Đề sô 52- ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ- KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP-IL0052

 

ĐỀ THI KẾT THÚC MÔN
MÃ ĐỀ: IL0052

MÔN:  KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP

   Ngành: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP                                                                         Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

  1. PHẦN A- TRẮC NGHIỆM 40 CÂU – 10 ĐIỄM

Chọn đáp án đúng: (đánh dấu X vào câu trả lời đúng)

1.Đặc điểm của công cụ dụng cụ:

  1. Có giá trị trên 30.000.000 đồng
  2. Giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng
  3. Chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
  4. Trong quá trình kinh doanh sẽ bị tiêu hao toàn bộ hay thay đổi hình thái

2.Ngày 22/8, một xí nghiệp mua 1 máy tính xách tay sử dụng cho bộ phận quản lý, theo hợp đồng giá trị gia tăng có giá là 20.000.000, thuế GTGT là 10%, đã thanh toán bằng chuyển khoản. Kế toán hạch toán:

A.      Nợ TK 153: 20.000.000

Nợ TK 133: 2.000.000

Có TK 112: 22.000.000

B.       Nợ TK 153: 2.000.000

Nợ TK 133: 20.000.000

Có TK 112: 22.000.000

C.       Nợ TK 153: 20.000.000

Nợ TK 133: 2.000.000

Có TK 111: 22.000.000

D.      Nợ TK 153: 2.000.000

Nợ TK 133: 20.000.000

Có TK 111: 22.000.000

3.Những thứ dùng để cung cấp nhiệt năng trong quá trình sản xuất kinh doanh gọi là:

  1. Nguyên liệu, vật liệu chính
  2. Nguyên liệu, vật liệu phụ
  3. Phụ tùng thay thế
  4. Nhiên liệu

4.Bao bì đóng gói sản phẩm, phế liệu thu hồi được trong quá trình thanh lý tài sản được gọi là:

  1. Phụ tùng thay thế
  2. Vật liệu khác
  3. Thiết bị xây dựng cơ bản
  4. Vật kết cấu

5.Giá nhập kho đối với vật liệu nhận viện trợ, biếu tặng:

  1. Giá nhập kho = Giá mua trên ghi hợp đồng + CP thu mua
  2. Giá nhập kho = Giá thỏa thuận + CP tiếp nhận
  3. Giá nhập kho = Giá thị trường tương đương + CP tiếp nhận
  4. Giá trị ước tính có thể sử dụng

6.Đặc điểm của phương pháp nhập sau – xuất trước ( LIFO):

  1. Vật liệu nào nhập trước thì xuất trước
  2. Sau mỗi lần nhập phải tính lại đơn giá bình quân
  3. Phương pháp này thích hợp trong trường hợp giá cả ổn định hoặc có xu hướng giảm
  4. Phương pháp này thích hợp trong các trường hợp lạm phát

7.Nếu hàng về thiếu hụt so với hoá đơn, căn cứ vào hoá đơn phiếu nhập, biên bản kiểm nhận, kế toán ghi:

  1. Có TK 111, 112, 141, 311, 331
  2. Có TK 138( 1381)
  3. Có TK 338(3381)
  4. Có TK 331

8.Tài khoản dùng để phản ánh số kết chuyển giá trị các hàng hoá tồn đầu kỳ và cuối kỳ:

  1. 151
  2. 152
  3. 153
  4. 156

9.Phương pháp áp dụng đối với công cụ dụng cụ xuất dùng có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài, việc xuất dùng không đều đặn giữa các tháng…đây là phương pháp:

  1. Phương pháp phân bổ 1 lần
  2. Phương pháp phân bổ 2 lần
  3. Phương pháp phân bổ dần
  4. Phương pháp phân bổ trực tiếp

10.Khi xuất dùng công cụ, dụng cụ, căn cứ phiếu xuất kho, kế toán tính ra giá thực tế xuất kho ghi:

  1. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 153
  2. Nợ TK 142 , 242 Có TK 153
  3. Nợ TK 627, 641, 642 Có TK 142, 242
  4. Nợ TK138, 111, 334 Có TK 611

11.Hình thức tiền lương sản phẩm gồm, NGOẠI TRỪ:

  1. Trả lương t;heo sản phẩm trực tiếp
  2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
  3. Trả lương theo sản phẩm tập thể
  4. Trả lương theo sản phẩm cá nhân xuất sắc

12.Tiền lương còn nợ người lao động đầu tháng: 19.000. Trong tháng phát sinh nghiệp vụ xuất quỹ tiền mặt trả lương còn nợ kỳ trước cho người lao động là 16.000, số còn lại tạm giữ vì người lao động đi vắng chưa lĩnh. Kế toán hạch toán:

A.       Nợ TK 334: 19.000

Có TK 111: 16.000

Có TK 338: 3.000

B.       Nợ TK 334: 16.000

Có TK 111: 19.000

Có TK 338: 3.000

C.       Nợ TK 334: 19.000

Nợ TK 111: 16.000

Có TK 338: 3.000

D.       Nợ TK 334: 16.000

Nợ TK 111: 19.000

Có TK 338: 3.000

13.Phản ánh số tiền lương của người lao động chưa lĩnh cuối tháng, kế toán ghi:

  1. Nợ TK 632 Có TK 155, 156
  2. Nợ TK 334 Có TK 111, 112
  3. Nợ TK 334 Có TK 338
  4. Nợ TK 335 Có TK 334

14.Tính trợ cấp BHXH phải trả công nhân viên trong trường hợp công nhân viên bị ốm đau, thai sản, kế toán ghi:

  1. Nợ TK 338 Có TK 111, 112
  2. Nợ TK 338 Có TK 334
  3. Nợ TK 111, 112 Có TK 338
  4. Nợ TK 334 Có TK 338

15.Thông thường việc trả lương cho người lao động trong các DN hiện nay được tiến hành theo ……. kỳ trong tháng:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

16.Mức 200% áp dụng đối với giờ làm thêm vào:

  1. Ngày thường
  2. Ngày nghỉ lễ
  3. Ngày nghỉ hàng tuần
  4. Không được áp dụng

17.Đối với thời gian làm đêm (từ 22h đến 6h sáng đối với các tỉnh phía Bắc, 21h-5h đối với các tỉnh phía Nam) thì người làm đêm được hưởng khoản phụ cấp làm đêm. Khoản phụ cấp này được tính bằng:

  1. Tiền lương giờ thực trả x 100% x số giờ làm đêm
  2. Tiền lương giờ thực trả x 110% x số giờ làm đêm
  3. Tiền lương giờ thực trả x 120% x số giờ làm đêm
  4. Tiền lương giờ thực trả x 130% x số giờ làm đêm

18.Hình thức được áp dụng để trả lương cho công nhân làm các công việc phục vụ sản xuất ở các bộ phận (phân xưởng) sản xuất gọi là:

  1. Trả lương theo sản phẩm trực tiếp
  2. Trả lương theo sản phẩm gián tiếp
  3. Trả lương theo sản phẩm luỹ tiến
  4. Trả lương khoán gọn theo sản phẩm cuối cùng

19.Theo chế độ hiện hành, hàng tháng doanh nghiệp tiến hành trích lập quỹ BHXH theo tỷ lệ …….. trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng:

  1. 4,5%
  2. 8%
  3. 26%
  4. 18%

20.Theo chế độ hiện hành, quỹ BHYT được trích theo tỷ lệ 4,5% trên tổng số tiền lương cơ bản phải trả công nhân viên trong tháng, trong đó 1,5% tính vào:

  1. Trừ vào lương của người lao động
  2. Tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của các đối tượng sử dụng lao động
  3. Nộp lên cơ quan quản lý quỹ Bảo hiểm để chi trả các trường hợp nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động
  4. Được trích lập để phục vụ chi tiêu cho hoạt động của tổ chức công đoàn nhằm chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động

21.Các tài sản được ghi nhận là tài sản cố định phải thoả mãn tiêu chuẩn:

  1. Có giá trị từ 10.000.000đ trở lên
  2. Có giá trị từ 15.000.000đ trở lên
  3. Có giá trị từ 20.000.000đ trở lên
  4. Có giá trị từ 30.000.000đ trở lên

22.Để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định thì công tác quản lý TSCĐ phải tuân thủ ….. nguyên tắc chủ yếu:

  1. 2
  2. 3
  3. 4
  4. 5

23.Tài sản nào dưới đây KHÔNG thuộc tài sản cố định vô hình:

  1. Bằng phát minh sáng chế
  2. Thiết bị truyền dẫn
  3. Phần mềm máy vi tính
  4. Quyền sử dụng đất

24.Tài sản mà bên cho thuê có sự chuyển giao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với quyền sở hữu tài sản cho bên thuê, đây là loại tài sản cố định:

  1. TSCĐ tự có
  2. TSCĐ huy động
  3. TSCĐ thuê hoạt động
  4. TSCĐ thuê tài chính

25.Xuất phát từ nguyên tắc quản lý tài sản cố định, TSCĐ được đánh giá theo các chỉ tiêu sau, NGOẠI TRỪ:

  1. Khấu hao TSCĐ
  2. Nguyên giá TSCĐ
  3. Giá trị hao mòn TSCĐ
  4. Giá trị còn lại TSCĐ

26.Nguyên giá của tài sản cố định chỉ thay đổi khi:

  1. Xây mới TSCĐ
  2. Được tặng TSCĐ
  3. Tháo dỡ một số bộ phận của TSCĐ
  4. Đem biếu tặng TSCĐ

27.Khi thanh lý, nhượng bán, bàn giao, điều chuyển tài sản cố định,…đồng thời với việc ghi giảm nguyên giá TSCĐ, kế toán ghi giảm hao mòn TSCĐ:

  1. Nợ TK 353(3)          Có TK 214
  2. Nợ TK 811, 136/ Nợ TK 214                 Có TK 211, 213
  3. Nợ TK 6424                  Có TK 214
  4. Nợ TK 632                     Có TK 214

28.Ngày 05/8, một doanh nghiệp mua 1 tài sản cố định sử dụng ở bộ phận sản xuất, theo hợp đồng giá trị gia tăng giá mua là 180.000.000, thuế GTGT là 10%, chưa thanh toán cho người bán, dự định sẽ thanh toán bằng tiền mặt. Kế toán hạch toán:

A.       Nợ TK 211: 18.000.000

Nợ TK 133: 180.000.000

Có TK 331: 198.000.000

B.       Nợ TK 211: 180.000.000

Nợ TK 133: 18.000.000

Có TK 331: 198.000.000

C.       Nợ TK 211: 18.000.000

Nợ TK 133: 180.000.000

Có TK 111: 198.000.000

D.      Nợ TK 211: 18.000.000

Nợ TK 133: 18.000.000

Có TK 111: 198.000.000

29.Giá trị còn lại của tài sản cố định được tính:

  1. Giá trị còn lại =  Giá trị hao mòn TSCĐ – Nguyên giá của TSCĐ
  2. Giá trị còn lại =  Khấu hao – Nguyên giá của TSCĐ
  3. Giá trị còn lại =  Nguyên giá của TSCĐ – Khấu hao TSCĐ
  4. Giá trị còn lại =  Nguyên giá của TSCĐ – Giá trị hao mòn TSCĐ

30.Ý đúng về hao mòn:

  1. Là sự phân bổ có 1 cách có hệ thống giá trị
  2. Là một biện pháp chủ quan của con người nhằm thu hồi số vốn đã đầu tư vào TSCĐ.
  3. Là một hiện tượng khách quan
  4. Chỉ tính toán đối với những TSCĐ tham gia vào hoạt động SXKD

31.Chi phí là:

  1. Là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật hoá
  2. Sự giảm đi thuần tuý các loại vật tư, tài sản, tiền vốn của doanh nghiệp, bất kể nó được đích vào mục đích gì
  3. Là cơ sở phát sinh của chi tiêu
  4. Không có chi phí thì không có chi tiêu

32.Phân loại chi phí sản xuất theo công dụng chi phí:

  1. Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp
  2. Chi phí nhân công gián tiếp
  3. Chi phí sản xuất chung
  4. Chi phí mua công cụ dụng cụ

33.Những chi phí mà tổng số không thay đổi khi có sự thay đổi về mức độ hoạt động của đơn vị, được gọi là:

  1. Chi phí thời kỳ
  2. Chi phí bất biến
  3. Chi phí sản phẩm
  4. Chi phí nguyên vật liệu

34.Nhiệm vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, NGOẠI TRỪ:

  1. Xác định đối tượng kế toán tập hợp chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành phù hợp với đặc thù của doanh nghiệp và yêu cầu công tác quản lý
  2. Tổ chức hạch toán các tài khoản kế toán để hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm phù hợp với phương pháp kế toán hàng tồn kho mà doanh nghiệp đã lưạ chọn
  3. Tổ chức đánh giá khối lượng sản phẩm dở dang khoa học, hợp lý, xác định giá thành và hạch toán giá thành sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác
  4. Kiểm tra và tính toán khối lượng sản phẩm được sản xuất trong kỳ một cách đầy đủ và chính xác

35.Căn cứ để xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:

  1. Căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi phí
  2. Căn cứ vào đặc điểm phát sinh chi tiêu
  3. Căn cứ vào địa điểm sản xuất của doanh nghiệp
  4. Căn cứ vào đặc điểm của lực lượng lao động trong doanh nghiệp

36.Trường hợp công cụ, dụng cụ thuộc loại phân bổ dần thì phân bổ chi phí trong kỳ, kế toán ghi:

  1. Nợ TK 621 Có TK 152,153
  2. Nợ TK 621 Có TK 111,112,141,331
  3. Nợ TK 621 Có TK 142 (1421)
  4. Nợ TK 154 Có TK 621

37.Trích các khoản trên lương theo quy định của nhà nước, kế toán ghi:

  1. Nợ TK 622 Có TK 333
  2. Nợ TK 622 Có TK 334
  3. Nợ TK 622 Có TK 335
  4. Nợ TK 622 Có TK 338 (3382, 3383, 3384)

38.Cuối tháng kết chuyển chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung, kế toán ghi:

  1. Nợ TK 632 Có TK 154
  2. Nợ TK 154 Có TK 621,622,627
  3. Nợ TK 811            Có TK 154
  4. Nợ TK 154 Có TK 632

39.Tài khoản 627 là:

  1. Chi phí sản xuất chung
  2. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
  3. Chi phí nhân công trực tiếp
  4. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang

40.Căn cứ để tính giá thành, NGOẠI TRỪ:

  1. Căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất
  2. Căn cứ vào qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm
  3. Căn cứ vào nguyên liệu làm ra sản phẩm
  4. Căn cứ vào đặc điểm của sản phẩm

 

 

 

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

        DUYỆT ĐỀ                                                                     GIẢNG VIÊN RA ĐỀ

(Ký và ghi rõ họ tên)                                                                 (Ký và ghi rõ họ tên)

                                                                                                                                                 

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

5/5 - (100 bình chọn)

ĐĂNG KÝ TRỰC TUYẾN


    Họ và tên


    Điện thoại


    Email


    Trường tốt nghiệp gần nhất


    Xét tuyển theo


    Hệ đào tạo


    Chuyên ngành


    Hệ cam kết đào tạo


    Địa chỉ liên hệ


    Địa điểm nộp hồ sơ và học tập


    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

    error: Content is protected !!