hát hay vận động theo nhạc là trọng tâm, nghe hát và trò chơi là nội dung kết hợp bao gồm có mấy bước?

  1. 4 bước
  2. 5 bước
  3. 3 bước
  4. 6 bước

35.Hãy nêu Ý nghĩa hoạt động âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non?

  1. Trẻ được thể hiện tình cảm của mình qua các lời ca, điệu múa, đọc thơ, kể chuyện.
  2. Tạo cho trẻ sự nô nức, phấn khởi và ý thức với ngày lễ.
  3. tạo điều kiện hình thành ở trẻ những phẩm chất về nghệ thuật và sự tự tin cho trẻ
  4. Tất cả đều đúng

36.Khi tổ chức hoạt động âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non cần chọn người dẫn chương trình như thế nào?

  1. Xinh đẹp, hát hay.
  2. Không cần dễ thương nhưng tổ chức tốt trò chơi cho trẻ.
  3. Cần chọn người dẫn chương trình là người có ngoại hình ưa nhìn, có khả năng diễn đạt, hóm hỉnh, vui vẻ, biết ứng xử tình huống thật linh hoạt vì trẻ nhỏ dễ xảy ra “sự cố”. Cũng có thể phối hợp dẫn chương trình với cháu lớp mẫu giáo 5 – 6 tuổi.
  4. Tất cả đều sai.

37.Khi tổ chức hoạt động âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non tại bước ổn định cần làm những gì?

  1. Ổn định: Mở nhạc cho trẻ đi diễu hành vào vị trí hoặc mời trẻ mời khách mời vào vị trí. Có thể cho trẻ chơi trò chơi nhỏ để tập trung sự chú ý của trẻ.
  2. Ổn định: Tổ chức trò chơi nhỏ cho trẻ chơi
  3. Ổn định: Đại biểu phát biểu.
  4. Ổn định: Trò chơi, thi đua hay phát thưởng

38.Hãy nêu bước tiến hành khi tổ chức hoạt động âm nhạc trong ngày lễ, ngày hội tại trường mầm non?

  1. Ổn định: Mở nhạc cho trẻ đi diễu hành vào vị trí hoặc mời trẻ mời khách mời vào vị trí.
  2. Tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu. Tiết mục văn nghệ mở đầu. Đại biểu phát biểu. Trò chơi, thi đua hay phát thưởng. Văn nghệ.
  3. Kết thúc: Cảm ơn và chúc.
  4. Tất cả đều đúng.

39.Ví dụ nào sau đây đúng về tổ chức hoạt động dạy hát cho trẻ mẫu giáo trong giờ học?

  1. Hoạt động: Hát “Những khúc nhạc hồng”
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi “Hát theo nội dung hình vẽ”
    + Nghe hát bài “Chim bay”
  2. Hoạt động: Vận động: Gõ đệm theo tiết tấu phối hợp
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi “Hãy lắng nghe”
    + Nghe hát: bài “Hạnh phúc”
  3. “a”, “b” đều đúng
  4. “a”, “b” đều sai.

40.Ví dụ nào sau đây đúng về tổ chức hoạt động dạy vận động cho trẻ mẫu giáo trong giờ học?

  1. Hoạt động: Vận động: Gõ đệm theo tiết tấu phối hợp
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi “Hãy lắng nghe”
    + Nghe hát: bài “Hạnh phúc”
  2. Hoạt động: Vận động: Gõ đệm theo tiết tấu phối hợp
    Nội dung kết hợp: + Trò chơi “Hãy lắng nghe”
    + Vận động: bài “Hạnh phúc”
  3. Hoạt động: Vận động: Gõ đệm theo tiết tấu phối hợp
    Nội dung kết hợp: + Vận động “Hãy lắng nghe”
    + Nghe hát: bài “Hạnh phúc”
  4. Tất cả đều sai.

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!