Đề số 29-ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ-Kinh tế vi mô-IL0029

ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KỲ
MÃ ĐỀ: IL0029

MÔN:  KINH TẾ VI MÔ
Ngành: Kế Toán Doanh Nghiệp                                                Thời gian: 90 phút

 (Trình độ trung cấp  )

Hướng đẫn bổ sung :

·        Học viên tải mẫu giấy làm bài về theo mẫu được cung cấp

(Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

1.Mức thỏa mãn mà người tiêu dùng nhận được qua việc tiêu dùng 1 sản phẩm được gọi là :

  1. Tổng độ thỏa dụng (TU)
  2. Thỏa dụng biên (MU)
  3. Độ thỏa dụng (U)
  4. Giá bán (P)

2.Cái gì được xem là độ thỏa dụng tăng thêm khi sử dụng thêm 1 sản phẩm:

  1. Tổng độ thỏa dụng (TU)
  2. Thỏa dụng biên (MU)
  3. Độ thỏa dụng (U)
  4. Giá bán (P)

3.Cho hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng như sau: TU = 2XY. Giá của 1 sản phẩm X, Y là PX = 2; PY = 4. Người tiêu dùng có tổng thu nhập là 40. Viết phương trình đường ngân sách:

  1. 2X + 4Y = 40
  2. 4X + 2Y = 40
  3. 2X + 4Y = 2XY
  4. 4X + 2Y = 2XY

4.Cho hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng như sau: TU = 2XY. Giá của 1 sản phẩm X, Y là PX = 2; PY = 4. Người tiêu dùng có tổng thu nhập là 40. Xác định số lượng sản phẩm người tiêu dùng mua để thỏa mãn tối đa nhu cầu:

  1. X=5; Y=10
  2. X=10; Y=5
  3. X=2; Y=4
  4. X=4; Y=2

5.Cho hàm tổng lợi ích của người tiêu dùng như sau: TU = 2XY. Giá của 1 sản phẩm X, Y là PX = 2; PY = 4. Người tiêu dùng có tổng thu nhập là 40. Xác định tổng thỏa dụng:

  1. TU = Max
  2. TU = Min
  3. TU = 100
  4. TU = 50

6.Nội dung nào dưới đây phản ánh về nội dung tổng thỏa dụng (TU):

  1. Là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng nhận được khi sử dụng 1 sản phẩm.
  2. Là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng nhận được khi sử dụng một vài số lượng sản phẩm.
  3. Là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng nhận được khi sử dụng thêm 1 sản phẩm.
  4. Là mức độ thỏa mãn của người tiêu dùng nhận được khi sử dụng tổng số lượng sản phẩm.

7.Công thức nào dưới đây để tính thỏa dụng biên (MU):

  1. MU = d(TC)
  2. MU = d(TU)
  3. MU = d(TR)
  4. MU = d(Q)

8.Cho hàm hữu dụng của 1 người tiêu dùng đối với hàng hóa X và Y như sau:
TUx = -1/2X2+2X; TUy = -1/5Y2+10Y. Hữu dụng biên của hai sản phẩm này là:

  1. MUx= -X+2; MUy= -2/5Y+10
  2. MUx= X+2; MUy= 2/5Y+10
  3. MUx= -1/2X+2; MUy= -2/5Y+10
  4. MUx= -X+10; MUy= -2/5Y+2

9.Đặc điểm của đường bàng quang, NGOẠI TRỪ:

  1. Đường cong lõm
  2. Các đường bàng quang không bao giờ cắt nhau
  3. Đường bàng quan xa trục toạ độ lợi ích càng nhỏ
  4. Là tập hợp các cách kết hợp khác nhau của tập hợp hàng hoá mà người tiêu dùng mua cho cùng một mức lợi ích

10.Theo quy luật hữu dụng biên thì sản phẩm đầu tiên luôn có độ thỏa dụng:

  1. Thấp nhất
  2. Cao nhất
  3. Trung bình
  4. Không thỏa dụng

11.Cho hàm tổng hữu dụng TU = (X-2)Y và phương án tiêu dùng tối ưu là X=22; Y=5. Vậy tổng hữu dụng là:

  1. TU = 64
  2. TU = 96
  3. TU = 90
  4. TU = 100

12.Độ dốc đường bàng quan phản ánh:

  1. Sự ưa thích có tính bắc cầu
  2. Sự ưa thích là hoàn chỉnh
  3. Tỷ lệ thay thế giữa 2 hàng hóa
  4. Tỷ giá giữa 2 sản phẩm

13.Khái niệm về đường đẳng ích:

  1. Là tập hợp các cách kết hợp khác nhau
  2. Giữa 2 hay nhiều sản phẩm
  3. Người tiêu dùng mua ở cùng một mức lợi ích
  4. Tất cả ý trên

14.Kinh tế thực chứng nhằm:

  1. Mô tả và giải thích các hiện tượng, vấn đề kinh tế 1 cách khách quan có cơ sở khoa học
  2. Đưa ra những lời chỉ dẫn hoặc những quan điểm chủ quan của cá nhân
  3. Mô tả và giải thích các hiện tượng vấn đề kinh tế một cách chủ quan
  4. Giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định kinh doanh hiệu quả

15.Nội dung nào dưới đây thuộc lĩnh vực kinh tế vĩ mô:

  1. Tỷ lệ thất nghiệp ở các nước rất cao
  2. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn 1991-1997 ở Việt Nam khoảng 8,5%
  3. Tỷ lệ lạm phát ở Việt Nam dưới 15% mỗi năm trong giai đoạn 1993-1997
  4. Tất cả câu trên

16.Điểm nằm trong đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) là mức sản lượng nền kinh tế:

  1. Không thể sản xuất được
  2. Sản xuất có hiệu quả
  3. Sản xuất không hiệu quả
  4. Sản xuất ngắn hạn

17.Vấn đề nào sau đây thuộc kinh tế chuẩn tắc:

  1. Người già và trẻ em nên được trợ cấp y tế
  2. Mức tăng trưởng GDP ở VN năm 2003 là 7,4%
  3. Tỷ lệ lạm phát ở VN năm 2003 là 3%
  4. Giá dầu thế giới tăng 3 lần giữa năm 1973 và 1974.

18.Đặc điểm đường cầu hàng hóa trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo:

  1. Là đường cong hướng lên
  2. Là đường cong hướng xuống
  3. Là đường thẳng ngang với mức giá P thị trường
  4. Là đường thẳng vuông góc với mức giá P thị trường

19.Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, doanh thu biên (MR) có đặc điểm:

  1. MR = MC
  2. MR = P
  3. MR = Q
  4. MR = TR

20.Đặc điểm đường cầu hàng hóa trong thị trường cạnh tranh độc quyền:

  1. Đường thẳng nằm ngang
  2. Đường thẳng vuông góc
  3. Đường cầu nghiêng xuống về phía bên trái
  4. Đường cầu nghiêng xuống về phía bên phải

21.Khi giá thấp hơn chi phí trung bình, doanh nghiệp sẽ:

  1. Đóng cửa
  2. Tăng giá sản phẩm
  3. Giảm giá sản phẩm
  4. Không thay đổi

22.Điều kiện để tối đa hóa lợi nhuận:

  1. MR = TR
  2. MR = TC
  3. MR = MC
  4. MR = Q

23.Hàm cầu và hàm cung của một hàng hóa như sau: QD = -5P+50; QS = 3P+10. Giá và sản lượng cân bằng:

  1. P=4; Q=16
  2. P = 5; Q = 25
  3. P = 5; Q = 10
  4. P = 4; Q = 12

24.Hàm cầu và hàm cung của một hàng hóa như sau: QD = -5P+50; QS = 3P+10. Độ co giãn của cầu theo giá và cung theo giá tại điểm cân bằng là:

  1. ED = -1; ES = 0,6
  2. ED = -1; ES = 0,5
  3. ED = 1; ES = -0,6
  4. ED = 1; ES = -0,5

25.Hàm cầu và hàm cung của một hàng hóa như sau: QD = -5P+50; QS = 3P+10. Giả sử chính phủ quy định giá trần Pmax=3 sẽ gây ra hiện tượng:

  1. Dư thừa 18 đơn vị hàng hóa
  2. Dư thừa 20 đơn vị hàng hóa
  3. Thiếu hụt 18 đơn vị hàng hóa
  4. Thiếu hụt 20 đơn vị hàng hóa

26.Giá cả của hàng X và Y lần lượt là Px=3, Py=5. Thu nhập của 1 người tiêu dùng là I=60. Phương trình đường ngân sách trong trường hợp này là:

  1. 60 = 3X+5Y
  2. Y = -0,6X+12
  3. 60 = 5X+3Y
  4. Cả a và b đều đúng

27.Lượng cầu và lượng cung thị trường về sản phẩm X được xác định bởi hàm số:
QD = -P+50; QS = P-10. Nếu chính phủ ấn định giá tối thiểu P=35 trên thị trường sẽ dẫn đến tình trạng:

  1. Thiếu hụt
  2. Dư thừa
  3. Cân bằng
  4. Không xác định

28.Một người có lượng cầu về khoai tây thay đổi theo thu nhập như sau: I1=500.000đ; Q1=2kg và khi thu nhập thành I2=350.000đ; Q2=3kg. Vậy đối với người này khoai tây thuộc nhóm hàng:

  1. Hàng xa xỉ
  2. Hàng thông thường
  3. Hàng cấp thấp
  4. Hàng thiết yếu

29.Hàm số cầu của 1 hàng hóa là tương quan giữa:

  1. Lượng cầu hàng hóa đó với giá cả của nó
  2. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số hữu dụng
  3. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số chi tiêu của người tiêu dùng
  4. Lượng cầu hàng hóa đó với tổng số doanh thu của người bán

30.Quy luật cung chỉ ra rằng:

  1. Sự gia tăng cầu dẫn đến sự gia tăng của cung
  2. Có mối quan hệ nghịch giữa cung và giá cả
  3. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng ít hơn với mức giá cao hơn
  4. Nhà sản xuất sẵn sàng cung ứng nhiều hơn với mức giá cao hơn

31.Nếu Nam sẵn sàng bỏ ra 16 ngàn để mua 1 ly bia thứ nhất, 10 ngàn cho ly bia thứ 2, 7 ngàn cho ly bia thứ 3. Trong khi mức giá phải trả cho 1 ly bia là 7 ngàn, thì thặng dư tiêu dùng của Nam là:

  1. 9 ngàn
  2. 10 ngàn
  3. 12 ngàn
  4. 15 ngàn

32.Hiện tượng nào sau đây không gây ra sự dịch chuyển đường cầu:

  1. Sự giảm sút của thu nhập người tiêu dùng
  2. Sự thay đổi giá bán của bản thân mặt hàng đó
  3. Sự gia tăng giá mặt hàng thay thế
  4. Sự gia tăng giá mặt hàng bổ sung

33.Khi LMC < LAC thì:

  1. LAC tăng
  2. LAC giảm
  3. LAC cực đại
  4. LAC cực tiểu

34.Cho hàm tổng chi phí của xí nghiệp như sau: TC=Q2 + 2Q + 50. Hàm chi phí cố định (FC) của xí nghiệp là:

  1. Q2 + 50
  2. 2Q + 50
  3. Q2 + 2Q
  4. 50

35.Phương trình đường đẳng phí có dạng:

  1. TC = K.PK + L.PL
  2. TC = K.PL + L.PK
  3. TC = K.MPK + L.MPL
  4. TC = K.MPL + L.MPK

36.Chi phí biên là:

  1. Chi phí tăng thêm khi sử dụng thêm 1 đơn vị yếu tố sản xuất
  2. Chi phí tăng thêm khi sử dụng 1 sản phẩm
  3. Chi phí tăng thêm trong tổng chi phí khi sản xuất thêm 1 đơn vị sản phẩm
  4. Là độ dốc của đường tổng doanh thu

37.Cho một hàm số cung và hàm số cầu thị trường củ một loại hàng hóa: (D): P=-1/2Q+20; (S) P=Q+5. Xác định giá và sản lượng cân bằng:

  1. P=10; Q=15
  2. P=15; Q=10
  3. P=20; Q=5
  4. P=5; Q=20

38.Cho một hàm số cung và hàm số cầu thị trường củ một loại hàng hóa: (D): P=-1/2Q+20; (S) P=Q+5. Thặng dư tiêu dùng (CS) là:

  1. 25
  2. 50
  3. 75
  4. 150

39.Cho một hàm số cung và hàm số cầu thị trường củ một loại hàng hóa: (D): P=-1/2Q+20; (S) P=Q+5. Thặng dư sản xuất (PS) là:

  1. 25
  2. 50
  3. 75
  4. 150

40.Lý thuyết sản xuất trong ngắn hạn có 2 yếu tố K và L, nội dung nào dưới đây đúng:

  1. L cố định
  2. K biến đổi
  3. K cố định
  4. Ý khác

41.Khi chi phí biên (MC) bằng chi phí trung bình (AC), thì chi phí trung bình (AC):

  1. Tăng dần
  2. Giảm dần
  3. Cực đại
  4. Cực tiểu

42.Khi chi phí biên (MC) lớn hơn chi phí biến đổi trung bình (AVC), thì chi phí biến đổi trung bình (AVC):

  1. Tăng
  2. Giảm
  3. Cực tiểu
  4. Cực đại

43.Quy mô sản xuất tối ưu là quy mô sản xuất có hiệu quả nhất trong tất cả các quy mô sản xuất mà doanh nghiệp có thể thiết lập. Đó là quy mô sản xuất tiếp xúc với đường LAC tại điểm ………. của 2 đường:

  1. Giá cân bằng
  2. Sản lượng cân bằng
  3. Cực tiểu
  4. Cực đại

44.Giá trần (giá tối đa) luôn dẫn tới:

  1. Sự gia nhập ngành
  2. Sự cân bằng thị trường
  3. Sự dư thừa hàng hóa
  4. Sự thiếu hụt hàng hóa

45.Khi giá hàng Y là Py=4 thì lượng cầu hàng X là Qx=10. Khi Py=6 thì Qx=12, với các yếu tố khác không đổi kết luận X và Y là 2 sản phẩm:

  1. Bổ sung nhau
  2. Thay thế nhau
  3. Vừa thay thế vừa bổ sung
  4. Không liên quan

46.Đường cung của sản phẩm Y thay đổi khi, NGOẠI TRỪ:

  1. Giá của sản phẩm Y tăng
  2. Công nghệ sản xuất phát triển
  3. Chính phủ áp thuế lên sản phẩm Y
  4. Thu nhập của người tiêu dùng thay đổi

47.Độ co giãn của đường cầu (ED) bằng:

  1. Tỷ lệ giữa giá/sản lượng
  2. Tỷ lệ giữa sản lượng/giá
  3. Tích của độ dốc và tỉ số sản lượng/giá
  4. Tích của độ dốc và tỉ số giá/sản lượng

48.Nếu tổng hệ số co giãn (α + β) > 1:

  1. Có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào nhỏ hơn % tăng sản lượng đầu ra
  2. Có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào lớn hơn % tăng sản lượng đầu ra
  3. có nghĩa là % tăng các yếu tố đầu vào bằng % tăng sản lượng đầu ra
  4. ý khác

49.Trong ngắn hạn, hàm sản xuất sẽ phụ thuộc vào:

  1. Nguồn vốn
  2. Số lượng lao động
  3. Cả a và b đều đúng
  4. Cả a và b đều sai

50.Các nhân tố ảnh hưởng tới hệ số co giãn của cầu theo giá:

  1. Sự sẵn có của hàng hóa thay thế
  2. Tính chất của hàng hóa
  3. Tỷ lệ ngân sách dành cho hàng hóa
  4. Tất cả đều đúng

—————HẾT——————–

(Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm)

Note: Học viên đăng kí học tại trường hoặc cần lấy link tải đề vui lòng liên hệ thầy/cô đang hỗ trợ để được hướng dẫn làm bài Hoặc gửi email về: phongdaotaoilearning@gmail.com

Chúc các bạn hoàn thành tốt môn học.

Trân Trọng,

5/5 - (100 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Content is protected !!